Nếu bạn đang đọc một bài viết có chủ đề là cách chọn mũ bảo hiểm dành cho xe đạp, khả năng cao bạn sẽ không cần phải được thuyết phục thêm về việc đội mũ để đảm bảo an toàn phần đầu của bản thân. Mũ bảo hiểm là một vật không thể thiếu mỗi khi đạp xe, ở một vài nơi còn có các luật bắt buộc phải đội chúng. Tất cả các loại mũ bảo hiểm ở Mỹ đều đạt mức tiêu chuẩn mức độ chống va đập chung, nhưng trong quá trình chọn mua vẫn có một vài yếu tố bổ sung bạn có thể sẽ muốn cân nhắc tới.
Dưới đây là một vài điểm quan trọng khi bạn lựa chọn một chiếc mũ bảo hiểm xe đạp:
Trên hết, hãy chắc chắn rằng chiếc mũ bảo hiểm vừa vặn với bạn: Một chiếc mũ không vừa sẽ làm giảm khả năng bảo vệ (và cả ý muốn đội mũ của bạn nữa), vì vậy hãy mua đúng kích cỡ và điều chỉnh sao cho phù hợp.
Tìm kiếm mũ bảo hiểm phù hợp với phong cách đạp xe bạn theo đuổi: Các loại mũ bảo hiểm giúp đơn giản hóa quá trình lựa chọn bằng cách hướng bạn tới với những lựa chọn phù hợp với nhu cầu của bạn hơn (nhưng một chiếc mũ bảo hiểm đạp xe đường trường có thể được đội trên đường thô, và một chiếc mũ bảo hiểm đạp xe leo núi cũng có thể được đội khi đạp xe đường trường). Mũ bảo hiểm xe đạp thường được phân thành 3 loại cơ bản:
- Mũ bảo hiểm dành cho đạp xe giải trí là một lựa chọn kinh tế, cung cấp sự bảo vệ khỏi tác động va đập trong những chuyến đạp xe thông thường.
- Mũ bảo hiểm dành cho đạp xe đường trường được thiết kế để trở nên nhẹ nhàng, thoáng khí và có chỉ số khí động lực cao.
- Mũ bảo hiểm dành cho đạp xe leo núi rất thoáng khí, và hầu hết các loại mũ đều cung cấp một bộ phận che phía sau đầu vì người đạp xe leo núi dễ bị ngã ra phía sau hơn người đạp xe đường trường.
Cân nhắc những đặc điểm chuyên biệt bạn mong muốn: Những công nghệ bảo vệ mới và mẫu thiết kế tân tiến (nhẹ hơn, mát mẻ hơn và linh hoạt hơn) có quan trọng với bạn không? Bạn có cần tới những chi tiết đặc biệt như giá đỡ bên trong để treo đèn hay đặt máy quay hành động không? Hãy nhớ rằng những điều này đều sẽ làm tăng giá của chiếc mũ bảo hiểm lên.
Độ vừa vặn và thoải mái của mũ bảo hiểm xe đạp
Khi lựa chọn một chiếc mũ bảo hiểm xe đạp, độ vừa hợp lí là cực kì quan trọng vì một chiếc mũ không vừa có thể sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của mũ trong trường hợp va chạm xảy ra. Và bạn sẽ đeo nó trên mọi dặm đường trong suốt mọi chuyến đi, vì vậy nó sẽ cần phải vừa một cách thoải mái nữa.
Để tìm ra kích cỡ mũ bảo hiểm đạp xe hợp lý, bắt đầu bằng việc đo chu vi đầu của bạn vì kích cỡ mũ được tính toán dựa trên thông số này.
Để đo chu vi đầu mình, quấn một chiếc thước dây mềm quanh phần lớn nhất của đầu bạn – khoảng một inch phía trên lông mày. Hoặc quấn một sợi chỉ quanh đầu, sau đó đo độ dài của sợi chỉ bằng thước thẳng.
