Kiến thức cơ bản về leo núi đá thể thao

Leo núi đá thể thao là kiểu leo núi phổ biến và dễ tham gia hơn so với leo núi đá truyền thống, trên cả hai phương diện địa điểm và chi phí. Môi trường thú vị và tạo tính canh tranh, kết hợp với sự tiện lợi khi có thể chinh phục nhiều “ngọn núi” hiểm trở chỉ trong 1 ngày, là yếu tổ thu hút rất nhiều người trẻ đến với bộ môn này. leo núi đá thể thao cũng là quá trình tập luyện cần thiết cho những ai muốn tiến từ phòng tập ra núi đá tự nhiên.

kien-thuc-co-ban-ve-leo-nui-da-the-thao-wetrek.vn

Nếu bạn muốn tìm hiểu về leo núi đá truyền thống, tham khảo bài viết “Kiến thức cơ bản về leo núi đá truyền thống” tại WETREK.VN

Leo núi đá thể thao là gì?

Leo núi đá thể thao bao gồm những hoạt động leo núi cường độ mạnh trên các cung đường tương đối ngắn. Điểm khác biệt chính của leo núi đá thể thao đó là nó có các điểm chốt đặt sẵn, chú trọng vào khía cạnh thể lực và địa hình chứ không phụ thuộc vào địa điểm hay độ cao.

Leo núi đá thể thao và Leo núi đá truyền thống 

  • Ít thiết bị hơn: Vì tập trung chủ yếu vào các động tác nên những người leo núi đá thể thao chỉ cẩn móc dây vào các điểm chốt kim loại có sẵn, chứ không cần đóng chốt hoặc neo riêng. Như vậy, dù bạn leo theo lối tự do cũng sẽ thoải mái tiến lên mà không cần phải mang theo cả bộ trang bị hay tìm cách đóng chốt neo như leo núi đá truyền thống.
  • Độ phổ biến: bạn có thể leo núi đá thể thao trong nhà hay ngoài trời, trên các vách đá gần nhà hoặc các bức tường nhân tạo trong phòng tập gym, các khu vực thi đấu. Người chơi vẫn có thể tận hưởng cảm giác cheo leo mà không cần phải nắm rõ cách đặt nêm chèn hay neo móc.
  • Ngã: Khi leo núi đá thể thao, việc bạn ngã là chuyện “thường như cơm bữa”, đặc biệt là khi bạn thực hiện các động tác khó. Còn đối với leo núi đá truyền thống, bạn phải cực kỳ chú ý để không ngã và không làm lỏng các điểm chốt đã đặt.

Bảng chia độ khó trong leo núi đá thể thao

Ở Mỹ, hệ thống đánh giá theo hệ thập phân Yosemite thường được sử dụng để phân loại độ khó của các cung đường leo núi đá thể thao, với mức dễ nhất là 5.0 và khó nhất là 5.15.

Cũng giống như các hình thức leo núi khác, cung đường leo núi đá thể thao được đánh giá dựa trên vị trí hoặc động tác khó leo nhất. Vậy nên nếu độ khó là 5.7, thì không có nghĩa tất cả các bước leo đều khó như vậy.

Các mức chia độ khó
5.0 – 5.4 Dễ Các mấu có phần đặt chân và bám tay lớn. Phù hợp với người mới bắt đầu.
5.5.- 5.8 Trung Bình Có những chỗ bám và phần đặt chân nhỏ. Địa hình góc nghiêng hoặc thẳng đứng. Dành cho những người mới bắt đầu nhưng đã có những kĩ năng về leo núi đá.
5.9 – 5.10 Khó vừa Địa hình chuyên biệt, dốc thẳng đứng và có thể có phần nhô ra. Những vách núi khó đòi hỏi kĩ thuật leo núi đá riêng biệt mà hầu hết những người leo núi đá hàng tuần có thể đạt được.
5.11 – 5.12 Khó Địa hình chuyên biệt, mặt dốc đứng và có thể có mỏm nhô ra với phần bám nhỏ. Những người leo núi đá nhạy bén có thể đạt đến cấp độ này nếu luyện tập nhiều.
5.13 – 5.15 Rất khó Cực kỳ khó leo với địa hình chuyên biệt thẳng đứng, các mỏm nhô ra có phần bám rất nhỏ. Những cung đường này thường dành cho người leo núi đá chuyên nghiệp, luyện tập thường xuyên và có tố chất tốt.

