Kinh nghiệm đi hành hương La Vang đầu năm 2023

Cẩm nang du lịch

La Vang là một trong những địa điểm tâm linh được đông đảo du khách ghé thăm vào dịp đầu năm. Đây không chỉ là nơi để cầu nguyện những điều suôn sẻ trong năm mới mà còn là nơi chứa nhiều điều lý thú mà bạn có thể tìm hiểu, khám phá. Với kinh nghiệm đi hành hương La Vang dưới đây sẽ giúp bạn có được lịch trình hoàn hảo nhất!

 Tham khảo các chương trình hành hương tại đây: https://bit.ly/Tour-HanhHuong-2023

1. Vì sao nên hành hương La Vang vào dịp đầu năm?

1.	Vì sao nên hành hương La Vang vào dịp đầu năm?

Tượng Đức Mẹ La Vang

Người ta chọn hành hương La Vang đầu năm mới để được trở về bên Đức mẹ, để tìm thấy sự thanh thản trong tâm hồn, để được nói lên nguyện vọng và để được Đức mẹ chở che, bao bọc, nâng đỡ giúp bạn thoát được khỏi những khó khăn, có được cuộc sống an lành và hạnh phúc.
Hành hương về La Vang cũng là dịp để bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về vùng đất này!

Nguồn gốc tên gọi La Vang
Thánh địa La Vang còn được gọi là Trung tâm hành hương Đức mẹ La Vang hoặc Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang nằm trong khu vực Dinh Cát, thuộc xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Đây là trung tâm Thánh Mẫu toàn quốc của Giáo hội Công giáo Việt Nam, là địa điểm hành hương của hàng triệu tín đồ Công giáo mỗi năm.

Tên gọi La Vang bắt nguồn từ 2 truyền thuyết sau:
Ở thời vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn lập nên chính sách chống Công giáo, để tránh sự trừng phạt người dân Quảng Trị đã trốn lên vùng đất này. Vì là vùng núi hẻo lánh, nên muốn liên lạc với nhau họ phải “la” lớn, mà khi “la” lớn sẽ “vang” to. Từ đó, cái tên La Vang ra đời.

Một truyền thuyết khác kể lại rằng, khi giáo dân trốn ở lên vùng đất này thì gặp phải dịch bệnh nghiêm trọng, họ thường tụ tập ở gốc cây đa cổ thụ để cầu nguyện, an ủi và giúp đỡ nhau. Một hôm, khi đang lần chuỗi Mân Côi kính Đức mẹ, một người phụ nữ với dung mạo xinh đẹp khoác áo choàng rộng, tay bồng Chúa Hài Đồng Giêsu xuất hiện cùng hai thiên thần cầm đèn chầu hai bên. Nhóm người dân biết đây là Mẹ Maria. Mẹ an ủi, âu yếm và dạy một loại lá cây có sẵn chung quanh đó đem nấu nước uống sẽ hết bệnh, tên là lá vằng, khi viết không dấu sẽ thành La Vang.

Ý nghĩa của lễ hội La Vang

Ý nghĩa của lễ hội La Vang

Hàng nghìn du khách viếng Đức Mẹ mỗi năm

Thời ấy, nhờ được Đức Mẹ che chở nên người dân đã lành bệnh. Không những thế, Mẹ còn ban lời hứa: “Từ nay về sau, ai đến cầu khẩn Mẹ tại chốn này, Mẹ sẽ luôn nhận lời và ban ơn theo ý nguyện”.

Sau đó, Đức Mẹ luôn xuất hiện để nâng đỡ và che chở con cái của Mẹ khi gặp khó khăn. Vì thế, qua các thế hệ được loan truyền, người dân từ khắp nơi tin tưởng đã chọn đến cầu khấn mẹ mỗi năm. Tượng Đức Mẹ La Vang là một người phụ nữ mặc áo dài, bế con mặc trang phục truyền thống của Việt Nam.
Lễ hội La Vang cũng được xuất phát từ đó, đây là dịp để người dân có thể hành hương, tỏ lòng tôn kính nhớ về Đức mẹ. Để được Đức Mẹ chở che và bảo bọc. Thực hiện những ý nguyện và mong ước trong năm mới.

Điểm đặc biệt của lễ hội La Vang

Điểm đặc biệt của lễ hội La Vang

Lễ hội Kiệu La Vang

Lễ hội La Vang sẽ được tổ chức vào 14, 15 tháng 8 hằng năm, 3 năm một lần sẽ tổ chức lễ lớn gọi là Đại hội hành hương La Vang. Du khách hành hương về đây sẽ uống nguồn nước gần Linh đài cùng những lời cầu nguyện sẽ giúp chữa lành phần hồn và phần xác cho các giáo dân.