Thông số kích cỡ của mũ bảo hiểm xe đạp:
- Rất nhỏ: dưới 20″ (51cm)
- Nhỏ: 20″–21.75″ (51cm–55cm)
- Trung bình: 21.75″–23.25″ (55cm–59cm)
- Rộng: 23.25″–24.75″ (59cm–63cm)
- Rất rộng: trên 24.75″ (63cm)
- Một cỡ vừa cho tất cả: có hệ thống điều chỉnh rộng
Hướng dẫn điều chỉnh mũ bảo hiểm xe đạp
Trước tiên, điều chỉnh độ chặt. Nhiều mũ bảo hiểm có bánh răng điều chỉnh giúp bạn có thể nới hoàn toàn ra trước khi đội mũ lên đầu rồi sau đó mới điều chỉnh sao cho vừa khít. (Hệ thống điều chỉnh độ vừa có nhiều loại khác nhau – bạn có thể tìm thấy những chiếc mũ bảo hiểm điều chỉnh độ vừa bằng cách sử dụng các miếng đệm mút có thể tráo đổi vị trí bên trong mũ.)
Tiếp theo, cài và cố định dây cài phía dưới cằm. Các dây đai sẽ tạo thành hình chữ V khi nằm dưới 2 bên tai. (Nếu chúng không tạo thành hình chữ V thoải mái, hãy điều chỉnh nút cài dưới mỗi tai đến khi vừa ý)
Cuối cùng, khi dây cài dưới cằm đã được cài, hãy há miệng rộng ra. Mũ bảo hiểm cần ấn vào đỉnh đầu của bạn khi bạn làm vậy. Nếu không, cài chặt dây cài hơn một chút và lặp lại. (Đừng cài dây quá chặt đến mức trở nên khó chịu.)
Những điều lưu ý thêm về độ vừa của mũ bảo hiểm xe đạp
Kích cỡ của các hãng rất đa dạng. Những thông số kích cỡ phía trên sẽ có sự chênh lệch nhỏ giữa các hãng mũ bảo hiểm khác nhau, vì vậy luôn kiểm tra nhiều lần chu vi đầu dành cho cỡ mũ mà bạn đang cân nhắc. Ngoài ra, giống như với giày, các hãng sử dụng các hình dạng khuôn mũ độc quyền, vì vậy sẽ tốt nhất nếu bạn thử mũ ngay tại cửa hàng để xem hãng mũ đó có phù hợp hoàn hảo với hình dạng đầu bạn hay không.
Nếu số đo của bạn ở giữa hai cỡ, hãy chọn cỡ nhỏ hơn. Những lựa chọn khác là xem xét các mẫu mũ bảo hiểm khác hoặc đội một chiếc mũ lưỡi trai hay mũ len đạp xe để giúp chiếc mũ rộng trở nên vừa hơn. Một vài người lớn có đầu nhỏ cũng có thể đội mũ dành cho trẻ em một cách thoải mái.
Một chiếc mũ vừa vặn là một chiếc mũ ôm sát vừa đủ nhưng không chặt đến mức khó chịu. Nó nên nằm ngay ngắn trên đầu bạn (chứ không phải nghiêng về phía sau) với phần rìa trước nằm trên lông mày bạn khoảng một inch hoặc ít hơn để trán của bạn cũng được bảo vệ. Đẩy mũ sang hai bên và trước sau. Nếu nó dễ dàng di chuyển (một inch hoặc hơn), bạn cần phải điều chỉnh độ vừa.
Lựa chọn bộ phận bảo vệ trên mũ bảo hiểm
Nhiệm vụ trọng yếu của một chiếc mũ bảo hiểm là bảo vệ bạn khỏi chấn thương đầu do va đập có thể xảy ra khi bạn ngã khỏi xe, và những bài kiểm tra để đo độ hiệu quả của mũ đều được thực hiện bằng cách đặt nó vào trường hợp này.
Bộ phận bảo vệ của một chiếc mũ bảo hiểm là lớp vỏ ngoài và lớp lót bên trong được gắn vào nhau:
- Lớp vỏ bằng nhựa của mũ bảo hiểm cung cấp khả năng chống lực đâm thẳng và cho phép mũ trượt trên lực tác động (để bảo vệ đầu và cổ của bạn).
- Lớp lót mũ bảo hiểm được làm bằng mút từ nhựa polystyrene (về mặt bản chất là một loại xốp cao cấp); giúp bảo vệ đầu bạn bằng cách làm chậm và tán lực tác động.
