Nếu bạn cùng lúc là một người đam mê leo núi và sở hữu một chú cún thì hai bạn có thể là những người bạn đường tuyệt vời của nhau. Tuy vậy, để có thể đưa chú cún đi cùng, người bạn đường này cần nhiều quan tâm và chăm sóc, đặc biệt là ở thời gian đầu. Hãy nhắc nhở bản thân điều này một khi quyết định, sau đó hãy đọc những lời khuyên dưới đây để có thể cùng chú cún của mình trở thành 2 nửa hoàn hảo trong chuyến hành trình.
- Chuẩn bị trước chuyến đi: Hãy xin lời khuyên từ bác sĩ thú y, thực hành các bài tập huấn luyện và các quy định trên đường, chọn hành trình phù hợp và huấn luyện sức chịu đựng cho cún.
- Túi đeo cho chú cún: Chọn loại vừa vặn, chú ý đến cả cân nặng và độ cồng kềnh của đồ đạc mang theo.
- Các trang bị khác: Chú cún sẽ được chăm sóc cẩn thận hơn nếu trang bị bạn mang theo tính cả phần của chú ta vào, như một chiếc lều rộng hơn hay bộ dụng cụ sơ cứu loại chuyên dụng.
- Dự trữ thực phẩm và nước: Việc này đặc biệt quan trọng trong các chuyến dã ngoại vì chú cún cần năng lượng để đi và thường cũng sẽ giúp bạn mang đống đồ này trên lưng.
- Cảnh giác với nguy hiểm dọc đường: Nghĩ về độ an toàn của nguồn nước cũng như nhiệt độ, sinh vật, thực vật và vi sinh vật tại vùng bạn đến.
CHUẨN BỊ TRƯỚC CHUYẾN ĐI
Tất nhiên, cún thường không quen mang theo đồ nặng trên mình cũng như hệ miễn dịch của chúng thường không được chuẩn bị để thích nghi với các điều kiện môi trường khác. Vì thế, bạn cần hiểu được chính xác khi nào cún sẵn sàng tham gia chuyến đi.
Ghé thăm bác sĩ thú y: Hỏi bác sĩ thú y những câu hỏi quan trọng trước khi bắt đầu chuyến đi:
- Cún của bạn có đủ khỏe mạnh? Hãy nhớ rằng bạn cần đợi nếu cún của bạn còn nhỏ cho tới khi hệ thống xương của chúng phát triển đầy đủ, thường là khoảng 1 năm và một vài tháng tùy theo kích cỡ và chủng loài.
- Cún của bạn có cần tiêm chủng hay uống thuốc phòng ngừa bệnh trước không? Trong khu vực thành thị, bạn không cần lo lắng cún nhiễm bệnh khi uống nước ao hồ nhưng câu chuyện không giống vậy khi đi đến các vùng hoang dã. Hãy hỏi bác sĩ các biện pháp phòng ngừa bệnh cho những vùng bạn dự định tới.
- Hệ miễn dịch của cún đã sẵn sàng? Dựa vào thực tế về mức độ phát triển của hệ thống miễn dịch và lịch tiêm chủng của cún, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về độ tuổi cún sẵn sàng cho chuyến đi.
Nắm rõ các quy định tại điểm đến: Luôn kiểm tra quy định tại điểm đến trước. Nhiều công viên, vườn quốc gia hoàn toàn cấm việc mang thú nuôi theo dù cụ thể từng nơi có quy định riêng khác nhau. Nếu cho phép thì ở gần như tất cả các địa điểm đều yêu cầu kèm theo đó chủ nhân phải luôn xích chúng dọc đường.
Luyện tập sự vâng lời và các quy tắc trên đường: Bạn phải kiểm soát chú cún của mình mọi lúc. Chó cần nhường đường cho những người khác và không gây cản trở. Chỉ xích không khi đi cũng chưa đủ, bạn còn cần duy trì trạng thái bình tĩnh cho chú cún khi người lạ đi qua chúng.
Giữ gìn môi trường sạch sẽ: Trên đường đi, luôn mang túi đựng phân cho cún và mang theo sau khi sử dụng. Không được bỏ lại khi cún dùng xong. Nếu bạn lo túi rò rỉ thì hãy bọc 2 lớp vào rồi vứt đi khi về nhà.
Trong các chuyến dã ngoại, cả người và chó đều phải tuân thủ Quy tắc “Không để lại dấu”: Chôn chất thải của cún trong 1 hố đào sâu 15-20 cm, cách các tuyến đường đi, khu trại và nguồn nước ít nhất 60m. Thực tế thì quy tắc cách-xa-60m không được thực tế cho lắm, nhưng ít nhất hãy nhận biết khi cún cần đi vệ sinh để dắt chúng ra càng xa đường đi, khu trại và nguồn nước càng xa càng tốt.