Lễ hội rước kiệu quy mô lớn, đoàn thiếu nhi Thánh thể và các hội đoàn dẫn đầu, kế tiếp là tu sĩ và linh mục. 2 Đức Tổng Giám mục, Cha Tổng Đại diện và Cha chủ sự sẽ ở phía trước bàn kiệu Đức mẹ, cuối cùng là đoàn hành hương. Trong suốt quá trình rước Đức Mẹ từ Tháp Cổ đến quảng trường Mân Cô rồi về Linh Đài sẽ luôn có nhạc chúc tụng. Khi kết thúc buổi hành hương, Đức tổng sẽ ban phép lành cho cộng đồng hiện diện tại đó.

2. Phương tiện di chuyển đến La Vang

2.	Phương tiện di chuyển đến La Vang

Di chuyển bằng máy bay

Để đến được vùng đất La Vang, có 3 cách di chuyển mà bạn có thể lựa chọn:
– Xe khách:
Đón xe đến Quảng Trị và chọn dừng ở điểm gần với thánh địa nhất là ngã tư La Vang và ngã ba Cầu Trắng. Di chuyển tiếp bằng xe ôm để đến thánh địa, giá dao động từ 30.000 – 50.000 VNĐ/ chuyến.

– Tàu hỏa:
Chọn vé tàu đến ga Đông Hà, sau đó hãy bắt xe ôm hoặc taxi để di chuyển đến thánh địa. Giá dao động từ 200.000 – 500.000 VNĐ/ lượt tùy theo phương tiện mà bạn chọn.

– Máy bay:
Book chuyến bay đến sân bay Phú Bài – Thừa Thiên Huế. Sau đó di chuyển bằng xe bus để vào thành phố. Tiếp tục đi xe khách để về Quảng Trị, sau đó đón xe ôm hoặc taxi để đến La Vang.
Chi phí dao động 2.000.000 VNĐ/ khứ hồi.

3. Lịch trình hành hương La Vang 3N2Đ

3.	Lịch trình hành hương La Vang 3N2Đ

Check-in Cầu Rồng

Nếu bạn đang có ý định hành hương La Vang trong vòng 3N2Đ, có thể tham khảo lịch trình di chuyển sau đây:

Ngày 1: Thánh địa La Vang

Ngày 1: Thánh địa La Vang

Giếng nước Đức Mẹ

* Sáng: Ăn sáng cháo Vạc Giường hay bún hến Mai Xá.

* Trưa: Di chuyển đến thánh địa La vang và trải nghiệm những hoạt động.
● Cầu nguyện, suy niệm và học hỏi để hiểu hơn về sự mầu nhiệm của Kinh Mân Côi.
● Tham quan các công trình kiến trúc cổ: Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang xưa, Tháp Cổ La Vang, Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang mới, Bức phù điêu các thánh tử đạo Việt Nam….
● Cầu nguyện tại Linh đài Đức Mẹ La Vang.
● Uống nước tại Giếng nước Đức Mẹ La Vang.
● Dùng cơm trưa tại Thánh địa.
● Tham dự Thánh Lễ chiều.

* Chiều:
● Dành thời gian ăn tối để thưởng thức đặc sản thịt trâu Lá Trơng, mít thấu và rau Liệt Gio An (rau Xà Lách Xoong).
● Tiếp tục cầu nguyện bên Mẹ La Vang cùng khách hành hương.
● Quay về khách sạn hoặc nghỉ lại Trung Tâm Hành Hương La Vang.

Ngày 2: La Vang – Huế – Đà Nẵng

Ngày 2: La Vang - Huế - Đà Nẵng

Check-in nhà thờ Phủ Cam – Huế

Sau khi kết thúc chương trình viếng tại La Vang, bạn có thể di chuyển đến các địa điểm khác tại Huế và Đà Nẵng để tiếp tục tham quan và cầu nguyện.

* Sáng: La Vang – Huế
● Ăn sáng bằng món bánh ướt ngon nức tiếng Phương Lang.
● Tham dự thánh lễ sáng tại La Vang
● Di chuyển bằng xe khách để viếng thăm và check-in nhà thờ Phủ Cam (Huế) tại đồi Phước Quả với công trình kiến trúc đồ sộ, đẹp mắt. Địa chỉ 06 đường Nguyễn Trường Tộ, phường Phước Vĩnh, Tp. Huế.
● Viếng thăm Nhà Lưu Niệm Đức Hồng Y Thuận – Hồng y của Giáo hội Công giáo Việt Nam thuộc Giáo hội Công giáo Rôma. Ngắm nhìn những kỷ vật để lại và học hỏi đời sống thánh đức của ông.
● Viếng thăm nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế – Huế để tham quan và tìm hiểu về lịch sử tại nơi đây.

