PHẦN 7: LANG THANG KHẮP VÒNG TRÒN LỚN
Rời Angkor Wat, nó muốn tới thăm cổng Tây, một cổng ít được khám phá nhưng Mr. Kun nói do đường vào đó nhiều đá dăm nên anh ấy không chở tất cả vào được. Có là gì, trekking với nó là chuyện quá đơn giản, đường bằng, khoảng 1,5km từ trục đường chính thôi mà. Con đường rợp bóng cây, cũng hun hút xanh ưng không gây cảm giác uể oải, nó đi nhanh lắm. Vẫn là kiến trúc cổng bốn mặt nhưng cổng Tây không có những hàng dài quân sĩ nâng rắn thần Naga như các cổng khác. Đây là cổng còn khá nguyên vẹn với khung gỗ, với mặt đường lát gỗ. Có cảm giác cổng Tây chính là cầu nối thế giới trong thành với ngoài thành, nối từ thủa Angkor xa xưa tới cuộc sống hiện đại hôm nay. Bóng cây to xòa xuống như che chở cho cổng tránh khỏi sự bào mòn của thời gian, của thời thời tiết. Thế nhưng không gì là mãi mãi, những phiến đá ghép mũi và miệng trên khuôn mặt Quan thế âm ở phía nam cổng đã bị biến mất cùng năm tháng. Trở về xe với thời gian nhanh nhất có thể, không muốn ảnh hưởng tới mọi người nên nó không trek sang cổng Đông nữa. Nếu mà đi nốt tới cổng Đông, nơi được mệnh danh là “Gate of the dead”, thì tức là nó đã đi tất cả các cổng ra vào của thành Angkor. Ngày mai, nếu có thể, nó sẽ đi vào cổng Đông. Chiếc tuk tuk của Mr. Kun lại đưa chúng nó qua cổng Bắc. Thiết kế của cổng Bắc và cổng Nam tương tự nhau, có thể nói là đối xứng với nhau.
Con đường núi rợp bóng mát tiếp tục đưa khách lữ hành tới đền Preah Khan. Cảm nhận đầu tiên, ngôi đền này kiến trúc giống với Ta Prohm chiều qua đi thăm quá. Ngôi đền xây dựng cuối thế kỷ 12, ban đầu thờ Phật nhưng sau này theo phong cách Ấn Độ giáo, thờ các vị thần như Vishnu, Shiva. Ngôi đền ngày nay mang đậm tính tâm linh bởi ngôi đền này được xem là “hồ của máu”. Do trong chiến tranh, đền chứng kiến hàng ngàn cái chết của tù binh người Chàm và cái chết của vị vua Chàm. Ngoài vị thần thờ chính của ngôi đền là Lokesvaravara thì ngôi đền còn thờ đến 430 vị thần khác. Preah khan cũng có hai cổng Đông và Tây, lần này nó đi vào theo cổng Tây trước, hơi “ngược” vìđền quay về phía Đông. Nhưng để theo đúng trình tự, nó sẽ kể lại theo đúng lộ trình vào Preah Khan từ cổng phía Đông. Đường đi vào Preah Khan, hai bên là hàng dài các cây cột đá, chân các cột này có tạ chình chim thần Garuda. Tiếp đến du khách qua một cầu giống như ở Angkor Thom với hai bên là các thần và quỷ ôm con rắn chín đầu. Điều này cho thấy PreahKhan trước đây là chỗ ở của hoàng gia, có thể nơi đây Jayavarman VII làm cung điện trong khi Angkor Thom đang được xây dựng. Qua cầu đá là đến cửa thành vòng ngoài, cửa thành được bảo vệ bởi các tượng chim thần Garuda to lớn. Trên cửa là tháp (gopura) rất hùng vĩ. Đi qua hai bức tường thành nữa là đến hệ thống kiến trúc đền với các điện, hành lang,phòng, đền thờ. Trong điện được gọi là “Điện người múa”, vì trên mi cửa vào làcác điêu khắc vũ nữ apsara rất đẹp, thỉnh thoảng có tổ chức những điệu múatruyền thống