Lễ hội mùa xuân thường gắn liền với “tháng ăn chơi” theo quan niệm của người Việt. Đây cũng là dịp để mọi người giao lưu, cùng nhau gìn giữ những nét văn hóa truyền thống độc đáo đã lưu truyền qua nhiều thế kỷ. Cùng khám qua top các lễ hội mùa xuân ở miền Bắc đặc sắc nhất và đầy linh thiêng dưới đây nhé!
Lễ hội chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội)
Là một trong những lễ hội mùa xuân nổi tiếng ở khu vực miền Bắc, lễ hội Chùa Hương kéo dài từ ngày mùng 6 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch và thu hút rất nhiều khách du lịch ghé thăm. Chùa Hương là sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo bao gồm: đồi, núi, chùa, tháp, suối rừng… Là quần thể văn hóa tâm linh lớn được đánh giá rất cao tại miền Bắc.
Tham gia lễ hội Chùa Hương du khách không những được thỏa mãn tính ngưỡng tâm linh mà còn có thể đắm mình vào non nước, cảnh vật hữu tình cùng không khí trong lành. Ngoài ra, bạn cũng có thể cầu bình an, sức khỏe và một năm như ý cho gia đình khi ghé thăm chùa Hương.
Lễ hội gò Đống Đa (Đống Đa, Hà Nội)
Thuộc top những lễ hội lớn được tổ chức tại trung tâm Thành phố Hà Nội, Lễ hội gò Đống Đa diễn ra vào ngày mùng 5 Tết và được coi là quốc lễ từ sau ngày giải phóng Thủ Đô 10/10/1954.
Lễ hội được tổ chức nhằm tái hiện chiến thắng huy hoàng, vang danh lịch sử của dân tộc. Đồng thời cũng là cách để tưởng nhớ chiến công lừng lẫy của vua Quang Trung. Tại lễ hội, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến các trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc. Bên cạnh đó cũng sẽ diễn ra nghi thức cầu siêu và dâng hương để tưởng nhớ các vị anh hùng vì dân vì nước. Hứa hẹn sẽ là địa điểm du xuân với nhiều điều thú vị cho bạn và gia đình.
Lễ hội Gióng Sóc Sơn (mùng 6 âm lịch)
Nhắc đến các lễ hội mùa xuân ở miền Bắc không thể không nhắc đến lễ hội Gióng Sóc Sơn. Được tổ chức vào ngày mùng 6 âm lịch hàng năm, nơi tổ chức lễ hội gắn liền với địa điểm được tương truyền là điểm dừng chân cuối cùng của nhân vật lịch sử Phù Đổng Thiên Vương trước khi bay về trời. Lễ hội này từng được UNESCO đưa vào danh mục Di sản văn hóa Phi vật thể của nhân loại năm 2010.
Tuy được tổ chức cách Hà Nội 30km nhưng lễ hội Gióng Sóc Sơn luôn thu hút một lượng lớn du khách vào các ngày mùng 6, 7 và 8 âm lịch. Trong đó đỉnh điểm nhất là ngày mùng 7 – ngày chính hội, ngày thánh hóa theo truyền thuyết. Nghi lễ được thực hiện chủ yếu trong ngày chính hội là dâng hoa tre ở đền thờ Thánh Gióng và thực hiện chém tướng giặc.
Lễ hội Khai ấn đền Trần (Nam Định)
Vẻ đẹp mùa xuân miền Bắc còn được thể hiện qua lễ hội Khai ấn đền Trần. Đây là một trong các lễ hội mùa xuân đặc biệt nổi tiếng ở Việt Nam. Lễ hội diễn ra từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng hàng năm nhằm tri ân công đức của các vị vua nhà Trần.
Lễ hội sẽ bắt đầu với lễ lễ khai ấn vào giờ Tý và ấn được phát tại 3 nhà lần lượt là: nhà trưng bày đền Trùng Hoa, nhà Giải Vũ và một điểm khác trong khu vực vườn cây thuộc đền Trần.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Vùng đất Yên Tử là một trong những đại diện thể hiện rất rõ vẻ đẹp mùa xuân miền Bắc với thiên nhiên hùng vĩ. Không những thế, đây còn được biết đến là nơi tín ngưỡng tâm linh của rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Bởi Yên Tử chính là nơi trung tâm Phật Giáo Việt Nam đồng thời cũng là nơi bắt nguồn của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Lễ hội Yên Tử thường diễn ra từ mùng 10 tháng Giêng hàng năm và kéo dài đến tháng 3 âm lịch. Du khách ghé thăm Yên Tử có thể du xuân vãn cảnh, cầu bình an may mắn hoặc tham quan ngôi chùa bằng đồng ấn tượng trên đỉnh núi. Đảm bảo sẽ là một địa điểm du xuân không làm bạn thất vọng.
Lễ hội chợ Viềng (Nam Định)
Lễ hội chợ Viềng diễn ra với các phiên chợ “mua may bán rủi”. Tuy có tính thương mại nhưng cũng mang đậm ý nghĩa cầu may cho mọi người. Lễ hội diễn ra từ đêm mùng 7 đến mùng 8 Tết tại Kim Thái (Vụ Bản, Nam Định).
