Một chiếc lều là trang bị điển hình cho những chuyến dã ngoại, và cũng là một trang bị đắc lực, cần thiết cho một trải nghiệm thú vị. Chỉ cần một chút để ý và bảo quản cẩn thận, chiếc lều của bạn có thể bền chắc và đồng hành cùng bạn trong nhiều năm trời.
Có khá nhiều cách thức, quy tắc và mẹo nhỏ khi bảo quản lều. Nhưng ít nhất, hãy nhớ 4 điều sau đây khi sử dụng và bảo quản lều trại:
- Luôn đọc kỹ hướng dẫn khi sử dụng.
- Nhẹ tay với khóa kéo và xương lều.
- Thường xuyên vệ sinh lều và tấm phủ.
- Không đem cất lều khi còn ướt.
KHI DỰNG LỀU
Sau khi bạn mua được lều, hãy thử dựng trước ngay tại nhà. Đọc kỹ hướng dẫn và thực hành thuần thục cách dựng lều, đồng thời kiểm lại các phụ tùng như xương lều, dây nối đầy đủ trước khi đi. Bằng cách đó, lều của bạn được sử dụng đúng cách và đương nhiên sẽ bền hơn.
Tìm một khu cắm trại: vừa là một quy tắc cơ bản trong bộ quy tắc Không Để Lại Dấu, bạn vừa dễ tìm được khu vực có bề mặt mịn và bằng phẳng, không cây cối. Dọn sạch các mảnh vụn (như cành cây, đá nhỏ) những thứ có thể đâm thủng một lỗ trên sàn lều. Tránh làm lộn xộn thêm bất cứ thứ gì trong khuôn viên. Tuân theo các quy tắc sau:” Khu cắm trại tốt được tìm thấy, không phải được tạo ra. Làm thay đổi cả một khuôn viên là điều không cần thiết. Giữ khu cắm trại trong khoảng nhỏ. Tập trung các hoạt động quanh nơi ít cây cối.”
Sử dụng tấm trải đáy lều. Đây là một tấm vải trải trên mặt đất được thiết kế đặc biệt cho cho đáy lều. Tấm trải lót đáy lều sẽ bảo vệ đáy lều khỏi bị trầy xước; giữ đáy lều sạch sẽ mà sáng dậy bạn có thể gấp lều trên đó. Một tấm trải lót đáy lều cũng ngăn nước mưa khỏi đọng dưới đáy lều. Chuyện này hay xảy ra khi bạn sử dụng tấm trải lót có diện tích rộng hơn diện tích đáy lều. Nếu bạn sử dụng tấm trải như vậy, hay gấp bất cứ phần nào thừa ra xuống dưới lều.
Tránh dựng lều dưới nắng trong thời gian dài: Đây là một điều rất quan trọng nếu bạn muốn giữ lều bền đẹp. Các tia cực tím của mặt trời làm cho vải ni-lông của lều và tấm phủ bị bạc màu. Nếu khu vực cắm trại của bạn có ít hoặc không có bóng râm trong cả ngày, hãy che lều với tấm phủ lều có lớp phủ PU sẽ giúp chống chịu tốt hơn dưới ánh nắng chói chang của mặt trời.
Cẩn thận với xương lều: Với xương lều có dây nối , tránh vội vàng gập xương lều lại, khiến các khúc xương lều đập vào nhau. Bạn có thể thấy rất “sướng tay”, nhưng làm vậy có thể làm nứt xương lều hoặc làm xương lều bị yếu. Tốt hơn, hãy gập từng khúc một bằng tay.
Điều gì sẽ xảy ra nếu xương lều gãy? Hầu hết các nhà sản xuất đều bao gồm một bộ sửa chữa với 1 – 2 đoạn xương lều thay thể, bạn có thể sửa khá nhanh chóng và dễ dàng. Hoặc bạn cũng có thể dùng ống sửa xương lều để giữ một phần của xương lều bị hư hỏng như một thanh nẹp. Đường kính của một ống sửa xương lều lớn hơn một chút so với xương lều của bạn, vì vậy nó có thể trượt lên trên phần xương lều bị cong hoặc gãy một cách dễ dàng. Nếu có băng keo, hãy cố định ống sửa xương lều bằng cách quấn băng keo quanh hai đầu ống.