Khmer. Ở vòng thành thứ ba, đền làm bằng chất liệu là đá ong với 4 tháp.Trong đó cái phía Đông là lớn nhất.Trên đường vào trung tâm, nó phát hiện thật nhiều những bức tường“thầm thì”. Có vô số những lỗ nhỏ trên các bức tường đá bám đầy rêu và địa y. Không biết đã có bao nhiêu lỗ nhỏ trong số chúng lưu giữ những bí mật, và không biết đã có bao nhiêu kẻ đã từng xem “In the mood for love” mà học theo cách chôn giấu bí mật của anh Lương Triều Vỹ. Chỉ biết rằng, những nốt tròn tròn nhỏ nhỏ trên các bức tường đá trở thành một bí ẩn trong các ngôi đền. Thi thoảng, nó bắt gặp những hoa văn họa tiết hình hoa rất to và rõ trên các vách đá.Dưới nắng vàng rực rỡ, màu thời gian trưng ra được tất cả sự cổ kính ngàn năm. Dọc đường đi, thi thoảng nó cũng bắt gặp những yoni.
Giữa trung tâm Preah Khan có một tháp hình chuông (stupa) cho thấy đền Preah Khan ban đầu được xây là đền Phật giáo. Nhưng cũng chính nơi này, chị em nó lại bị “chăn gà” một lần nữa. Đang hí hoáy với chiếc máy ảnh chụp tháp chuông cùng mảng tường đá đối diện chi chit những nốt “thầm thì”, thì có một bác Police nhiệt tình ra chỉ cho góc chụp thế nào lấy được ánh nắng hắt vào trông tháp như một ngọn nến. Nói rồi bác chỉ cho chỗ nào còn dấu vết của những họa tiết theo phong cách Hindu, rồi bác lại chỉ cho thấy những cây Tung, cây Knia đồ sộ như thế nào. Nhân thể, hỏi thăm bác ấy về suối ngàn Linga, bác này có vẻ ấm ớ, nói một hồi, bác mới hiểu ra vấn đề, và cũng chắc như đinh đóng cột là cái Linga trên Kulen chị em nó định đi thì phải mua vé. Nhẹ dạ, cả tin,cứ tưởng là người ta hiếu khách, ai dè, police cũng là kẻ chăn gà siêu cấp. Nói nhăng vài câu như anh chàng Ram trong Slumdog miliionare lúc hướng dẫn trong Taj Mahal đây mà, dù biết thế nhưng không thể không moi ví trả tiền cho sự tin người mù quáng của mình được. Cái chữ Police này lại một lần nữa làm mình thấy dị ứng, y như lần để quên ví ở chỗ các bạn “Police” bên Lào. Lúc nhớ ra quay lại để xin thì ngược lại bị các bạn ấy “xin” đểu, ức chế thế không biết.
Thật ra thì có rất nhiều người bản địa thật sự tốt bụng. Ví như anh bạn tuk tuk bắt chuyện lúc chị em nó ngồi đợi trên xe của Mr. Kun. Ban đầu cứ tưởng là thằngcha này ra mời đi tuk tuk, hóa ra không phải. Bạn ấy nói chị em nó thật maymắn, vì Mr, Kun là một tuk tuk driver tốt nhất ở Siem Reap ah nha, không chỉ tiếng Anh rất rất trôi chảy mà còn nhiệt tình với khách. Rồi bạn ấy hỏi han xem cảm nhận về đất nước và con người Cambodia như thế nào. Nó cười, giơ hai tay hai cái vòng ra cho bạn ấy xem, bạn ấy hình như hiểu ý nó muốn nói gì. Bạn ấy không cười mà nói rằng, thật ra kể cả ngườ iCambodia vào đây cũng sẽ có nhiều vòng như nó. 😀 Điều này làm bạn ấy thấy buồn vì nhiều khi du khách sẽ nghĩ xấu về đất nước bạn ấy. Hehe, bạn này cũng cótinh thần học tập ghê lắm nha, bạn ấy bảo bạn ấy chỉ biết nói “xin chào” thôi. Dạy bạn ấy “tạm biệt” với “cảm ơn” thế là bạn ấy cứ lẩm nhẩm nói đi nói lại chỉ sợ quên mất.
