Khi đi leo núi, đi du lịch hay cả khi đến trường, một chiếc túi thông thường đôi khi không thể chứa hết được tất cả những đồ đạc, trang bị mà bạn cần mang theo, khi đó, bạn sẽ muốn có một chiếc ba lô dã ngoại ngắn ngày.
Ba lô dã ngoại ngắn ngày thoạt nhìn khá giống với những chiếc ba lô thông thường, như thực chất lại sở hữu nhiều tính năng khác biệt. Bài viết sẽ mang đến cho bạn một số mẹo nhỏ giúp bạn chọn được một chiếc ba lô dã ngoại ngắn ngày ưng ý nhất.
BA LÔ NẮP TRƯỚC (PANEL LOADER) HAY BA LÔ NẮP TRÊN (TOP LOADER)?
Ba lô nắp trước (Panel loader) có một ngăn đựng đồ chính được mở ra bằng khóa chữ U, khi tấm nắp được mở ra hoàn toàn, sẽ để lại không gian phần miệng ba lô rộng, dễ dàng giúp bạn sắp đặt cũng như tìm đồ ở trong ba lô. Loại ba lô này lý tưởng cho người dùng là học sinh, sinh viên, phụ huynh hoặc là các trưởng đoàn trong chuyến đi. Nếu bạn là người chú trọng đến việc sắp xếp hành lý trong ba lô sao cho ngăn nắp thì bạn nên xem xét loại ba lô nắp trước này.
Ba lô dã ngoại ngắn ngày nắp trên (Top loader) thường được thiết kế đơn giản hơn và nhẹ hơn một chút so với ba lô nắp trước có kích thước tương đương. Những chiếc ba lô loại này có thiết kế dây rút để đóng ba lô và có thể nhét thêm đồ vào ba lô dễ dàng hơi. Một số chiếc còn có phần nắp nổi lên, tăng thêm không gian để đựng đồ đạc. Tính năng này rất hữu ích đối với những người yêu leo núi, thường phải mang theo nhiều hành lý trong suốt chuyến đi. Dây đai hai bên ba lô giúp ổn định đồ đạc bên trong. Tuy nhiên, người dùng sẽ hơi khó khăn khi tổ chức và sắp đặt các trang bị trong ba lô.
Ngoài ra, còn có những chiếc ba lô dã ngoại ngắn ngày được thiết kế như là một sự kết hợp giữ ba lô nắp trước và ba lô nắp trên. Đây cũng là một lựa chọn rất hữu ích cho người dùng.
KÍCH THƯỚC BA LÔ NHƯ THẾ NÀO LÀ PHÙ HỢP NHẤT?
Ba lô dã ngoại ngắn ngày 30L là loại ba lô phù hợp với hầu hết các hoạt động leo núi và thể thao đa dạng, đủ sức chứa cho ít nhất là 10 trang bị thiết yếu khi đi leo núi Ten Essentials (xem thêm trong bài viết [WeTrekology] Hiking là gì?).
Kích thước của ba lô thường được phụ thuộc vào mục đính sử dụng của người dùng. Những ba lô dã ngoại ngắn ngày cho hoạt động chạy địa hình (trail-running) thường có thể tích khoảng 10L, trong khi ba lô dã ngoại ngắn ngày cho leo núi (climbing) thì từ khoảng 40 đến 50L. Nếu bạn là trưởng đoàn, hoặc là người sẽ mang hộ thêm trang bị cho những thành viêc khác trong gia đình như trẻ nhỏ thì bạn có thể sẽ phải dùng đến 1 chiếc ba lô dã ngoại ngắn ngày ít nhất 40L.
TÌM CHIẾC BA LÔ PHÙ HỢP VỚI HOẠT ĐỘNG BẠN THAM GIA
Nếu bạn là người yêu thích nhiều hoạt động giải trí ngoài trời, bạn có thể sẽ muốn có nhiều hơn một chiếc ba lô dã ngoại ngắn ngày. Sau đâu là những đặc điểm của một chiếc ba lô phù hợp nhất cho mỗi dạng hoạt động riêng: Đi bộ leo núi trong ngày (Day hiking)
- Đủ sức chứa, thường là 30L
- Túi đựng bên ba lô (thường làm bằng vải lưới đàn hồi)
- Hệ thống túi được thiết kế để cất giữ những vật dụng, trang bị nhỏ
- Phù hợp với túi đựng nước dã ngoại
Leo núi (Scrambling/climbing)
- Thể tích khoảng 40L hoặc có thể chứa hết các trang bị leo núi (dây, móc khóa,…) hoặc mang thêm quần áo
- Thiết kế túi ôm sát người khi leo núi ở địa hình gồ ghề
- Có đệm lưng hoặc khung đỡ tạo sự thoải mái khi mang theo hành lý có trọng lượng lớn
- Các tính năng đặc trưng như: vòng giữ rìu phá băng, chỗ treo giày trượt tuyết hoặc dây lượn sóng gắn vào ba lô để buộc trang bị vào
- Hệ thống dây đai ổn định đồ đạc trong ba lô và một dây đai ngực cũng rất có ích cho bạn khi mang vác ba lô.