Để phân chia một cách cụ thể hơn, một hệ thống phân loại theo kí tự (a, b, c hay d) được sử dụng kết hợp với độ khó từ 5.10 trở lên. Ví dụ, một cung leo được đánh giá là 5.10a sẽ dễ hơn cung 5.10d. Một số sách hướng dẫn khác lại sử dụng dấu (+) hoặc (-) thay vì kí tự.

Trang bị dành cho leo núi đá thể thao

Các trang bị dành cho leo núi đá thể thao thì phải nhẹ, gọn gàng, chú trọng vào hiệu quả, tiện dụng nhưng không làm giảm tốc độ leo. Các vật dụng cần thiết bao gồm: dây thừng, đai bảo hộ leo núi, giày leo núi, móc dây hai đầu, mũ bào hiểm, phấn và túi phấn.

Dây thừng leo núi 

Hầu hết những người leo núi đá thể thao đều sử dụng dây đơn loại động. Về chiều dài, một dây 60m là vừa đủ, tuy nhiên, một số địa hình leo núi đá thể thao hiện đại yêu cầu loại dây 70m. Nếu bạn không chắc chắn về độ dài dây thừng bạn cần, hãy hỏi những người khác hoặc tham khảo trong sách hướng dẫn.

Các loại dây này có thể có tính năng chống nước hoặc không. Loại dây chống nước thường đắt hơn vì đã được xử lý chống thấm, dễ uốn cong và chắc chắn hơn trong trường hợp bạn gặp phải mưa hay tuyết.Tuy nhiên, hầu hết những người leo núi đá thể thao thường quay về khi trời mưa, nên nếu bạn chỉ leo núi đá thể thao thì có thể tiết kiệm tiền với loại dây không chống nước.

Tham khảo bài viết “Hướng dẫn chọn dây thừng leo núi” tại WETREK.VN

kien-thuc-co-ban-ve-leo-nui-da-the-thao-wetrek.vn

Đai bảo hộ leo núi

Đai bảo hiểm được thiết kế đặc biệt dành riêng cho hoạt động leo núi thể thao thường nhẹ và thon, nhưng có các miếng đệm để hấp thụ lực giật từ các cú ngã liên tục. Thiết kế thon gọn với ít vòng treo trang bị hơn giúp giảm khối lượng và tối đa hóa tính lưu động.

Tham khảo bài viết “Hướng dẫn chọn đai bảo hộ leo núi” tại WETREK.VN

kien-thuc-co-ban-ve-leo-nui-da-the-thao-wetrek.vn

Giày leo núi đá

Vì các cuộc leo núi đá thường ngắn và rất khó khăn, nên người leo núi đá thường chọn giày cải tiến hoặc chuyên dụng, với đầu mũi thon gọn, đế mỏng và hơi chúc xuống để cảm giác bám chân chắc chắn nhất. Hình dạng này giúp đặt bàn chân bạn ở vị trí chắc chắn dù đứng trên các mô bám nhỏ, nhưng đôi khi sẽ cảm thấy không thoải mái. Nếu bạn là người mới, bạn sẽ thích loại giày cơ bản, sẽ giúp chân bạn thoải mái hơn khi bạn dần dần nâng cao trình độ của mình.

