Nếu bạn đang thích thú với leo núi tự do, bạn sẽ phải biết cách sử dụng móc dây hai đầu vào dây thừng vào thiết bị bảo hộ khi bạn đang leo núi. Hai bước để sử dụng móc dây hai đầu bao gồm:
- Bước 1: Gắn móc dây hai đầu vào các điểm chốt
- Bước 2: Gắn dây thừng vào móc dây hai đầu
Thực hiện thuần thục hai bước trên, bạn không chỉ tiết kiệm sức lực khi leo, mà còn tăng độ an toàn cho chính mình bằng việc tránh ngã xuống quã xa.
Tham khảo thêm bài viết Kiến thức cơ bản về leo núi đá thể thao tại WETREK.VN
Gắn móc dây hai đầu vào điểm chốt
Việc gắn móc dây hai đầu vào điểm chốt cực kì đơn giản: Dùng ngón cái và ngón trỏ mở chốt móc treo ra (hoặc đơn giản là ấn vào chốt) và gắn nó vào điểm chốt. Khi thực hiện bước này bạn cần chú ý những điều sau:
Thời điểm gắn
Trước khi gắn vào điểm chốt, hãy cố đứng thật vững và tìm một điểm tựa cho tay không dùng để gắn móc. Điểm chốt mà bạn đang định gắn vào thì nên nằm ở giữa đầu và phần eo của bạn. Nếu bạn leo quá hoặc phải với lên quá cao để móc, dây nối giữa hai điểm chốt sẽ chùng hơn, và nếu ngã bạn sẽ rơi xuống xa hơn.
Đầu móc chốt và đầu móc dây
Móc dây hai đầu bán sẵn thường có móc treo chốt thẳng và móc treo chốt cong. Móc treo chốt thẳng được sử dụng để gắn vào điểm chốt trong khi móc treo chốt cong được tạo hình để gắn vào dây thừng dễ dàng hơn. Hãy chắc chắn là bạn luôn tuân theo những nguyên tắc này để tránh dùng nhầm đầu móc treo, vì chiếc móc chốt thẳng có thể bị mài sắc do móc với chốt quá nhiều.
Móc treo chốt cong thường đi kèm một đầu bọc nhựa giúp phần dây nối với móc treo được chắc chắn, đồng thời giúp dây không bị xoắn quá mức và dễ sử dụng hơn.
Hướng di chuyển
Cực kỳ quan trọng khi chú ý đến hướng di chuyển của cung leo và luôn ghi nhớ chúng khi bạn gắn móc dây hai đầu vào điểm chốt. Chốt của đầu móc dây luôn luôn hướng ra xa, để dây của bạn trượt trên thân móc treo, chứ không phải trên chốt. Nếu bạn ngã mà dây trượt trên chốt, móc treo có thể bị hở chốt và bật ra.
Móc treo tiếp xúc với đá
Sau khi gắn xong, hãy quan sát đầu móc dây trên móc dây hai đầu tiếp xúc với đá như thế nào. Bạn cần tránh việc gắn một móc treo hai đầu mà móc treo phía dưới mắc vào 1 phần vách núi. Nếu bạn ngã, móc treo sẽ đập vào vách và có thể bị vỡ.
Để xử lý trường hợp này, hãy mang theo bộ móc dây hai đầu có độ dài khác nhau, và sử dụng loại đủ dài để móc treo bên dưới tách hẳn khỏi vách đá.
Gắn dây vào móc dây hai đầu
Gắn dây vào móc dây hai đầu một thành thuần thục có thể giúp bạn tiết kiệm khá nhiều năng lượng khi leo núi và cũng giúp bảo vệ bạn khỏi bị ngã. Có vài kỹ thuật khác nhau đối với việc gắn dây, tuy nhiên bạn có thể tham khảo hai cách phổ biến dưới đây. Điểm mấu chốt trong việc gắn dây là tìm ra được cách phù hợp với bạn và luyện tập nó một cách thuần thục.
Trước hết, hãy tưởng tượng bạn thực hành cả 2 kỹ thuật này bằng tay phải để dễ thao tác hơn.
Kỹ thuật kẹp
- Từ vị trí buộc dây trên đai bảo hộ, trượt tay theo dây một đoạn và nắm lấy dây.
- Khi kéo dây lên, quấn dây quanh ngón cái.
- Dùng ngón trỏ giữ chặt cạnh móc treo.
- Đẩy dây thừng và ngón trỏ xuyên qua chốt để gắn sợi dây.
Kỹ thuật kéo
- Từ vị trí buộc dây trên đai bảo hộ, trượt tay theo dây một đoạn và nắm lấy dây.
- Khi kéo dây lên, kẹp nó giữa ngón cái và ngón trỏ.
- Dùng ngón tay giữa kéo móc treo xuống dưới một chút để giữ chắc.
- Dùng ngón cái và ngón trỏ đẩy dây thừng xuyên qua chốt
Ngoài ra, việc sử dụng kỹ thuật nào chủ yếu phụ thuộc vào hướng móc treo và tay bạn dùng để gắn dây.
Dùng tay phải
|
Dùng tay trái | |
Móc treo hướng về bên phải |
Kỹ thuật Kẹp
|
Kỹ thuật Kéo |
Móc treo hướng về bên trái
|
Kỹ thuật Kéo | Kỹ thuật Kẹp |
Những điều cần tránh khi móc dây
- Gắn dây từ phía sau: Khi bạn gắn dây vào móc treo ở móc dây hai đầu, hãy chú ý đến hướng di chuyển của dây thừng khi xuyên qua móc treo. Dây thừng phải xuyên qua móc treo từ phía chốt sang phía thân móc treo. Thế nhưng một lỗi tai hại thường gặp ở những người mới leo núi là gắn dây khiến dây đi từ thân sang chốt móc treo. Trường hợp đó gọi là “back clipping” (gắn dây từ phía sau). Khi bị ngã, dây có thể làm bật chốt hoặc bị tách khỏi móc treo.
- Móc dây chữ Z: Những điểm chốt được đặt gần nhau sẽ khiến những người leo núi đỡ lo lắng hơn, nhưng đôi khi có thể dẫn tới việc bạn móc nhầm dây thành hình chữ Z (Z – clipping). Đó là khi bạn tình cờ nắm sợi dây từ bên dưới móc dây hai đầu phía trước thay vì nắm phần phía trên. Nếu bạn làm thế, bạn sẽ nhận ra sai lầm ngay lập tức vì không di chuyển xa được. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn tiếp tục leo lên, bạn sẽ phải chuẩn bị tinh thần rằng nếu ngã sẽ rơi xuống khá xa, vì lúc đó chốt bên dưới mới có thể đỡ được bạn, chứ không phải chốt bị móc nhầm dây.