Khu vực diễn ra lễ hội nằm cạnh quần thể di tích Phủ Dầy được biết đến với 20 di tích lớn nhỏ thờ mẫu Liễu Hạnh – một trong “tứ bất tử” của Việt Nam. Vì thế nơi đây luôn là địa điểm rất thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Giỗ Tổ Hùng Vương (TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ)
Lễ hội đền Hùng đã không còn xa lạ trong nét văn hóa của người Việt. Thuộc top các lễ hội mùa xuân ở miền Bắc nổi tiếng nhất, lễ hội được diễn ra nhằm tưởng nhớ công ơn dựng nước và giữ nước của các vị vua Hùng.
Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra trong vòng 6 ngày từ mùng 5 đến ngày 10 tháng 3 âm lịch tại TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Nghi lễ gồm 2 phần chính: rước kiệu Vua và dâng hương. Ngoài ra, còn có rất nhiều trò chơi dân gian và hoạt động văn hóa hấp dẫn như: đấu vật, hát xoan, kéo co, bơi…
Lễ hội Bà Chúa Kho (ngày 14 âm lịch)
Giới làm ăn buôn bán, kinh doanh thì không nên bỏ qua lễ hội Bà Chúa Kho – lễ hội lớn tại miền Bắc. Xin lộc đầu năm, trả lễ cuối năm bà Chúa Kho từ lâu đã là phong tục của người dân Việt. Dựa trên phong tục này, du khách ghé thăm cần dâng sớ xin lộc năm sau vốn liếng dồi dào, làm ăn thuận lợi để cuối năm trả lễ.
Lễ hội diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng hàng năm. Tuy nhiên từ những ngày đầu năm, khu đền Bà Chúa Kho luôn dày đặc người viếng. Đền Bà Chúa nằm trên lưng chừng núi Kho, thôn Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh. Là di tích lịch sử quan trọng thuộc quần thể di tích Cổ Mễ.
Lễ hội Lim (ngày 12 âm lịch)
Hội Lim cũng thuộc top các lễ hội mùa xuân ở miền Bắc đáng để ghé qua. Đây là lễ hội mùa xuân lớn nhất của tỉnh Bắc Ninh được tổ chức tại 3 địa phương quanh đồi Lim gồm: xã Liên Bão, xã Nội Duệ và thị trấn Lim. Hội Lim diễn ra từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
Ngoài các nghi thức lễ thì hội Lim còn tổ chức rất nhiều trò chơi dân gian như đấu cờ, đu tiên, đấu vật hay thi nấu cơm… Đặc sắc nhất chính là phần thi hát hội – nét văn hóa đặc trưng của vùng đất này. Du khách có thể tham quan từ tối 12 để thưởng thức những làn quan họ từ nhiều nghệ nhân gạo cội.
Lễ hội chùa Bái Đính – Ninh Bình
Lễ hội mùa xuân ở miền Bắc Việt Nam không thể bỏ qua hội chùa Bái Đính. Được tổ chức từ mùng 6 Tết âm lịch và kéo dài đến hết tháng 3, đây được xem là một trong những ngày lễ mở đầu cho các lễ hội mùa xuân ở miền Bắc mang ý nghĩa hành hương trở về mảnh đất Hoa Lư lừng danh.
Đến với lễ hội chùa Bái Đính, du khách sẽ có cơ hội trực tiếp tham gia các trò chơi dân gian xa xưa của người Việt. Đồng thời được thưởng thức nghệ thuật như: chèo, ca trù, xẩm nổi danh đất cố đô.
Lễ hội chùa Keo – Thái Bình
Nếu chưa biết du lịch miền Bắc mùa nào đẹp nhất thì hãy thử bắt đầu từ mùa xuân bạn và ghé thăm lễ hội chùa Keo bạn nhé. Lễ hội được diễn ra vào mùng 4 tháng Giêng âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ công an của thiền sư Không Lộ – người có công lớn trong việc cứu chữa vua Lý Thánh Tông.
Lễ hội diễn ra với những trò chơi dân gian gắn liền với nếp sống của người dân ở vùng đất này. Du khách chắc chắn sẽ không ngừng thích thú bởi sự mới lạ đan xen cổ điển bên trong lễ hội. Ngoài ra, bạn cũng có thể ghé lễ hội để cầu may đầu năm.
Một số lưu ý khi tham gia các lễ hội mùa xuân ở miền Bắc
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp mùa xuân miền Bắc qua các lễ hội dường như trở thành nét văn hóa tốt đẹp của người Việt. Để chuyến du lịch ý nghĩa và trọn vẹn hơn, du khách nên bỏ túi những lưu ý sau đây:
– Có kế hoạch rõ ràng cho chuyến đi: Nếu chỉ đi trong ngày thì không cần thiết đặt phòng. Tuy nhiên nếu chuyến đi kéo dài vài ngày thì bạn nên lên kế hoạch rõ ràng để chủ động hơn. Ví dụ như nên đặt phòng, vé máy bay sớm để tiết kiệm chi phí đồng thời có nhiều sự lựa chọn hơn.
– Nếu địa điểm viếng thăm là chùa hoặc các lễ hội thì du khách nên chuẩn bị một vài bộ trang phục lịch sự để khi dâng hương được tôn nghiêm hơn. Bên cạnh đó cũng nên có trong hành trang các bộ trang phục thoải mái để vận động dễ dàng hơn khi tham gia các trò chơi hấp dẫn tại lễ hội.
– Lễ hội thường rất đông đúc nên việc bảo quản đồ đạc cá nhân và chú ý quan sát là đặc biệt quan trọng. Vì rất dễ xảy ra tình trạng chen lấn, trộm cắp nên bảo vệ bản thân vẫn là điều tiên quyết.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn cho chuyến du lịch đầu năm của mình.