Cọc lều: Giữ cọc lều cẩn thận và đầy đủ, vì cọc lều có tác dụng cố định lều chắc chắn xuống mặt đất. Nếu bạn quên mang cọc, làm mất chúng hay mặt đất quá cứng để đóng cọc, hãy kiếm một vài sợi dây, lượm một vài hòn đá có kích thước ngang quả dưa và làm theo các bước sau:
- Buộc dây (dây câu hay thậm chí là chỉ nha khoa) quanh 4 hòn đá và gắn 1 hòn đá với dây đã quấn quanh vào dây ở bên ngoài mỗi góc lều.
- Đẩy những hòn đá ra xa cho tới khi lều căng và ổn định nhất có thể.
- Để khoảng 30cm dây buộc giữa hòn đá và góc lều. Sau đó đặt một hòn đá thứ hai lên đoạn dây (có thể đặt 3,4 hòn đá nếu cần thiết). Những hòn đá đặt thêm vào này giữ dây buộc sát với mặt đất và tăng thêm sức nặng và ma sát để giữ an toàn.
- Nếu không có dây? Tìm một vài tảng đá có mặt nhẵn và nhẹ nhàng đặt chúng lên mỗi góc lều. Nếu đá rất mịn, bạn có thể cân nhắc việc đặt chúng bên trong lều để neo các góc. Tuy nhiên khả năng bị trầy xước lều khiến việc này trở thành quyết định có sự rủi ro.
Một số lưu ý khác:
- Tránh ngủ trên bất kỳ bề nào không bằng phẳng. Những nơi trũng có thể bị đọng nước.
- Đóng cọc lều cho căng và sử dụng các dây căng lều để giữ góc để làm căng tấm phủ lều.
- Bị ẩm ướt ở một chỗ nào đó khác có thể do sự ngưng tụ của hơi nước. Điều này xảy ra trong trường hợp mặt đất và tấm trải lều đều có nhiệt độ thấp trong khi sàn lều ấm hơn một chút. Bạn không thể ngăn việc này được, vì vậy hãy đảm bảo bạn đã phơi thật khô các vật dụng sau chuyến đi trước khi cất giữ.
TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG
Nhẹ nhàng với khóa kéo: Đừng cố dùng sức để kéo khóa bị kẹt. Thay vào đó, một tay giữ hai mép khóa kéo chập vào nhau, tay kia kéo qua kéo lại đầu khóa để thoát ra khỏi vị trí kẹt vải. Nếu 2 mép khóa bị tuột, từ từ kéo khoá quay lại cho tới khi hai mép chập lại với nhau. Nếu hai mép vẫn tuột, dùng một chiếc kìm bóp nhẹ khóa một chút để phần kẹp mép khóa được chặt hơn. Chú ý không bóp quá mạnh làm méo khóa.
Bỏ ủng hay giày dép bên ngoài lều hay dưới mái hiên lều. Đất cát, bụi bẩn rơi vào trong lều sẽ làm bẩn lều và dễ gây nấm mốc
Cất đồ ăn vặt trong hộp kín bên trong lều. Côn trùng và động vật có thể cắn thủng lều để tìm kiếm đồ ăn có mùi hấp dẫn.
Không để chó hay thú cưng ở trong lều một mình. Răng và móng vuốt của chúng hoàn toàn có thể cào nát sàn lều nếu bạn không chú ý.
KHI THU DỌN
Giũ lều cẩn thận: Sau khi tháo xương lều, giũ sạch lều trong không khí và nhặt hết rác bám. Nếu lều của bạn là loại dựng không cần đóng cọc, nhấc nó lên và giũ sạch đất cát trước khi bạn cất đi.
Hãy đẩy, không kéo, khi tháo xương lều: Nếu bạn kéo xương lều khi dỡ lều, thường xương lều sẽ bị kẹt và mắc lại vì vải lều. Thêm vào đó, xương lều thường là loại có dây dù co dãn bên trong, nêu nếu kéo bạn sẽ chỉ nắm được một đoạn xương lều, đồng thời kéo căng toàn bộ dây dù bên trong, có thể dẫn tới dãn dây và hỏng xương lều.
Tách xương lều có dây nối ở giữa thay vì từ cuối xương lều: Điều này giúp giảm bớt sức ép trên toàn bộ dây trong. Liên tục tách ở điểm giữa cho tới khi xương lều được gấp gọn hoàn toàn.