Giờ chúng ta đã biết rằng áp lực lăn cũng có thể gây ra chấn thương não, cho dù tổn thương này có vẻ khó thấy hơn. Kết quả là các hãng sản xuất đã phát triển một loạt các công nghệ – được đặt tên bằng nhiều khái niệm khác nhau – để giảm thiểu nhiều nhất áp lực lăn trong suốt vụ tai nạn. Nếu bạn là một người đạp xe thường xuyên, hoặc đơn giản là muốn yên tâm hơn, bạn có thể quyết định xem liệu giá thành phát sinh cho những công nghệ chuyên dụng dưới đây có đáng bỏ ra hay không:
MIPS: Công nghệ Hệ thống Bảo vệ Áp lực lăn Đa hướng (MIPS), có thể được tìm thấy trên rất nhiều mẫu mũ bảo hiểm từ các hãng khác nhau, bao gồm một lớp giảm va đập có khả năng thay đổi hướng các tác động từ lực lăn bằng cách cho phép lớp lót hấp thụ ảnh hưởng va đập lăn nhẹ nhàng trong suốt quá trình va chạm xảy ra.
WaveCel: Được tìm thấy trên một vài mũ bảo hiểm Bontrager, công nghệ này bao gồm chất liệu lớp lót hình lỗ tổ ong, được tạo ra để cung cấp “khu vực va đập” tinh tế có khả năng hấp thụ cả lực va chạm và lực lăn khi xảy ra tai nạn.
SPIN: Có mặt trên các mũ bảo hiểm POC, công nghệ SPIN (Đệm Cắt Nội Tại) bao gồm những miếng đệm được bơm nhựa silicone có cấu trúc có thể di chuyển bên trong vỏ ngoài để thay đổi hướng của lực lăn khi tai nạn xảy ra.
Các lựa chọn về chức năng của mũ bảo hiểm xe đạp
Thông thoáng khí: Các lỗ thông hơi trên mũ bảo hiểm làm tăng lượng gió thổi qua đầu bạn, giúp giữ cho bạn mát và thoải mái khi đạp xe. Càng có nhiều lỗ thông hơi, mũ cũng sẽ càng nhẹ.
Tấm che mặt: Nhiều người đạp xe thích việc có một tấm che mặt để che nắng – đây là một vật rất phổ biến đối với cộng đồng đạp xe leo núi.
Bảo vệ toàn bộ mặt: Một vài mũ bảo hiểm dành cho đạp xe leo núi có thanh bảo vệ bao quanh cằm để bảo vệ mặt khi đạp xe hay đua xe xuống dốc.
Tương thích với bộ phận gắn: Một vài loại mũ bảo hiểm được thiết kế để cho phép bạn lắp một bộ phận gắn có khả năng giữ máy quay hành động hoặc đèn (được bán riêng).
Chăm sóc mũ bảo hiểm xe đạp
- Tránh dùng các chất hòa tan hóa học đẻ vệ sinh mũ bảo hiểm. Các nhà sản xuất đặc biệt khuyên dùng một miếng vải mềm hoặc bọt biển, cùng với xà phòng dạng vừa và nước. Các tấm đệm có thể tháo rời cũng có thể được giặt.
- Không được cất mũ bảo hiểm trong phòng áp mái, garage, thùng xe hay những khu vực nơi nhiệt độ có thể tăng cao. Nhiệt độ quá mức có thể gây ra hiện tượng nổi bong bóng trên nhiều bộ phận mũ. Không được đội mũ khi nó đã bị làm hỏng bởi nhiệt.
- Tránh cho người khác mượn mũ bảo hiểm. Bạn sẽ cần phải nắm chính xác những điều kiện mà mũ được sử dụng trong suốt vòng đời của nó.
Khi nào nên thay mũ bảo hiểm
Mũ bảo hiểm xe đạp được thiết kế để hấp thụ những va chạm đơn, vì vậy luôn nên mặc định rằng một chiếc bảo hiểm khi đã trải qua bất kì dạng tai nạn nào đều có thể coi là hỏng. Ngay cả khi trông chúng có vẻ ổn, bạn vẫn nên mua một chiếc mũ mới.
Và, ngay cả khi bạn không bị va chạm gì cả (tuyệt vời!), bạn vẫn nên thay thế bất kì chiếc mũ nào sau 5 năm sử dụng. Ô nhiễm môi trường, tia UV và điều kiện thời tiết có thể làm yếu đi các bộ phận sau một khoảng thời gian dài.