Gậy leo núi là trang bị tối thiểu của những người leo núi, đi bộ đường dài, đi du lịch dã ngoại. Lý do đơn giản bởi vì chúng giúp bạn tăng khả năng thăng bằng, hỗ trợ trên mọi loại địa hình.
Gậy leo núi hữu ích nhất đối với những ai có đầu gối hoặc mắt cá chân yếu hoặc bị tổn thương, đặc biệt là khi đi xuống dốc, bởi vì gậy sẽ hấp thụ một số tác động bình thường mà cơ thể của bạn vẫn hứng chịu. Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Y học Thể thao, gậy leo núi có thể làm giảm lực nén trên đầu gối lên đến 25%. Điều này có nghĩa là cơ thể của bạn không phải chịu áp lực lớn đến hàng tấn khi tham gia một hoạt động dã ngoại thông thường.
Gậy leo núi sẽ không làm giảm tổng năng lượng mà bạn tiêu hao bởi bạn sẽ phải dùng tay nhiều hơn so với khi bạn leo núi không dùng gậy. Tuy nhiên, gậy giúp bạn phân bổ việc sử dụng năng lượng, giúp khả năng leo núi của bạn bền bỉ hơn.
Để chọn được chiếc gậy phù hợp nhất, bạn hay tuần tự làm theo các bước sau:
- Gậy đơn hay gậy đôi: Trước tiên bạn cần quyết định mình sẽ cần một chiếc gậy đơn hay một cặp để cầm cả hai tay.
- Tìm chiều dài thích hợp: Chiếc gậy phải vừa chạm đất khi cánh tay cầm gậy của bạn gập một góc 90 độ và song song với mặt đất.
- Các tính năng: căn chỉnh được, có thể gấp gọn, hấp thụ chấn động, trọng lượng nhẹ, cơ chế khóa (đi kèm với khả năng căn chỉnh) là một số tính năng bạn nên cân nhắc khi mua.
- Ghi nhớ một số lưu ý: có một số điều nhỏ bạn cần nhớ để có thể sử dụng chiếc gậy thật hiệu quả.
TẠI SAO PHẢI SỬ DỤNG GẬY LEO NÚI
Gậy leo núi mang lại nhiều lợi ích sau:
- Tăng độ cân bằng và vững chãi của bước chân.
- Giúp giảm tải áp lực dồn xuống chân và các khớp gối khi xuống dốc.
- Phân bổ một phân trọng lượng của bạn vào vai, tay và lưng khi leo dốc giúp đôi chân của bạn đỡ mỏi và tăng lực cho từng bước chân.
- Hỗ trợ chinh phục những con suối, nơi có điạ hinh nhiều sỏi đá gồ ghề hay trơn trượt cực hiệu quả.
- Giúp ổn định nhịp chân bước trong chặng đường dài
- Đẩy lùi thảm thực vật nhô ra từ các đường mòn và thăm dò địa hình sũng nước cho các lỗ hổng và các điểm lầy lội.
CÁC LOẠI GẬY LEO NÚI
- Gậy leo núi (trekking poles): Được bán theo cặp, sử dụng đồng thời, gậy leo núi giúp tăng khả năng thăng bằng, giảm áp lực lên đầu gối khi bạn leo núi hay đi bộ đường dài. Phần lớn có thể điều chỉnh độ dài, một số số có kèm lò xo chống shock bên trong để giảm lực va chạm.
- Gậy đi bộ đường dài (hiking staffs): Đôi khi được gọi là gậy đi bộ, gậy đi du lịch dã ngoại, là gậy đơn, sử dụng hiện quả khi đi trên đia hình tương đối bằng phẳng, với hành lý nhẹ hoặc không hành lý mang theo. Gậy đi bộ đường dài có thể điều chỉnh độ dài, một số có bộ phận chống shock. Chúng cũng có thể được gắn kèm một đế gắn máy quay phía dưới tay cầm để sử dụng như một chân máy.
KÍCH THƯỚC GẬY LEO NÚI
Một chiếc gậy leo núi dài đúng chuẩn với bạn sẽ đẩy cánh tay của bạn gập thành một góc khoảng 90 độ và song song với mặt đất, đầu gậy vừa chạm đất ở ngay gần bàn chân. Đa số các loại gậy đều có thể điều chỉnh độ dài để phù hợp với nhiều khổ người khác nhau. Tuy nhiên, một số loại gậy leo núi không thể căn chỉnh được hoặc chỉ thay đổi một chút. Một số hướng dẫn sau sẽ giúp bạn tìm được loại gậy có kích thước phù hợp:
Với gậy điều chỉnh được:
- Nếu bạn cao hơn 1.8 mét, hãy chọn loại gậy có độ dài tối thiểu là 1.3 mét.
