Số lượng phụ nữ đi dã ngoại giờ đây đã tăng lên con số kỷ lục. Con số đó còn khuyến khích ngày càng nhiều phái nữ dám thử thách bản thân hơn. Cho dù lý do để khởi hành là gì, thì hầu hết đều coi một chuyến đi là cách nâng cao khả năng, làm giàu tâm hồn và thậm chí thay đổi cuộc sống. Cho dù đi một mình hay theo đoàn, chỉ trong 1 tuần hay hàng tháng, thì việc đi và trải nghiệm nhiều hơn, hiểu biết nhiều hơn thực sự quan trọng hơn việc bạn mang theo được những gì.
Dù bạn còn trẻ hay đã có tuổi, đi lần đầu hoặc đã là dân chuyên, bạn sẽ tìm được cảm hứng từ những người phụ nữ với đầy niềm đam mê dã ngoại. Sau đây là một số gợi ý giúp bạn chuẩn bị cho chuyến đi sắp tới của mình. Có rất nhiều mẹo có thể áp dụng cho cả nam và nữ, cũng có những lưu ý đặc biệt giúp chị em giải quyết các vấn đề thường gặp phải trong chuyến đi.
Nếu bạn chưa từng đi dã ngoại hoặc cần một vài lời nhắc cơ bản, tham khảo bài viết Mẹo đi dã ngoại cho người mới bắt đầu.
Cân nhắc đồ đạc mang theo
Bất kể bạn là nam hay nữ, bạn chắc chắn cần chuẩn bị hành trang kỹ lưỡng và đầy đủ, ít nhất là 10 trang bị cần thiết. Còn trong bài viết này, bạn hãy chuẩn bị cho mình những trang bị sau đây:
Đồ cắm trại và leo núi: Đảm bảo rằng ba lô của bạn đủ thoải mái, bạn biết cách dựng lều, có một chiếc đệm và túi ngủ chất lượng, biết cách sử dụng bếp dã ngoại và lọc nước. Đừng quên mang theo đồ sửa chữa cho các vật dụng trên. Có những loại ba lô và túi ngủ đặc biệt dành cho phụ nữ, khiến chị em cảm thấy vừa vặn và thoải mái hơn so với những loại dành cho nam giới hoặc cả hai giới.
Quần áo và giày: Hãy chắc chắn rằng bạn mang theo quần áo phù hợp với thời tiết cũng như nơi mà bạn sẽ đến. Loại quần lót nhanh khô là một gợi ý tốt vì chúng giúp bạn tránh nấm mốc và nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng giày và chân bạn được thoải mái. Để biết thêm nhiều mẹo hơn, hãy đọc các bài viết của chúng tôi về quần áo dã ngoại và cách chọn giày đi bộ.
Dụng cụ vệ sinh: Bên cạnh những đồ dùng cơ bản như dung dịch rửa tay và khăn cá nhân, chị em cần tính đến những dụng cụ vệ sinh chuyên biệt:
- Dụng cụ vệ sinh phụ nữ: Nhiều chị em đi dã ngoại thích sử dụng cốc nguyệt san vì có thể giảm thiểu lượng rác và lượng cân nặng dư thừa khi mang băng vệ sinh. Sẽ là một ý kiến hay nếu mang theo một “túi vệ sinh”, một túi đựng đồ siêu nhẹ hoặc túi khô có thể chứa các vật dụng vệ sinh chưa sửa dụng cùng với túi rác được khóa tách biệt. Để biết thêm thông tin, hãy đọc bài viết “Cẩm nang dã ngoại cho phụ nữ trong “ngày ấy” của chúng tôi.
- Phễu đi tiểu (Pee funnel): Bạn chuẩn bị đi dã ngoại vào một ngày lạnh hoặc trời mưa? Một chiếc phễu được thiết kế đặc biệt cho phép bạn có thể tiểu đứng, và nếu đã quen, bạn có thể sử dụng nó ngay trong lều vào buổi tối với một cái chai.
- Khăn vệ sinh (Pee rag): Một số người sử dụng một chiếc khăn bông thay vì giấy vệ sinh khi đi tiểu để tránh xả thêm rác. Buộc khăn bên ngoài ba lô để hong khô và cố gắng giặt sạch thường xuyên nếu có thể.
Các vật dụng an toàn
- Còi cứu hộ: có thể dùng để xua đuổi thú vật kẻ xấu cũng như kêu gọi sự giúp đỡ.
- Bình xịt gấu/Bình hơi cay: Rất tiện dụng khi bị gấu hoặc kẻ xấu tấn công.
- Nếu bạn đi dã ngoại một mình hoặc là đi đến những nơi hẻo lánh, bạn cũng có thể xem xét mang theo một máy định vị cá nhân (Personal Locator Beacon – PLB) có thể gửi tin nhắn qua vệ tinh để cập nhật tình hình mỗi ngày (hoặc vào thời gian đã đặt sẵn), hoặc gửi tín hiệu cầu cứu SOS nếu có chuyện không may xảy ra. Ngoài ra, trước khi đi, luôn để lại lộ trình chi tiết của bạn cho ai đó mà bạn tin tưởng.