* Trưa: Huế – Đà Nẵng
● Sau khi thăm quan các nhà thờ tại Huế, hãy nạp năng lượng bằng các món đặc sản như bún bò, bánh kếp hay bánh bột lọc Huế nhé.
● Di chuyển bằng xe khách ra Đà Nẵng.

* Chiều: Nghỉ ngơi và khám phá tự do.
● Check-in khách sạn.
● Sống ảo và đắm mình dưới dòng nước xanh biếc tại bãi biển Phạm Văn Đồng, quận Sơn Trà.
● Thưởng thức các món đặc sản: Mì quảng, cao lầu, bún mắm nêm, nem lụi….
● Check-in Cầu Rồng, cầu tình yêu, công viên châu Á – Asia Park hay chợ đêm Helio….
● Quay về khách sạn nghỉ ngơi để chuẩn bị năng lượng cho ngày mai.

Ngày 3: Ngũ Hành Sơn – Bà Nà Hill

Ngày 3: Ngũ Hành Sơn - Bà Nà Hill

Ghé thăm chùa Linh Ứng

Hành trình cuối cùng trong chuyến hành hương La Vang là Ngũ Hành Sơn – Bà Nà Hill. Với lịch trình ngày, bạn vừa có thể viếng thăm và cầu nguyện tại những địa điểm linh thiêng, vừa có thể thăm quan và vui chơi tại các địa điểm nổi tiếng.

* Sáng: Ngũ Hành Sơn
● Ăn sáng tại khách sạn hoặc tiếp tục thưởng thức các món đặc sản tại Đà Nẵng mà bạn chưa thử qua.
● Tham quan Ngũ Hành Sơn: Cầu nguyện một năm mới an lành, bình an và công việc suôn sẻ tại Chùa Linh Ứng, Chùa Tam Thai, Vọng Hải Đài, Động Huyền Không … Ngắm nhìn các công trình kiến trúc đồ sộ và đừng quên mua sắm những món quà lưu niệm tại làng nghề điêu khắc đá Non Nước.

* Trưa: Bà Nà Hill
● Quay về khách sạn, ăn trưa với món bánh bèo chén, bánh nậm, bánh căn và bánh đập.
● Di chuyển đến cao nguyên Bà Nà Hill bằng cáp treo và ngắm toàn cảnh thành phố Đà Nẵng.
● Ghé chùa Linh Ứng, Đền Lĩnh Chúa Linh Từ, Tháp Linh Phong Tự… để cầu bình an và sức khỏe.
● Dành thời gian để tham gia các hoạt động vui chơi tại Công Viên Fantasy, chek-in Vườn hoa tình yêu đầy màu sắc, tham quan Bảo Tàng Sáp….

*Chiều: Quay về khách sạn, check-out.

Chi phí dự kiến

Chi phí dự kiến

Chi phí du lịch hành hương La Vang thường dao động trong khoảng 5.000.000 – 8.000.000 VNĐ cho một người

Hành hương La Vang trong 3 ngày 2 đêm sẽ tốn bao nhiêu chi phí? Chi phí sẽ dao động tùy theo thời điểm bạn lựa chọn như ngày lễ, cuối tuần… Đây là bảng giá tham khảo dành cho 1 người:
● Chi phí đi lại: 2.500.000 – 5.000.000 VNĐ/người (Tùy theo loại phương tiện di chuyển).
● Phòng khách sạn: Khoảng 500.000 VNĐ/ đêm.
● Ăn uống: 1.000.000 – 1.500.000 VNĐ.
● Tham quan: Sẽ có điểm tham quan mất phí, có điểm không. Dao động 500.000 – 700.000 VNĐ.

Với những kinh nghiệm đi hành hương La Vang đầu năm 2023 phía trên hy vọng sẽ giúp bạn lên được kế hoạch cho chuyến đi của mình. La Vang sẽ là chốn tìm về giúp tâm bạn thanh thản và yên bình hơn. Chúc bạn có một chuyến đi thuận lợi và bình an.

Nguồn: travel.com.vn
Bài viết liên quan
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo

HOTLINE HỖ TRỢ

TOUR TRONG NƯỚC 085.863.88.66

TOUR NƯỚC NGOÀI 085.863.88.66

TOUR KHÁCH ĐOÀN 085.863.88.66

CHO THUÊ XE 085.863.88.66

VÉ MÁY BAY 085.863.88.66

TEAMBUILDING/EVENT 085.863.88.66