Những cánh đồng muối trắng không chỉ là cảnh quan nhân tạo tuyệt đẹp mà còn mang những giá trị văn hoá, giá trị lao động của người dân vùng ven biển.
- Rome – Kiệt tác vĩnh hằng
- Trữ tình Đà Lạt mùa sim tím
- Hà Nội mùa thu êm đềm
Bên cạnh cảnh quan đẹp, việc làm muối cũng là một nét văn hóa đặc trưng của các vùng ven biển. Người làm muối phải đưa nước từ biển vào cánh đồng, đợi đến khi muối kết tinh khô, sau đó xử lý, thu gom và đóng gói muối để bán. Đây là một công việc đòi hỏi sự tận tâm và kiên trì.
Những hạt muối mặn mòi vị của biển, và cũng mặn chát vị mồ hôi. Giữa cái nắng chói chang, những con người miền biển gồng mình gánh những gánh muối nặng trĩu với sự lạc quan, vượt lên cái nhọc nhằn, vất vả của cái “nghề”.
“Tay bưng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.”
Bộ ảnh cánh đồng muối được chụp bởi nhiếp ảnh trẻ Đỗ Minh Tân, một người con của vùng đất Bến Tre.
Bộ ảnh được chụp tại Bảo Thạnh, Ba Tri – xã có diện tích làm muối lớn nhất ở Bến Tre.
Nơi đây có hàng trăm hộ dân đã gắn chặt đời mình với nghề làm muối theo phương thức “cha truyền con nối”.
Nghề làm muối ở Bảo Thạnh tập trung từ tháng 10 đến tháng 3 âm lịch, người dân ở đây còn gọi là mùa khô.
Nước mặn từ của biển Hàm Luông sẽ được dẫn vào các “ khuôn muối” .
Sau đó nước sẽ được di chuyển luân phiên của các khuôn và được các con lăn làm phẳng lì.
Dưới ánh nắng mặt trời, nước mặn sẽ bốc hơi và để lại muột hạt trên mặt ruộng, người dân sẽ cào lại từng đống và bán cho thương lái.
Nguồn: dulichvietnam.com.vn