Phơi khô toàn bộ trước khi cất vào túi: Những loại lều thông thoáng nhất cũng có những vị trí tích tụ hơi ẩm, thông thường là mặt dưới của sàn lều và tấm phủ. Hơi ẩm tích tụ sẽ có hại cho lều, vì thế hãy chắc chắn rằng mọi thứ đã khô ráo trước khi bạn gấp gọn lại vào túi đựng lều. Bạn có thể treo lên các cành cây hoặc trải lên bụi cây, tảng đá, tuy nhiên cẩn thận kẻo lều bị rách. Còn nếu phải thu dọn mọi thứ khi trời vẫn ẩm ướt, hãy phơi khô lều ngay khi về đến nhà. Phơi phóng tất cả ngoài trời thoáng đãng nếu có nắng là tốt nhất, hoặc trong nhà nếu thời tiết vẫn mưa ẩm.
Cuộn lều cẩn thận, không nhồi nhét như túi ngủ: Như thể vải lều cũng như tấm phủ sẽ không bị nhăn, cũng như có ít hơi ẩm bên trong hơn.
Không gấp lều hoặc tấm phủ lều lặp lại nhiều lần theo một đường gấp: Trong nhiều năm những nếp nhăn có thể trở thành vĩnh viễn và lớp vải chỗ đường gấp sẽ bị giòn dần đi. Hãy gấp lều ở những điểm khác nhau mỗi khi bạn cất nó.
BẢO QUẢN LỀU TẠI NHÀ
Lau sạch và phơi khô hoàn toàn lều sau khi về nhà: Dựng lều ngoài sân thoáng đãng và để lều khô tự nhiên. Nếu nhà bạn chật chội, có thể treo lên dây phơi và để khô.
Chắc chắn rằng lều đã khô ráo trước khi cất: Không có quy tắc chăm sóc lều nào quan trọng hơn quy tắc nào cả. Lều ẩm ướt sẽ mời gọi nấm mốc tới. Sau mỗi chuyến đi, hãy dỡ lều của bạn ra và kiểm tra nó thật kĩ càng. Nếu bạn phát hiện thậm chí chỉ một dấu vết ẩm mốc, hãy dựng lều lên một chỗ râm (ví dụ trong nhà để xe) và để không khí làm khô lều. Nếu bạn có không gian trống, hãy cất giữ lều bằng cách trải lều bên ngoài (không cần thiết cho vào bao đựng). Tránh cất giữ lều ở tầng hầm ẩm ướt hay gác xép nóng.
Cất lều ở nơi khô ráo, không chật chội: Dù bạn có thể gấp lều lại rất gọn trong túi đựng, nhưng đấy không phải là cách bảo quản lều trong thời gian dài. Vải lều nên được trải rộng và thoáng khí. Một chiếc túi lưới loại lớn sẽ rất thích hợp. Không cất lều ở những nơi ẩm ướt, nóng bức như tầng hầm, gác xép kín hay thung xe. Nếu bạn không còn lựa chọn nào khác, hãy bỏ lều trong túi nhựa có miệng khóa kín.
VỆ SINH LỀU SẠCH SẼ
Tốt nhất, hãy vệ sinh lều thường xuyên ngay trong chuyến đi, nhất là mỗi khi lều bị dính đất cát, bụi bẩn hoặc phân chim. Nếu bạn đi dã ngoại thường xuyên hoặc các chuyến đi ngắn ngày, bạn có thể vệ sinh cơ bản sau mỗi lần.
Không giặt lều bằng máy giặt. Nếu đặt trong một máy giặt cửa trên, việc đảo lộn ngược xuôi của trục khuấy trong lồng giặt có thể làm gãy lều và căng quá mức hay thậm chí kéo đứt các đường may. Trong máy giặt cửa trước, việc liên tục bị tung lên và nhào lộn lặp lại nhiều lần có thể làm mất đi lớp phủ chống thấm nước. Lồng sấy cũng không bao giờ là một sự lựa chọn phù hợp; nhiệt độ cao có thể làm hỏng vải lều hoặc tấm phủ.
Lau sạch lều một cách nhẹ nhàng: sử dụng một miếng mút không gây trầy xước với nước lạnh và xà phòng không chất tẩy rửa. Nhẹ nhàng chà khu vực bẩn bằng tay, đặc biệt ở các vị trí được phủ chống nước như sàn lều và tấm phủ. Tránh các chất tẩy rửa gia dụng như nước rửa bát, chất tẩy trắng, tẩy điểm hay các nước ngâm trước khi giặt, vì hầu hết các loại xà phòng gia dụng đều có mùi thơm và sẽ thu hút các loài bọ, chuột, côn trùng. Những loại xà phòng này cũng làm giảm độ bền của lớp phủ chống thấm nước trên lều.