Bạn ấy cũng chờ khách của bạn ấy, nên chắc chắn sẽ còn gặp lại bạn ấy ở các đền khác nữa.
Neak Pean là một ngôi đền nhỏ trong lòng hồ, nói chung nó không ấn tượng với ngôi đền “con rắn quấn” này. là một hòn đảo nhân tạo với một chùa trên một đảo hình tròn ở Preah Khan Baray được xây trong thời kỳ trị vì của vua Jayavarman VII. Tên của ngôi đền này có nguồn gốc từ tác phẩm điêu khắc rắn thần Naga chạy xung quanh kiến trúc ngôi đền. Nơi đây người ta “bố trí” một hồ nước trên dãy Himalaya có khả năng trị bách bệnh. Có 4 hồ nhỏ ở bốn phía và một hồ trung tâm. Neak Pean được xây dựng với mục đích y tế, người ta tin rằng bốn hồ xung quanh kết nối với nhau đại diện cho đất, nước, lửa và gió. Theo Ấn Độ giáo, đi vào các hồ này sẽ lấy lại được cân bằng, và do đó có thể chữa được bệnh. Hồ nước trung tâm có tượng Bahala (Quan thế âm hóa thành con ngựa) như là một biểu tượng phòng chống đuối nước.
Hành trình “cưỡi ngựa xem Neak Pean” chưa đầy 10 phút thì quanh ra, vì ngó nghiêng chả thấy bác tour guide nào cho nó nghe ké tí thông tin, mà cũng không được lại gần đền nào nên chuyển sang Ta Som cho kịp lịch trình. Trước khi vào thăm ngôi đền, nó được thưởng thức nhân của quả thốt nốt. Trước đây mới chỉ biết người ta làm đường thốt nốt, chứ còn món “thạch thốt nốt” này thì chưa thấy bao giờ. Vị thạch thanh thanh, ngọt mát. Quả thốt nốt là mọc thành từng chùm như dừa. Ban đầu, nó tưởng đây là dừa cảnh J. Sau khi dùng dao gọt đi lớp vỏ ngoài trắng xốp, bằng một cách thủ công nào đó, “thạch” được lấy ra. Một “viên” trắng, to như viên bánh chay, không có mùi đặc trưng. 1 túi thạch có 3 viên như thế, có giá là 1000 Riel. Có lẽ vì quá say sưa với công cuộc tách vỏ tìm thạch, mà chúng nó quên béng đi trả tiền nước dừa vừa uống. Xấu hổ ghê cơ.
