Hướng dẫn lựa chọn trang bị bảo hộ dạng động: Neo bám

Nếu có ý định trở thành người leo núi đá truyền thống, bạn sẽ cần khá nhiều loại trang bị bảo hộ (còn được gọi tắt là pro). Pro bao gồm dạng tĩnh (trang bị không có cơ chế chuyển động) và dạng động (trang bị có cơ chế chuyển động). Trong bài viết sau, chúng ta sẽ tìm hiểu về trang bị bảo hộ dạng động.

huong-dan-lua-chon-trang-bi-bao-ho-dang-dong-neo-bam-wetrek.vn

Cho tới nay thì thiết bị bảo hộ dạng động phổ biến nhất vẫn là neo bám. Loại ít phổ biến hơn là nêm chèn lò xo thường chỉ có người leo núi đá truyền thống có kinh nghiệm mới sử dụng. Vậy nên, khi tìm mua trang bị bảo hộ dạng động, bạn hãy cân nhắc những điều sau:

  • Chọn neo bám trước: Phần lớn người leo núi đá truyền thống đều mang theo lượng lớn neo bám có chọn lọc bên mình khi leo. Nêm bám nhìn chung được sử dụng rộng rãi dù giá cả hơi cao, bởi chúng rất tiện để mang theo. Khi chọn mua neo bám, hãy lưu ý số lượng móc bám, thiết kế phần thân, số trục và độ mở rộng.
  • Các trang bị chuyên dụng khác: Khi bạn có kinh nghiệm hơn, có lẽ bạn sẽ muốn trang bị thêm các trang bị chuyên dụng như neo chèn lò xo.

TỔNG QUAN VỀ NEO BÁM

Neo bám bao gồm 3-4 miếng nhôm, được mài cong ở một bên và gọi là móc bám. Khi bạn kéo dây khóa lò xo, những mảnh nhôm này co lại khiến neo hẹp hơn, cho phép bạn đặt neo bám vào các kẽ đá dễ dàng. Khi bạn thả dây khóa ra, móc bám sẽ mở rộng và bám vào đá. Khi được đặt đúng cách, neo bám sẽ giữ rất chặt, đặc biệt tại các vị trí mà trang bị bảo hộ dạng tĩnh không thể giữ chặt bằng, ví dụ như các vách nứt song song.

Khi chọn mua neo bám, hãy lưu ý đến các điểm sau:

  • Số lượng móc bám
  • Thiết kế phần thân
  • Số trục
  • Độ mở rộng
  • Neo dạng lệch

huong-dan-lua-chon-trang-bi-bao-ho-dang-dong-neo-bam-wetrek.vn

Số lượng móc bám

Phần lớn neo bám bao gồm 3 đến 4 móc bám khác nhau. Khi người leo bị ngã và được neo giữ lại, lực kéo xuống sẽ truyền từ móc bám đến vách đá giúp giữ neo bám chắc vào vách đá.

Neo bám 3 móc

Ưu điểm:

  • Nhìn chung neo 3 móc hẹp hơn loại 4 móc nên sẽ vừa vặn khi sử dụng với vách đá hẹp như các vách nông hay các lỗ đóng chốt (vết đóng điểm chốt cố định gây ra).
  • Neo có 3 móc ít có khả năng bị trượt vào hoặc trượt ra khỏi vị trí ban đầu hơn so với neo 4 móc
  • Nhìn chung nhẹ hơn neo bám 4 móc.

Nhược điểm:

  • Neo 3 móc có ít điểm neo với vách đá hơn neo 4 móc, do đó có thể không chắc chắn bằng.

huong-dan-lua-chon-trang-bi-bao-ho-dang-dong-neo-bam-wetrek.vn

Neo bám 4 móc

Ưu điểm:

  • Là loại neo tiêu chuẩn, neo bám 4 móc có nhiều điểm tiếp xúc với đá hơn, từ đó giúp bảo vệ người leo tốt hơn.

Nhược điểm:

  • Nặng hơn và cồng kềnh hơn neo 3 móc.
  • Thường có kích thước lớn nên khó sử dụng trong các vách nứt nhỏ và nông.

Thiết kế phần thân

Neo bám từng có phần thân ổn định và cứng. Mặc dù rất bền nhưng chính thiết kế này khiến người leo núi gặp nhiều rắc rối khi sử dụng, đặc biệt khi gặp khe nứt ngang. Ngày nay, neo bám có thân linh hoạt hơn giúp nó uốn cong khi chịu trọng lượng của người leo, đặc biệt phù hợp với các vết nứt theo phương ngang. Neo bám ngày nay có 2 thiết kế chính:

Thân dây cáp đơn

Ưu điểm:

  • Thân dây cáp đơn dễ vừa với các khe nứt mỏng hoặc các vách địa hình khó mà thân dây cáp rộng hơn không dùng được.
  • Người có bàn tay to thường sẽ thấy neo bám loại thân đơn dễ dùng hơn loại thân chữ U.