Xử lý nấm mốc và múi hôi: Nấm có thể phát triển bất cứ lúc nào khi lều của bạn bị ẩm. Nó trông rất bẩn và mùi rất khó chịu, có thể làm hỏng lớp phủ chống thấm nước của lều. Nếu nấm đã tồn tại, đây là những điều cần làm:
- Chà nhẹ với một miếng bọt biển.
- Nếu nấm mốc vẫn còn, trộn 30ml MiraZyme® (hay sản phẩm chất khử mùi, diệt nấm tương tự) vào 20 lít nước trong bồn tắm và ngâm toàn bộ lều vào. Chú ý thời gian ngâm lều không được quá lâu, các chất hóa học có thể làm hỏng vải lếu cũng như lớp phủ chống nước.
- Đối với việc diệt nấm tại một điểm, dùng 15ml MiraZyme® (hay sản phẩm chất khử mùi, diệt nấm tương tự) trên 1 lít nước và chà vào chỗ bị nấm bằng mút.
- Dựng lều ở nơi râm mát và thoáng khí. Sau đó trộn 1 chén muối và 1 chén nước cốt chanh với 1 lít nước nóng. Chà vào các chỗ bị nấm mốc và lại phơi lều thêm lần nữa. Việc làm này sẽ ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và loại bỏ mùi hôi (kể cả mùi thức ăn), nhưng lưu ý; không loại bỏ được vết bẩn.
Xử lý nhựa cây: Đây không phải là vấn đề quá lớn, bạn hoàn toàn có thể để nhựa cây khô và tự bong ra khỏi lớp vải lều. Còn nếu bạn muốn làm sạch ngay, sử dụng một chút dầu khoáng và chà nhẹ, tuy nhiên đừng chà quá mạnh tránh làm hỏng vải lều. Sau khi lớp nhựa trôi đi, hãy rửa lại vải lều với nước sạch.
Cân nhắc xịt thêm lớp bảo vệ: Nếu bạn dùng lều thường xuyên hoặc thời tiết khắc nghiệt, bạn có thể sử dụng bình xịt chuyên dụng để tăng thêm một lớp chống nước / chống tia UV cho vải lều.
Vệ sinh khóa kéo và xương lều: Đây là 2 bộ phận dễ bị bỏ qua khi vệ sinh lều. Cọ rửa sạch sẽ bụi bám, sau đó bôi một lớp bôi trơn lên khóa kéo
CHỐNG THẤM NƯỚC CHO ĐƯỜNG MAY VÀ TẤM PHỦ
Chống thấm nước cho lều và tấm phủ là một cách đơn giản để kéo dài tuổi thọ lều. Hầu hết các sản phẩm này cần tới 24 giờ để khô hoàn toàn, vậy nên hãy cân nhắc thời gian cũng như không gian dựng lều trong nhà để lều khô nhanh nhất.
Phủ lại đường may bị hở: Hầu hết các đường may được bịt kín bằng băng keo đường may, giúp bịt những lỗ nhỏ tạo ra bởi mũi kim khi 2 miếng vải được khâu lại với nhau. Hãy thay thế những đoạn băng keo bị bong bằng cách dán lên mặt ngoài của vải. Ban cũng có thể dùng cách này để vá những lỗ nhỏ li ti trên vải lều.
Nếu lớp chống nước trên vải lều đã hỏng, cân nhắc xem bạn nên phủ thêm lớp chống nước hay thay lều mới: Khi sàn lều hoặc tấm phủ đã bị thấm nước, bạn có thể phủ thêm một lớp chống nước bên ngoài bằng cách lau sạch phần bị thấm nước, sau đó xịt lớp chống thấm ở mặt ngoài. Hầu hết các loại lều ngày nay đều có tấm phủ bán rời, vậy nên chỉ khi sàn lều đã hỏng quá mức, bạn hãy cân nhắc thay lều mới.
Lựa chọn sản phẩm chống nước phù hợp: Hầu hết vải lều và tấm phủ đều làm từ polyester hoặc nylon và phủ PU lên trên. Một số loại khác lại làm từ nylon siêu nhẹ phủ với silocone, loại vải này rất bền và không cần thêm lớp chống nước. Vậy nên hãy chọn đúng loại xịt chống nước và bọc đường may phù hợp với lều của bạn.