- Nếu bạn thấp hơn 1.8 mét, hầu hết các loại gậy đều có thể thu ngắn để bạn cầm vừa tay.
Với gậy không điều chỉnh được:
- Sử dụng bảng sau để ước lượng kích thước gậy bạn cần:
Chiều cao cơ thể | Kích thước gậy nên dùng |
Thấp hơn 1.55 mét | 100 cm |
Từ 1.55 – 1.7 mét | 110 cm |
Từ 1.7 – 1.8 mét | 120 cm |
Cao trên 1.8 mét | 130 cm |
Điều chỉnh kích thước của gậy
Nếu bạn có một chiếc gậy có thể điều chỉnh kích thước, bạn nên biết phải căn chỉnh nó như thế nào cho phù hợp với mỗi tình huống. Một chiếc gậy không vừa tay sẽ khiến cả cánh tay, lưng và cổ của bạn khó chịu và đau nhức.
- Khi đi bộ nói chung, căn chỉnh sau cho khi cầm gậy trong tay, cánh tay gập lại một góc khoảng 90 độ và đầu gậy vừa chạm đất ở gần bàn chân.
- Nếu gậy của bạn gồm 3 khúc, hãy giữ khúc gần tay cầm ở mức giữa, sau đó căn chỉnh khúc cuối đến khi gậy có độ dài thích hợp. Nếu bạn cần căn chỉnh lại gậy trong quá trình di chuyển, bạn chỉ cần mở và điều chỉnh lại đoạn gậy ở trên cùng.
- Khi leo lên dốc cao và dài, bạn nên thu ngắn gậy lại khoảng 5 – 10 cm để phù hợp với địa hình và chống gậy trong tư thế hiệu quả. Dốc càng cao, gậy càng phải thu ngắn lại. Bạn phải căn chỉnh để gậy hỗ trợ động tác leo dốc mà vai bạn không bị đau, bị đẩy lên quá cao hoặc cọ xát mạnh với quai vai của ba lô. Nếu bạn cảm thấy như vậy, bạn cần thu ngắn chiếc gậy hơn nữa.
- Khi xuống dốc, hãy kéo dài gậy thêm khoảng 5 – 10 cm. Chiếc gậy lúc này sẽ giữ cơ thể bạn thẳng đứng và thăng bằng hơn.
- Nếu bạn đi bộ đường dài, hãy tùy chỉnh gậy dựa theo địa hình bạn gặp.
CÁC TÍNH NĂNG CỦA GẬY LEO NÚI
Tùy thuộc vào chuyến đi của bạn, bạn có thể cân nhắc một số tính năng cho gậy leo núi như sau:
- Có thể điều chỉnh: Phần lớn gậy leo núi có thể điều chỉnh độ dài để tăng khả năng thăng bằng trên những loại địa hình khác nhau. Chúng có thể điều chỉnh được từ 24 đến 55 inch (61 đến 140cm). Thông thường bạn sẽ cần chỉnh gậy ngắn lại khi lên dốc và dài ra khi xuống dốc.
- Không thể điều chỉnh: Một số loại gậy leo núi không cho phép bạn điều chỉnh kích thước của chúng. Tuy nhiên những loại gậy này sẽ nhẹ hơn vì không có các bộ phận khóa, nên sẽ rất thích hợp nếu bạn cần giảm thiểu trọng lượng hành trang một cách tối đa hoặc biết rõ mình chỉ cần một kích thước gậy trong suốt hành trình.
- Có thể gấp gọn: loại gậy này có thể gập lại thành các khúc như khi bạn gấp xương lều, chứ không đơn giản là thu gọn lại vào bên trong như các loại gậy thông thường khác. Đây là loại gậy tiện lợi để mang theo, dễ sử dụng và gọn nhẹ nhất.
- Gậy chống shock: Loại gậy này có lò xo bên trong để hấp thụ lực va chạm khi bạn đi xuống dốc. Với phần lớn gậy, tính năng này có thể khoá lại khi không cần thiết, ví dụ như lúc bạn đi lên dốc. Tính năng chống shock được khuyên sử dụng nếu bạn có cổ chân, đầu gối hoặc hông yếu hoặc bị đau. Gậy chống shock có giá nhỉnh hơn.
- Gậy tiêu chuẩn: Loại này không có tính năng chống shock, nhẹ và rẻ hơn. Mặc dù loại này không hấp thụ lực va chạm khi xuống dốc, chúng vẫn cung cấp độ thăng bằng và sự hỗ trợ tương đương.
