Lễ hội truyền thống An Giang có nhiều phong tục, hoạt động đặc sắc, ý nghĩa thu hút rất nhiều khách du lịch mỗi năm. Mời bạn cùng tìm hiểu 7 lễ hội truyền thống An Giang sau có gì đặc biệt nhé!
1Lễ hội của dân tộc Khmer ở An Giang
Lễ Đôlta và hội đua bò Bảy Núi
Lễ Đôlta của đồng bào dân tộc Khmer là một trong những lễ hội quan trọng, diễn ra từ 29/8 đến ngày 1/9. Lễ Đôlta có ý nghĩa như lễ Vu Lan của người Kinh, là dịp để mọi người tưởng nhớ, cầu phúc cho linh hồn của ông bà, tổ tiên.
Người Khmer sẽ lên chùa cúng chư tăng, dâng lễ cúng và cầu mong những điều may mắn cho gia đình. Lễ hội này còn gắn với hội đua bò bảy Núi đặc sắc, thu hút sự chú ý của người địa phương và du khách.
Chol Chnam Thmay – Lễ hội truyền thống An Giang
Lễ hội Chol Chnam Thmay được xem như ngày Tết của người Khmer. Lễ hội diễn ra theo lịch riêng của người dân tộc này, thường rơi vào khoảng 14/4 đến 16/4 dương lịch.
Vào những ngày đầu năm mới của người Khmer, họ sẽ mặc những bộ đồ truyền thống nhiều màu sắc, tắm nước thơm, quét dọn và mua sắm chuẩn bị đón Tết. Bên cạnh đó, người Khmer còn lên chùa cầu phúc, chơi các trò chơi dân gian như múa trống, thả diều, múa nến, đốt pháo thăng thiên, chơi đánh quay lửa…
2Lễ hội truyền thống An Giang của người Kinh
Lễ hội đình Châu Phú
Lễ hội đình Châu Phú được tổ chức từ 9/5 – 11/5 Âm lịch hằng năm. Lễ hội diễn ra tại đình thần Châu Phú, là nơi thờ Thành hoàng Nguyễn Hữu Cảnh. Ông là người đã có công khai hoang mảnh đát Nam Bộ.
Lễ hội đình Châu Phú vừa để ghi nhớ công ơn những người đã có công khai hoang vùng đất vừa cầu mong bình an, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Lễ hội miếu Bằng Lăng
Hằng năm, lễ hội miếu Bằng Lăng được tổ chức từ ngày 15/3 đến 16/3 âm lịch tại miếu Bằng Lăng. Lễ hội có quy mô không quá lớn những cũng là một nét văn hóa đặc sắc của vùng Chợ Vàm, An Giang.
Lễ hội đền Bảo Sanh
Lễ hội đền Bảo Sanh là một lễ hội của xã Long Sơn, huyện Tân Phú, An Giang. Lễ được tổ chức vào ngày 15/1 Âm lịch. Người dân ở đây tôn thờ ông Lào Yá (hay Lão Gia) và tin ông là vị thần cứu giúp chúng sinh.
Lễ hội Kỳ Yên tại đình thần Thoại Ngọc Hầu
Lễ hội Kỳ Yên diễn ra tại Đình Thoại Ngọc Hầu ở Thoại Sơn trong khoảng 3 ngày từ ngày 9/4 đến 11/4 âm lịch mỗi năm. Lễ hội là dịp tỏ lòng biết ơn và kính trọng của người dân An Giang đối với ông Thoại Ngọc Hầu và các danh thần, những người đã đóng góp vào việc đào kênh Vĩnh Tế, giúp cung cấp nước cho ruộng đồng và hỗ trợ người nông dân trong việc canh tác lúa nước.
Lễ hội truyền thống tại đình Thoại Ngọc Hầu bắt đầu bằng nghi thức rước bia tưởng niệm quanh đền. Sau đó, người đại diện tiếp tục các nghi thức như đọc thỉnh sắc thần, dâng hương, và thực hiện các buổi bái lạy. Sau phần lễ truyền thống, diễn ra phần hội với những tiết mục nghệ thuật độc đáo như múa lân sư rồng, hát bội, tạo nên không khí tưng bừng và náo nhiệt.
Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ núi Sam
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam là một trong những lễ hội quan trọng ở vùng đất Bảy Núi, thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi đến tham gia dâng lễ và chiêm bái. Thời gian diễn ra lễ hội kéo dài từ ngày 22/4 đến ngày 27/4 theo âm lịch.
Trong khuôn khổ lễ hội, du khách sẽ được trải nghiệm những nghi thức truyền thống như lễ rước tượng Bà Chúa từ núi Sam về miếu, lễ tắm tượng Bà, lễ thỉnh sắc thần ông, lễ Túc Yết, lễ Chánh Tế, và lễ Hồi Sắc, được tổ chức một cách trang trọng. Hai ngày đầu tiên của lễ hội tập trung vào nghi lễ, trong khi hai ngày sau mang đến các hoạt động giải trí dân gian hấp dẫn, để mọi người có cơ hội tham gia vào không khí vui tươi của lễ hội.
Trên đây là 7 lễ hội truyền thống An Giang đặc sắc, mang nhiều ý nghĩa mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.