Trượt tuyết (Ski touring)
- Ba lô dã ngoại ngắn ngày cho trượt tuyết có chất liệu mềm mại và nhỏ gọn hơn
- Cần thiết phải có đai ngực và đai hông
- Có thể buộc dụng cụ trượt tuyết vào ba lô
- Một chỗ cố định xẻng và dụng cụ cầm tay
- Ba lô leo núi thường cũng khá phù hợp cho những chuyến trượt tuyết ở nơi xa trung tâm thành phố. Đặc điểm của chuyến đi sẽ quyết định bạn sẽ cần một chiếc ba lô với kích cỡ như thế nào cho chuyến đi của mình.
Chạy địa hình (Trail running/adventure racing)
- Ba lô đeo hông (lumbar pack) hoặc ba lô dã ngoại ngắn ngày chuyên dụng nhỏ với thể tích khoảng 25L hoặc nhỏ hơn là lựa chọn phù hợp cho hoạt động này.
- Ba lô đeo hông (lumbar pack) có xu hướng ít dịch chuyển hơn khi bạn chạy, khi mặc, ba lô sẽ đặt ở vị trí dưới lưng, do đó, lưng bạn sẽ không bị nóng và đổ mồ hôi.
Dã ngoại qua đêm (Overnight backpacking)
Với chuyến đi dã ngoại qua đêm, bạn nên lựa chọn một chiếc ba lô dã ngoại ngắn ngày chuyên dụng với các đặc điểm như:
- Có đệm lưng (hoặc khung đỡ ba lô)
- Đệm dưới lưng vừa phải và đai hông có đệm
- Có 1 hoặc 2 khung nhôm trong ba lô để đỡ hành lý nặng hơn
Đi học/ du lịch (School/commuting/traveling)
- Hãy lựa chọn chiếc ba lô có ít nhất 2 ngăn, một chỗ để cất sách vở, không gian để đựng các thiết bị điện tử, và chỗ để giữ những vật dụng nhỏ
- Một tấm đệm sau lưng sẽ ngăn không cho góc của cuốn sách đâm vào lưng bạn
Các loại ba lô dã ngoại ngắn ngày khác
- Ba lô nữ (Women-specific packs) ưu điểm nổi bật nhất là được thiết kế để phù hợp hơn với phụ nữ hơn.
- Ba lô trữ nước (Hydration packs) thường được đi kèm với túi đựng nước, hệ thống ống hút, do đó, cũng thường có giá đắt hơn một chút so với những chiếc ba lô thông thường, có thể sử dụng cùng với túi đựng nước dã ngoại.
- Ba lô đeo hông (Lumbar packs): Khi đeo ba lô sẽ nằm ở phần dưới lưng, thiết kế nhỏ gọn, ổn định, được những người yêu thích chạy bộ sử dụng phổ biến.
- Túi đeo chéo (Sling bags/courier bags): Thiết kế quai đeo, dễ dàng quàng qua một bên vai, đưa những người yêu thích đạp xe lựa chọn sử dụng
Tấm lót lưng thoáng khí (Ventilated back panels)
Một số ba lô được trang bị khung với trọng lượng nhẹ (hoặc các kĩ thuật khác) để giữ cho hành lý tách khỏi lưng bạn, như vậy, lưng bạn sẽ luôn được thoáng khí, phù hợp sử dụng trong những ngày nóng.
Những chiếc ba lô này có thể không phải là lựa chọn tốt nhất khi bạn phải mang theo một khối lượng lớn hành lý vì khi phần hành lý nặng được treo tách khỏi cơ thể thì có thể làm bạn bị mất thằng bằng.
ĐIỀU GÌ LÀM NÊN CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT CHIẾC BA LÔ DÃ NGOẠI NGẮN NGÀY?