- Siêu nhẹ: Loại gậy siêu nhẹ có trọng lượng khi văng gậy thấp hơn, khiến chúng có thể di chuyển nhanh và dễ dàng hơn, đông nghĩa bớt mệt mỏi hơn khi phải đi quãng đường dài. Gậy leo núi siêu nhẹ dễ mang vác. Chất liệu làm cán gậy là chìa khoá quyết định tổng trọng lượng gậy.
- Giá gắn máy quay: Một số gậy leo núi có kèm theo một giá gắn máy quay trên gậy, dưới tay cầm, cho phép sử dụng gậy leo núi như một chân máy quay.
CƠ CHẾ KHÓA CỦA GẬY LEO NÚI
Gậy leo núi có 2 hoặc 3 bộ phận có thể khớp vào nhau cho phép điều chỉnh độ dài. Sự điều chỉnh này giúp gậy có thể thích ứng với chiều cao của bạn cũng như bề mặt địa hình. Cơ chế khoá được sử dụng để chốt chặt gậy ở độ dài bạn mong muốn và giữ cho chúng khỏi bị trượt khi sử dụng. Phần lớn gậy leo núi sử dụng một trong 4 cơ chế khoá sau:
- Khoá đòn bẩy ngoài (External lever lock): Cơ chế dạng đòn bẩy kẹp, dễ dàng điều chỉnh ngay cả khi đẹo găng tay.
- Khoá bấm (Push-button lock): Gậy với cơ chế khoá dạng này sẽ bắt gắn và chốt chặt gậy chỉ với một lần kéo. Nhấn vào nút bấm để thả khoá và gấp gậy.
- Khoá xoắn (Twist lock): Kết cấu giống như đinh ốc, rất bền và chắc chắn.
- Khoá kết hợp (Combination lock): Một số gậy sử dụng kiểu khoá kết hợp các cơ chế khoá khác nhâu để đạt được sự cân bằng về độ bền, trọng lượng nhẹ và dễ sử dụng. Ví dụ, một cây gậy có thể sử dụng khoá dạng đòn bẩy cho phần trên cán và khoá dạng xoáy cho phần dưới cán gậy.
CHẤT LIỆU CHẾ TẠO CÁN GẬY LEO NÚI
Chất liệu chế tạo cán gậy là chìa khoá quyết định tổng trọng lượng gậy leo núi.
- Nhôm: là sự lựa chọn bền và tiết kiệm. Gậy nhôm nặng từ 18 đến 22 oz mỗi cặp (500 đến 625g). Trọng lượng thực (và giá) có thể dao động một chút phụ thuộc vào độ dày của gậy, khoảng từ 12 đến 16mm. Dưới áp lực cao, thép có thể bị cong nhưng hiếm khi gãy.
- Sợi các-bon: là một lựa chọn tốn kém hơn nhưng có trọng lượng nhé hơn, những gậy loại này thường nặng từ 13 đến 18 oz (370 đến 500g). Chúng tốt trong việc giảm thiểu chấn dộng, nhưng dưới áp lực cao, gậy bằng sợi các-bon có nguy cơ nứt, gãy cao hơn gậy bằng nhôm. Nếu bạn leo núi ở địa hình gồ ghế, xa hẻo lánh thì đây là điều nên chú ý.
CHẤT LIỆU CHẾ TẠO TAY CẦM GẬY LEO NÚI
- Gỗ bần (cork): Chống ẩm từ mồ hôi tay, giảm thiểu chấn động, được làm phù hợp nhất với hình dạng bàn tay.
- Mút xốp: Chất liệu này hút ẩm mồ hôi tay, là vật liệu mềm mại nhất.
- Cao su: Bảo vệ tay khỏi lạnh, va chạm và chấn động, tốt nhất cho các hoạt động dưới thời tiết lạnh. Tuy nhiên, cao su dễ làm trầy và rộp da nếu tay nhiều mồ hôi, bởi vậy ít phù hợp khi leo núi trong thời tiết ấm.
GẬY LEO NÚI THEO GIỚI TÍNH HOẶC ĐỘ TUỔI
Một số mẫu gậy quảng cáo rằng dành riêng cho nam, cho nữ hoặc trẻ em, tuy nhiên đa số gậy leo núi đều được sản xuất để sử dụng chung. Sự khác biệt chủ yếu nằm ở kích thước gậy, trọng lượng, tay cầm và màu sắc. Vậy nên hãy chọn gậy dựa trên kích thước, tính năng và màu sắc mà bạn thấy phù hợp nhất.