Ta Som là một ngôi đền nhỏ xây dựng cuối thế kỷ 12, dưới thời vua Jayavarman VII, đây cũng là nơi thờ đức vua cha của ngài. Ngôi đền bao gồm một tòa duy nhất, với xung quanh là các bức tường bao quanh bằng đá ong. Có hai cổng vào, tất cả đều theo kiến trúc Gapura với các mặt cười phong cách Bayon. Thư viện nhỏ trên đường dẫn vào đền chính nay chỉ còn một đống đổ nát, hoang tàn. Ấn tượng nhất với Ta Som là Gopura phía Đông được một cây to bao trùm, bộ rễ không khổng lồ như mấy cây Tung, cây Knia bên Ta Prohm nên không mang lại sự đồ sộ, hoành tráng. Rễ cây chỉ như rễ đa, rủ xuống dịu dàng vỗ về, chở che gopura. Phát hiện mang tính đột phá nhất của nhóc em gái ở khu vực cổng này là mấy đứa nhỏ bán hàng rong ở đây có chấy. Những lúc không bán hàng, chúng ngồi bắt chấy cho nhau. Một nhóm mấy bạn Slovakia nhờ chị em nó chụp ảnh giúp, ngược lại, chúng nó lại nhờ tiếp một anh bạn đi 1 mình bấm máy hộ. Đây cũng là những người bạn mà dọc hành trình sau đó, ở đền hay ở chỗ ăn cơm chúng nó liên tục gặp gỡ và chuyện trò cùng nhau. Thế nên, nếu các bạn gặp một ai đó nhiều hơn 3 lần trong khu vực Angkor thì cũng đừng vội nghĩ đó là cái gì quá huyền bí nha.
Máy ảnh lại hết pin, chết tiệt. Buổi sáng thì vấn đề thẻ nhớ, chưa chụp được bao nhiêu lại hết pin. Đành tạm hoãn công cuộc thăm thú, đi ăn để sạc máy ảnh đã nào. Mr. Kun có lẽ đã đoán được nhu cầu ăn uống rẻ lên hàng đầu của mấy đưa du lịch bụi chúng nó, hoặc có thể trên vòng tròn lớn này, chỉ có khu ăn uống gần đền East Mebon đây thôi nên anh ấy dẫn tới. Tất nhiên các quầy hàng ở đây không thể so với nhà hàng hôm qua, nên cũng không có ổ điện mà sạc pin được nữa. Thậm chí quạt cũng không có, nhưng bù lại, giá cả có thể mặc cả xuống còn chưa tới 1 nửa giá trên thực đơn. Vẫn là cơm gà, cơm bò truyền thống, nhưng cơm ở đây ngon hơn cơm ở Pub Street vì không cứng như đá, còn gà và bò lại có cách chế biến hơi khác, thịt ăn mềm, chỉ là hơi ngọt thôi. Vì khách tới người ta mới làm đồ ăn nên cũng phải đợi chút xíu. Cô chủ hàng rất dễ tính, mặc dù trả giá sít sát như thế, rồi khi ăn còn muốn có “free fan” mà cô vẫn tươi cười quạt tay cho chúng nó. Lúc thanh toán nó không quên xin xỏ thêm 2 chai nước miễn phí nữa. Tất nhiên cô cười xòa không tính toán, thế là nịnh nọt cô ấy chụp hình kỷ niệm với cái con bé khách du lịch quái dị như nó. Và tất nhiên là cả Mr.Kun, cả anh bạn tuk tuk gặp ở Preah Khan đang ở bàn đối diện, cả 3 bạn Slovakia, cả bạn đi một mình ngồi trong quán đều không khỏi cười to trước hành động “được voi đòi Hai Bà Trưng” của chúng nó.
Đối diện quán ăn của cô chủ dễ tính là East Mebon. Ngôi đền cổ từ thế kỷ thứ 10 này cũng thờ thần Vishnu và Shiva. Hai bức tường bao quanh và ba tầng với đầy đủ vật liệu xây dựng rất bền của người Khmer: đá sa thạch, gạch, đá ong và vữa. Cao nhất là một tháp trung tâm trên một nền vuông, bao quanh bởi bốn tháp nhỏ hơn ở bốn góc của hình vuông. Các tòa tháp được xây bằng gạch lỗ thì phải, vì không có ai hướng dẫn nên nó đoan vậy khi thấy chi chít những lỗnhỏ trên tường của đền.