Chuẩn bị tâm lý
Hãy nhớ rằng kiến thức là sức mạnh. Vì thế trước chuyến đi, hãy tìm hiểu thật kỹ và chuẩn bị sẵn về mặt tâm lý để giải quyết các tình huống có thể xảy ra sau đây:
Gặp người lạ: Những người đi xa dã ngoại thường khá thân thiện, hay giúp đỡ và hào phóng. Tuy nhiên nó không có nghĩa mọi chuyện đều sẽ tốt đẹp. Dưới đây là một số mẹo mà các chị em đi dã ngoại đã chia sẻ để trang bị khi cần tránh và đối mặt với những tình huống khó xử:
- Tránh cắm trại một mình, nhất là ở nơi hẻo lánh. Hãy cắm trại tại các khu đã được thiết lập hoặc không quá xa khu dân cư, chốt kiểm lâm.
- Tin vào sự can đảm của bạn. Nếu bạn gặp ai đó mà bạn cảm thấy khó tin, đừng cho rằng mình phải trả lời mọi câu hỏi về việc bạn đang đi đâu, làm gì,…Hãy thẳng thắn nói từ chối và rời đi. Nói với họ bạn còn phải đi thêm vài dặm nữa, hoặc là bạn đang vội và chào tạm biệt. Bước đi thật tự tin và dứt khoát.
- Đeo một con dao lớn, lưỡi cố định và có bao ở vị trí dễ thấy trên thắt lưng của bạn. Nó có thể khiến người khác phải nghĩ lại về việc quấy rầy bạn.
- Nếu bạn cảm thấy được an toàn với xịt cay tự vệ cá nhân thì hãy mang theo 1 bình.
- Đừng chần chừ sử dụng còi cứu hộ khi cần đến. Ba tiếng còi được coi là tín hiệu kêu cứu.
Gặp thú vật: Ở chỗ bạn đi có gấu hay báo không? Hãy học cách cất đồ ăn của bạn bằng các phương pháp chống gấu và những điều cần làm nếu bị thú tấn công. Chắc chắn là bạn phải mang theo 1 bình xịt gấu nếu bạn đang trong lãnh địa của chúng, và nhớ đi theo nhóm có ít nhất 3 người.
Đối với những mối nguy nhỏ hơn như rắn chẳng hạn, một lần nữa hãy tìm hiểu xem có loài vật có độc nào xung quanh không, làm thế nào để xác định chúng, làm sao để tránh và phải làm gì nếu gặp chúng hoặc bị cắn.
Bị lạc hoặc bị thương: Mang theo một bản đồ địa hình thật chi tiết, thiết bị GPS và la bàn, tất nhiên là học cách sử dụng chúng để khỏi bị lạc ngay khi mới lên đường. Hãy đọc bài viết của chúng tôi về đọc bản đồ địa hình và cách sử dụng compa. Trên chuyến đi đường dài, phải xác định trước các phương án dự phòng hoặc đường tắt, đề phòng bạn bị ốm hoặc bị thương và phải bỏ dở chuyến đi. Nếu bạn đi trên đường mòn và may mắn thì sẽ có ai đó dừng lại giúp đỡ bạn.
Cảm thấy đơn độc: Ở một mình trong suốt cả chuyến đi có thể là một thách thức, và cũng có thể là động lực lớn cho bạn. Bạn sẽ phải tự mình giải quyết những khó khăn, tự đưa ra quyết định cho mình mà thể nhờ ai cả. Nếu bạn thích đi dã ngoại cùng người khác – đặc biệt là người mới, hãy chọn một người bạn thân hoặc một người có cùng sở thích dã ngoại như bạn. Còn nếu bạn đi một mình, hãy lập nhóm với những người đi một mình khác. Và nếu được, một chú chó sẽ là một cộng sự tuyệt vời.
Chuẩn bị sức lực
Dành thời gian luyện tập kéo vật nặng khoảng 10 cân trên địa hình gồ ghề sẽ là một bài tập cực kỳ hiệu quả. Từ đầu đến chân, bạn sẽ cần tới sức mạnh kết hợp với luyện tập làm tăng nhịp tim và duy trì ở cường độ cao. Một kế hoạch luyện tập trước chuyến đi lý tưởng bao gồm các bài tập sau:
- Luyện tập tim mạch (đi bộ, đạp xe, luyện tập toàn thân,…)
- Tập đi bộ với ba lô nặng (tăng trọng lượng cho ba lô và độ dài đường đi theo thời gian để tăng cường thể lực)
- Tập thể lực để tăng cường sức mạnh và sức bền.
Ngoài ra, trước khi bắt đầu một chuyến đi dài, hãy tự thu thập kinh nghiệm từ những chuyến đi ngắn trong khoảng vài ngày trước đã. Đó là lúc bạn kiểm tra những lý thuyết đã học và thực hành trước khi thực hiện một chuyến phiêu lưu nhiều ngày.