Một số người leo núi đá thể thao cũng thích loại giày có viền cổ giày bằng cao su hoặc có quai dán để dễ dàng mang vào/cởi ra hơn.

kien-thuc-co-ban-ve-leo-nui-da-the-thao-wetrek.vn

Móc dây hai đầu

Đa phần những người leo núi đá thể thao sử dụng móc dây hai đầu (gồm 2 móc treo gắn liền với dây nối). Thông thường 1 móc treo sẽ là loại chốt thẳng, trong khi móc kia sẽ là chốt cong. Loại thẳng thường được dùng để móc vào các điểm chốt, trong khi loại cong giúp móc vào dây thừng một cách dễ dàng.

Thay vì mua loại móc hai đầu có sẵn, bạn có thể thiết kế móc dây cho mình nếu bạn thích kết hợp những loại móc treo leo núi khác nhau. Chỉ cần mua phần dây nối và móc thẳng hoặc móc cong mà bạn thích.

kien-thuc-co-ban-ve-leo-nui-da-the-thao-wetrek.vn

Mũ bảo hiểm 

Khi leo núi đá ngoài trời, bạn nên đội mũ bảo hiểm chuyên dụng. Mũ bảo hiểm leo núi được thiết kế để bảo vệ đầu khỏi đá hoặc mảnh vụn rơi xuống cũng như các trường hợp ngã khác. Tuy nhiên với môi trường nhân tạo trong phòng tập, bạn thường không cần mũ bảo hiểm.

Mũ bảo hiểm phải thật thoải mái, vừa khít, không quá chật hoặc quá rộng. Chúng có lớp vỏ bảo vệ dày, chịu lực và phần bên trong bao gồm đệm, băng buộc đầu và quai mũ. Tất cả mũ bảo hiểm leo núi đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn của Liên đoàn leo núi Quốc tế UIAA và Ủy ban tiêu chuẩn Châu  Âu CE để có thể bảo vệ đầu bạn khỏi các va chạm ở trên đỉnh hoặc hai bên.

kien-thuc-co-ban-ve-leo-nui-da-the-thao-wetrek.vn

Phấn và túi phấn 

Phấn rất cần thiết dễ giữ tay bạn khô khi thực hiện các động tác nguy hiểm với những chỗ bám mỏng.

Thuật ngữ dùng trong leo núi đá thể thao

Nếu bạn thường xuyên đi đến các phòng tập thì bạn chắc chắn đã nghe thấy một số thuật ngữ được sử dụng. Dưới dây là một vài khái niệm cần lưu ý:

  • On-sight Flash (Chinh phục trong một lần): Khái niệm này mô tả cách tuyệt nhất (và khó nhất) để hoàn thành một cung đường leo núi đá thể thao. Nó có nghĩa rằng bạn leo được lên đến đỉnh ngay trong lần đầu tiên mà không ngã, không bị treo lơ lửng trên dây và không hề biết trước gì về cung leo đó.
  • Flash (Chinh phục): Gần tương tự như On-sight Flash tuy nhiên người leo núi được biết trước về cung leo và hướng dẫn leo.
  • Redpoint (Điểm đỏ): Đây là việc chinh phục thành công một cung leo sau khi đã cố leo nhiều lần. Tuy nhiên lần này bạn cũng phải leo mà không bị ngã, dừng lại nghỉ hay bị treo lơ lửng lần nào.
  • Pink point (Điểm hồng): Khái niệm này khá giống “Redpoint” nhưng các móc dây hai đầu được đặt trước tại các chốt. Bạn chỉ phải gắn dây vào các móc treo thay vì lấy móc từ đai bảo hộ, móc vào chốt sau đó mới móc dây. Tuy nhiên một số người leo núi coi 2 khái niệm này tương đương nhau.
Bài viết liên quan
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo

HOTLINE HỖ TRỢ

TOUR TRONG NƯỚC 085.863.88.66

TOUR NƯỚC NGOÀI 085.863.88.66

TOUR KHÁCH ĐOÀN 085.863.88.66

CHO THUÊ XE 085.863.88.66

VÉ MÁY BAY 085.863.88.66

TEAMBUILDING/EVENT 085.863.88.66