Lên kế hoạch luyện tập: Luyện tập thể lực cho chú cún một cách từ từ. Hãy bắt đầu leo khoảng 1 giờ đồng hồ rồi xem xét tình hình. Nếu cún vẫn còn sức, hãy tăng thời lượng lên dần. Mục tiêu của bạn là giúp cún đạt được số giờ leo mỗi ngày bạn dự tính trong chuyến đi. Cách tiếp cận chậm rãi này cũng giúp các chú cún nhà trở nên mạnh mẽ hơn.
TÚI ĐEO CHO CHÚ CÚN
Không chỉ là một trang bị cần thiết, một chiếc túi cho cún sẽ tạo ra khác biệt thực sự giữa khái niệm đi dạo với leo núi. Thay vì cân nhắc quá lâu những tính năng, thiết kế phiền phức thì việc chọn đúng kích cỡ và giúp cún quen với túi đeo là những bước vô cùng quan trọng. Một tính năng tuy đơn giản nhưng lại rất quan trọng, đó là quai giữ trên – nó sẽ giúp bạn giữ chú cún ở ngay gần khi đi vào đường mòn hoặc băng qua con suối.
Cách điều chỉnh cỡ túi vừa vặn
Lấy số đo lồng ngực ở phần lớn nhất trên thân cún. Phần lớn túi đeo cho cún đều có các size chuẩn theo từng kích thước lồng ngực. Điều chỉnh đai cho vừa khít, không nên quá chật: cún cũng cần thở thoải mái; nhưng cũng đừng quá rộng khiến dễ tuột và cà vào da cún khiến da bị cào xước.
Lấy số đo lồng ngực ở phần lớn nhất trên thân cún. Phần lớn túi đeo cho cún đều có các size chuẩn theo từng kích thước lồng ngực. Điều chỉnh đai cho vừa khít, không nên quá chật: cún cũng cần thở thoải mái; nhưng cũng đừng quá rộng khiến dễ tuột và cà vào da cún khiến da bị cào xước. |
CÁC TRANG BỊ KHÁC
Hộp sơ cứu
Bạn không thể mang theo 1 bác sĩ thú y riêng khi đi leo núi, vì thế mang theo một bộ sơ cứu cho cún và chuẩn bị kiến thức sơ cứu là cực kỳ cần thiết. Các tổ chức như tổ chức Chữ thập đỏ chính là nguồn cung cấp các kiến thức này cũng như các bộ dụng cụ và dụng cụ huấn luyện tốt.
Đảm bảo mang theo thuốc men bác sĩ kê trong hộp thuốc. Một món đồ rất hữu dụng trong hộp thuốc đó là tất len sạch để làm gạc quấn ngoài cố định. Một số người còn mang theo cả thuốc Pedialyte đề phòng cún bị tiêu chảy. Tuy nhiên không nên tự ý cho cún uống thuốc trừ khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
Chuyện ngủ nghê trong chuyến đi
Nếu bạn đã quen với việc mang theo chiếc lều túi chỉ đủ cho mình bạn, thì nay bạn cần có chỗ cho cún nữa. Ngoài ra, một miếng đệm hoặc chăn, túi ngủ lông vũ là đủ để thành chỗ nằm thoải mái cho chú cún. Trước khi đi, hãy thử dựng lều ngoài trời vài lần để xem loại ổ nằm nào cún thích nhất.
Một số trang bị quan trọng khác
Có nhiều loại trang bị cho cún trên thị trường. Bạn cần cân nhắc mang thêm một số món như sau nếu đi đã ngoại thám hiểm:
- Hộp đựng nước: Nước uống cho cún nên là nước sạch mang theo. Một số người huấn luyện chó uống nước theo kiểu đổ từ chai vào miệng. Một chiếc đĩa nhẹ, gập được cũng rất hữu dụng.
- Ủng cho chó: Ủng bảo vệ chân cún khỏi đá sắc, gai nhọn và tuyết. Dù vậy, cún rất hay để mất ủng trong lúc đi. Vì thế nếu bạn chọn ủng thay vì để cún luyện chân trong quá trình tập leo thì hãy đem theo ủng dự phòng. Và bạn vẫn cần nhiều thời gian để giúp cún quen với đôi ủng.
- Khăn cho cún: Bạn cần mang theo một chiếc khăn lau tốt để lau sạch chân và móng trước khi để cún vào lều ngủ cùng. Hãy mang thêm khăn để lau khô lông cho cún nếu cún nhảy xuống ao, suối hoặc bị dính mưa.
- Cắt, giũa móng: Móng của cún có thể cào rách vải lều nên hãy giữ móng gọn gàng vừa phải.
- Đèn tín hiệu: Đây là cách tốt giúp bạn để mắt đến cún khi trời tối.