CÁC TÍNH NĂNG KHÁC
- Đai cổ tay: Khá nhiều mẫu gậy leo núi có trang bị thêm đai cố tay. Tuy nhiên để đai cổ tay thực sự phát huy hiệu quả, hãy luồn tay từ dưới lên trên, xuyên qua đai và nắm lấy tay cầm. Như thế cổ tay bạn sẽ được bảo vệ và bàn tay nằm thoải mái. Bạn cũng có thể điều chỉnh độ dài của đai cổ tay để đai nằm ở vị trí bạn muốn, hoặc để bạn có thể rút tay ra dễ dàng khi cần. Chú ý rằng một số mẫu gậy có đai thiết kế riêng cho tay phải/trái hoặc có đệm mút để tránh trầy xước cổ tay.
- Phụ kiện đi tuyết: Gậy leo núi thường kèm theo phụ kiện đi tuyết nhỏ, có thể tháo lắp. Phụ kiện này dùng để thay thế đầu gậy khi đi trên bề mặt nhiều tuyết hoặc bùn
- Đầu gậy: Đầu gậy bằng thép hoặc hợp chất cacbua thường được dùng để mang lại khả năng bám đường cho gậy, ngay cả trên băng. Đầu gậy bọc cao su giúp tăng tuổi thọ của đầu gậy, bảo vệ các thiết bị của bạn khi cất gậy trong túi. Chúng cũng phù hợp khi sử dụng ở những khu vực nhạy cảm, giúp giảm thiểu tác động của gậy lên mặt đất. Đầu gậy bằng cao su góc cách (thường được bán riêng) sử dụng cho đường nhựa hay các bề mặt cứng khác.
MỘT SỐ LƯU Ý
Chống gậy đều với nhịp chân
Rất nhiều người leo núi không quen chống hai gậy leo núi cùng lúc vì không thể nào đưa gậy theo đúng nhịp của hai chân (ví dụ chân phải, gậy trái, chân trái, gậy phải). Nếu bạn không thể bắt nhịp được, hãy cứ đi như thường nhưng không dùng gậy trong một lúc để bạn quen nhịp chân trước, sau đó chống gậy ngay khi cảm thấy ổn. Bạn sẽ dần quen và hình thành phản xạ mà không cần phải chú tâm vào nó nữa.
Chống gậy song song
Đôi lúc bạn có thể muốn chống cả hai gậy song song cùng lúc xuống đất và tiến tới hai bước, chống gậy lần nữa rồi lại bước tiếp. Cách này có thể rất hiệu quả khi bạn lên hoặc xuống dốc, nếu bạn cần giữ thăng bằng thật tốt với cả hai gậy.
Đi một cách tự nhiên
Khi sử dụng gậy, bạn vẫn nên đi và vung tay một cách bình thường như thể không có gậy. Mũi gậy có thể hơi hướng về phía sau, nhưng như thế bạn có thể lựa thế chống gậy xuống đất để đẩy người về phía trước.
Vượt qua các chướng ngại
Gậy leo núi có thể rát hữu dụng khi bạn gặp phải các địa hình khó hoặc chướng ngại vật.
- Sông, suối cắt ngang: Gậyleo núi sẽ giúp bạn bước chân vững vàng hơn dù phải lội qua dòng nước. Chú ý mỗi lần chống gậy xuống, bạn phải cảm thấy gậy thật chắc chắn trước khi bước tiếp. Nếu nước sâu, kéo dài gậy hết mức có thể.
- Chướng ngại trên đường: Gậy leo núi có thể giúp bạn bước qua một tảng đá lớn. Chống hai đầu gậy xuống đất, đặt chân lên tảng đá. Khi bạn nhấc chân kia lên, chống mạnh gậy xuống đất để tạo lực đẩy người lên trên.
- Đi trên dây: Nếu bạn phải đi trên dây, hãy chống gậy xuống đất để giữ thăng bằng khi bước. Nếu phải vượt qua sông bằng cách này, bạn có thể dùng gậy đặt ngang và đều hai bên để giữ thăng bằng thật tốt.
Kết hợp với lều
Một số loại lều và tấm phủ siêu nhẹ cần gậy leo núi để gia cố chắc chắn. Nếu bạn gặp trường hợp như vậy, kiểm tra chắc chắn rằng gậy leo núi của bạn thích hợp với lều và tấm phủ. Thông thường, gậy điều chỉnh được sẽ thuận tiện hơn vì bạn có thể căn chỉnh chiều dài thân gậy cho phù hợp nhất.