Giữa một chiếc ba lô giá rẻ và một chiếc ba lô chuyên dụng thì có gì khác biệt? Khi bạn có ý định tiết kiệm tiền khi mua một chiếc ba lô giá rẻ, có khả năng bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội khám phá những tính năng ưu việt ở một sản phẩm ba lô của thương hiệu hàng đầu, có hiệu quả chứa đồ tốt hơn, tiện lợi và thoải mái hơn, như:
- Đệm, nâng đỡ và định hình: Dây đeo vai và ở một số ba lô, có đệm ở xương bả vai, mang lại sự êm ái, thoải mái trong thời gian dài;
- Thiết kế dành riêng cho nữ giới: Dây đeo vai được thiết kế cho phù hợp vóc dáng của nữ giới; một số ba lô có kích thước phần thân hẹp hơn.
- Chất liệu chắc chắn hơn nhưng nhẹ hơn: Để giảm thiểu chi phí, nhà sản xuất thường sử dụng các chất liệu có trọng lượng lớn hơn và được mua với số lượng lớn. Bên cạnh đó, có nhiều ba lô chất lượng hơn được làm từ chất liệu nylon 630D mang lại độ bền hoàn hảo mà trọng lượng lại nhẹ đi đánh kể.
- Tấm lót lưng thoáng khí: Giúp cho lưng thoáng khí và giảm đổ mồ hôi
- Chất liệu bền: Xu hướng mà các nhãn hiệu hàng đầu đang theo đuổi
- Khóa kéo chống nước
- Túi đai hông: Tiện lợi và dễ dàng cất giữ những vật dụng nhỏ
- Có thể sử dụng kết hợp với túi đựng nước dã ngoại
- Vòng móc dụng cụ và dây ràng (daisy chain): Tạo nên những điểm bên ngoài ba lô để buộc rìu phá băng, giày trượt tuyết, trang bị leo núi hoặc gậy leo núi
- Hệ thống móc trang bị: Một số ba lô có hệ thống dây hoặc bugee cho phép móc các trang bị có kích thước lớn ở ngoài ba lô
- Những chi tiết nhỏ nhưng rất có ích như:
Tấm đệm lưng
Túi đựng phụ kiện giải trí công nghệ, kệ cả tai nghe
Ngăn đựng laptop
Chỗ để chìa khóa
Chất liệu
Chất liệu cũng là một điểm làm nên sự khác biệt về chất lượng của ba lô. Sau đây là tổng quát nhanh về chất liệu của ba lô:
- Nylon thường được lựa chọn nhờ dựa vào tính chất chống mài mòn và chống rách. Trong đó, vải nylon twill với những đường vân nổi, cũng thường được sử dụng cho ba lô.
- Vải Ripstop (nylon/polyester) trong quá trình dệt tạo thành các hình hộp và hình kim cương, chất liệu vải ripstop thì chống rách tốt.
- Vải Kodra (thường là nylon) sử dụng loại sợi có độ chịu lực cao nhằm tăng cường khả năng chống mài mòn và rách. Nhược điểm của loại vải này là sợi vải nặng.
- Vải nylon oxford nhẹ và mềm mại đã được sử dụng để làm ba lô từ nhiều thập kỉ qua.
- Vải pha nylon/polyester nhiều màu sắc, chủ yếu được sử dụng cho các sản phẩm ba lô dã ngoại ngắn ngày thời trang.
- Hypalon là cao su dẻo tổng hợp được sử dụng để gia cố ở những vùng dễ mài mòn, thường là các các điểm tiếp xúc chính của ba lô, đôi khi được dùng để làm miếng vá ba lô. Để không làm tăng trọng lượng của ba lô, người ta thường hạn chế sử dụng chất liệu này.
Độ mịn của vải cũng quyết định chất lượng ba lô như thế nào. Vải làm ba lô càng mịn thì khả năng chịu mài mòn càng cao và có trọng lượng nặng hơn. Những chiếc ba lô dành cho những người yêu thích sự tối giản hay vật dụng siêu nhẹ thì nên có chất liệu vải nhẹ với độ mịn khoảng 70D. Còn với những chất liệu nylon bền, chắc chắn thì thường có độ mịn khoảng 1600D hoặc lớn hơn.
Các chất liệu trên thường được phủ 1 trong 2 loại chất liệu phủ sau:
- Polyurethane (PU) là chất liệu phủ tiêu chuẩn được dùng cho vải bên trong ba lô, có khả năng chống nước đáng kể (tuy nhiên nếu nhấn ba lô trong nước, thì cuối cùng đồ đạc trong ba lô vẫn sẽ bị ướt).
- Silicon được sử dụng để phủ trên các chất liệu vải có trọng lượng nhẹ với độ mịn thấp để giảm khối lượng, và mang lại khả năng chống rách tốt, mặc dù, silicone thì nhanh rách hơn lớp phủ PU. Lớp phủ PU thì cho khả năng chống nước tốt hơn.