- Áo khoác cho cún: Chắc chắn bạn phải mang theo 1 chiếc nếu chú cún thuộc loại ít lông và nhiệt độ môi trường thấp.
- Vòng cổ làm mát: Chó rất khó tỏa nhiệt, vì thế vòng cổ làm mát giúp tỏa nhiệt rất quan trọng và đáng mang theo nếu thời tiết nóng.
DỰ TRỮ NƯỚC VÀ THỰC PHẨM
Leo núi cả ngày dài sẽ khiến cún cần nhiều năng lượng hơn bình thường. Những chú cún lớn uống khoảng 15-30ml nước mỗi ngày. Những chú cún nặng khoảng 9kg sẽ cần đến 45ml mỗi ngày. Tuy nhiên đấy chỉ là con số ước tính nên bạn sẽ cần quan sát cún trong thực tế để tiếp nước, đặc biệt trong những ngày nóng. Để ý nếu mũi cún bị khô thì tức là cún cần nhiều nước hơn.
Mẹo: Nếu bạn khát, đói hay mệt thì chó của bạn cũng sẽ thấy thế. Khi cảm thấy không khỏe, hãy nghỉ ngơi, uống nước và thư giãn để thở chậm lại.
MỘT SỐ MỐI NGUY HẠI
Chó cũng cần được bảo vệ khỏi các khả năng gây hại. Dù vậy, có nhiều nguy cơ chú cún không thể nhận ra, hoặc chúng không thể giải thích được với bạn. Vì thế, hãy thận trọng với các dấu hiệu sau:
Quá sức: Quan sát nhịp thở và nhịp tim của cún để điều chỉnh trong quãng thời gian dừng chân nghỉ. Nếu chưa thấy ổn, hãy kéo dài thời gian nghỉ và rút ngắn thời gian leo trong ngày. Chân đi cà nhắc là một dấu hiệu khác cho thấy bạn cần dừng lại nghỉ ngơi.
Động vật hoang dã: Cún là người bảo vệ trung thành khỏi các động vật lớn hung dữ. Dù bệnh Lyme không có triệu chứng rõ rệt ở chó nhưng các vết đốt của bọ ve gây ảnh hưởng nhiều đến cún, vì thế hãy kiểm tra cún thường xuyên và loại bỏ những con bọ ve bám vào sau chuyến đi.
Thực vật hoang dã: Nếu nghi ngờ thực vật có độc hoặc bị hỏng, ngừng nhai ngay lập tức để tránh ngộ độc hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa. Hãy cảnh giác với cây tầm ma, cây sồi độc, cây thường xuân hoặc cây muối vì chúng có thể gây hại cho cả người lẫn chó.
- Cỏ may có thể gây khó chịu, nhưng phần đuôi gai trên cỏ mới là vấn đề nghiêm trọng. Thường có nhiều trên cỏ vào mùa xuân và hạ, phần đuôi gai này có thể bám vào lông, kẽ chân hoặc cá vùng nhạy cảm khác trên cơ thể như mũi, tai, mắt và cơ quan sinh dục của cún.
- Hãy tránh xa các loại cây có phần đuôi gai và dùng nhíp loại bỏ chúng ngay khi thấy. Khi chú cún hắt hơi, lúc lắc đầu liên tục, mắt lờ đờ hay có mủ, đấy là dấu hiệu cảnh báo bạn nên trở về ngay, vì các đuôi gai có thể đâm xuyên qua da và đâm vào cơ quan nội tạng, dẫn đến tổn thương nghiêm trọng cho cún thậm chí tử vong.
Sốc nhiệt: Cún chỉ có thể thè lưỡi để tỏa nhiệt. Hãy cẩn thận, nên nghỉ ngơi và uống nước thường xuyên và tháo bỏ vòng cổ làm mát nếu cún cứ cố nằm nghỉ trong bóng mát.
Các mầm bệnh từ nước: Cún dễ bị ảnh hưởng bởi mầm bệnh từ nguồn nước, cũng tương tự như con người. Lựa chọn an toàn nhất là xử lý nước sử dụng cho cún và bản thân bạn. Tham khảo thêm bài viết Cách xử lý nước tại vùng núi vắng.
An toàn dưới nước: Nếu cún không thể bơi, hãy mang theo áo phao cho cún. Dù cho cún có bơi tốt bạn cũng không nên để cún tự bơi qua suối: thay vào đó hãy nhấc và bế cún lên. Và hãy cẩn thận khi để một chú cún bơi kém tự bơi trong hồ. Khi nhiệt độ thấp, lông ướt có thể gây ảnh hưởng đến cún. Ngay cả khi nếu thời tiết ấm áp, bạn vẫn cần phải lau thật khô lông cho cún trước khi đi ngủ.