Nhược điểm:

  • Để kéo dây kéo trên thân dây đơn, bạn sẽ cần đến ngón trỏ, ngón giữa và ngón cái, ngược lại với neo bám thân chữ U chỉ cần ngón cái và một ngón bất kỳ.

huong-dan-lua-chon-trang-bi-bao-ho-dang-dong-neo-bam-wetrek.vn

Thân chữ U

Ưu điểm:

  • Dây kéo trên thân chữ U linh hoạt, dễ điều khiển chỉ với ngón trỏ và ngón cái.
  • Một số người thấy loại thân chữ U dễ dùng hơn thân đơn.

Nhược điểm:

  • Kích cỡ thân chữ U càng lớn thì neo bám càng khó vừa những kẽ nứt nhỏ.
  • Một số người thấy khó khăn khi đặt ngón cái vào phần cong của những neo bám loại nhỏ.
  • Dù là loại neo bám nào thì bạn cũng nên chọn loại vừa tay và có phần dây kéo phù hợp. Vì bạn cần sử dụng chúng một cách nhanh chóng bằng một tay, vậy nên khả năng tiện dụng rất quan trọng.

huong-dan-lua-chon-trang-bi-bao-ho-dang-dong-neo-bam-wetrek.vn

Số trục

Mỗi loại thiết kế đều có ưu nhược điểm khác nhau:

Trục đôi Trục đơn
Ưu điểm:           – Độ mở rộng cao.           – Thường khỏe hơn neo bám trục đơn. Ưu điểm:           – Thường nhẹ hơn loại trục đôi.
Nhược điểm:           – Thường nặng hơn neo bám trục đơn. Nhược điểm:           – Độ mở rộng nhỏ.           – Thường yếu hơn neo bám trục đôi.

Độ mở rộng

Một trong các chi tiết đáng chú ý ở neo bám là độ mở rộng. Độ mở rộng này là độ chênh lệch của đầu móc khi hoàn toàn đóng và khi hoàn toàn mở.

Neo bám có độ mở lớn có thể vừa với nhiều địa hình hơn neo có độ mở nhỏ. Vì thế, chọn neo bám có độ mở rộng lớn cho phép bạn mang theo ít neo hơn trong khi vẫn đảm bảo dụng cụ cho nhiều loại địa hình như khi mang theo nhiều neo bám có độ mở rộng nhỏ. Mang theo ít neo cũng giúp khối lượng trang bị bạn mang theo vơi đi nhiều.

Neo dạng lệch

Neo bám tiêu chuẩn có kích cỡ và hình dáng các đầu móc như nhau. Nhưng một số nhà sản xuất lại tạo ra neo dạng lệch với 2 móc lớn và 2 móc nhỏ hơn. Ý tưởng đằng sau neo dạng lệch là sự khác biệt về kích cỡ móc cho phép neo bám bám chặt vào trong các địa hình đá không đều, ví dụ như vết nứt mở rộng vào trong hoặc ra ngoài, hay các lỗ đóng chốt (các phần đá bị phá do đóng chốt cố định).

huong-dan-lua-chon-trang-bi-bao-ho-dang-dong-neo-bam-wetrek.vn

Phần lớn người leo núi đá truyền thống sẽ mang theo neo thường (loại neo dạng không lệch) và mang thêm neo dạng lệch nếu họ cảm thấy trong quá trình leo cần dùng đến. Nếu bạn leo chỉ dùng trang bị hỗ trợ thì neo dạng lệch lại càng hữu dụng, vì khi đó bạn sẽ cần thay đổi trang bị nhiều lần trong lúc leo, và chủ yếu sẽ đặt neo vào những lỗ đóng chốt của những người đi trước để lại.

NÊM CHÈN LÒ XO

Nêm chèn lò xo có một phần trượt nhỏ giúp mở rộng nêm khi đặt vào vị trí. Tương tự như cách đặt neo bám, với nêm lò xo, bạn kéo dây kéo lò xo, đặt nêm vào kẽ đá hẹp và thả dây để nêm mở rộng như cũ. Phần trượt sẽ găm vào đá và phần lớn hơn của nêm sẽ giữ chặt nêm tại vị trí.

Ưu điểm:

  • Có thể vừa với các vị trí khe hở nhỏ, kẽ nứt song song mà không có neo nào vừa được.
  • Nêm lò xo kích thước nhỏ được đánh giá khỏe hơn các neo khác có kích cỡ tương tự.
  • Nêm lò xo nhẹ hơn các loại neo khác có cùng kích cỡ.

huong-dan-lua-chon-trang-bi-bao-ho-dang-dong-neo-bam-wetrek.vn

Nhược điểm:

  • Khó gỡ ra khỏi khe nứt.
  • Vì kích thước nhỏ, nêm chèn lò xo có thể không giữ chắc được như các loại nêm thường cỡ lớn.
  • Tương tự neo bám, nêm chèn lò xo cũng có thể trượt vào hoặc trượt ra khỏi vị trí ban đầu.
  • Ít linh hoạt hơn so với neo bám và nêm thường.
Bài viết liên quan
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo

HOTLINE HỖ TRỢ

TOUR TRONG NƯỚC 085.863.88.66

TOUR NƯỚC NGOÀI 085.863.88.66

TOUR KHÁCH ĐOÀN 085.863.88.66

CHO THUÊ XE 085.863.88.66

VÉ MÁY BAY 085.863.88.66

TEAMBUILDING/EVENT 085.863.88.66