Các tác phẩm điêu khắc ở Đông Mebon tiêu biểu nhất là voi đá cao tầm 2m ở góc của tầng đầu tiên và thứ hai. Ngoài ra còn có cảnh tôn giáo với thần Indra trên voi Airavata ba đầu của mình, và Shiva trên gắn kết của mình, con bò Nandi thiêng liêng đươc khắc trên rầm đỡ đặc biệt thanh lịch. Du khách đứng trên tầng cao nhất còn có thể tưởng tượng tới cảnh hồ nước bao quanh ngôi đền này một thời. Nhưng có lẽ con mắt của nó chỉ có thể thấy cơn giông đen kịt trờ iở trước mặt, còn nhìn được gì là thanh lịch, mĩ miều nữa, mà tưởng tượng bến thuyền đậu này kia. Haiza, du lịch Cambodia đầu mùa mưa nên những cơn mưa kéo đến bất chợt là điều dĩ nhiên. Nhưng mà mưa thì lại hụt mất buổi ngắm hoàng hôn Bakkheng ư??? Cầu trời, giông thì cứ giông thôi, lát nữa mây đen bay đi nhá, sunset đang đợi nó ở Bakkheng rồi J. Thêm một điểm ghi chú nữa là bắt đầu từ địa điểm này, cứ gặp anh nào bảo vệ, soát vé hay hướngdẫn viên nó đều bắt chuyện hỏi thăm hai cái suối ngàn Linga trong truyền thuyết,đồng thời hỏi luôn vụ thuê xe ô-tô ý mà. Càng nhờ được nhiều người thì càng có nhiều mối, càng dễ dàng mặc cả, trả giá chứ sao. Giông thì kệ giông, lại con cà con kê hỏi thăm này nọ.
Hành trình còn 3 đền nữa, thế nên lịch sử “vừa đi vừa chạy” của ngày hôm qua lại lặp lại.
Pre Rup – ngôi đền hóa thân xây dựng vào thế kỷ thứ 10, là một kiến trúc đền – núi được kết hợp giữa các vật liệu xây dựng gạch, laterite và sa thạch. Pre Rup đã được dành riêng để thờ thần các thần Hindu Shiva. Tên của ngôi đền phản ánh niềm tin phổ biến ở Cambodia rằng đám tang được tổ chức tại chùa, tro rải khắp các hướng là một trong những nghi lễ giúp người chết đi dễ dàng siêu thoát và có một kiếp nạn mới tốt hơn.
Ngôi đền hình vuông với 4 bức tường bao bọc. Những khối đá ong cùng sa thạch tôn lên giaiđiệu rưc rỡ trong ngôi đền vào mỗi buổi sớm mai và chiều muộn. Ngoài Bakkheng thì Pre Rup cũng là một địa điểm để ngắm hoàng hôn. Bốn gopuras bên ngoài là hình chữ thập, có một phần gạch trung tâm (bao gồm ba phòng hai bên là hai lối đi độc lập) và một hành lang đá sa thạch ở cả hai bên. Hoặc là bên trong cửa ngõ phía Đông là một nhóm ba tháp canh Bắc vào Nam. Ngôi đền có kiến trúc Kim tự tháp với măt chân rộng 50m và ba tầng dốc lên tạo thành một mặt rộng 35m. tầng thấp nhất được bao quanh bởi 12 ngôi đền nhỏ. Từ cổng chính vào đền là cụm 5 tháp nằm cạnh bức tường. Đáng lý ra phải 6 tháp, thế nhưng cho đến bây giờ người ta vẫn không hiểu, tại sao người ta lại không xây dựng tháp thứ 6. Năm tháp này được xâydựng theo trục Bắc Nam. Còn tháp thứ 6, dường như chưa bao giờ được xây dựng. Phía trước, qua một cánh cổng khác, các thư viện xuất hiện ở tầng thứ hai và nằm 2 bên trênđường đi bộ riêng. Bước vào các cấp độ cao hơn là tượng các sư tử đá ngồi ,có tất cả 12 con.
Ở phía trên, năm tòa tháp được bố trí: một ở mỗi góc của hình vuông và một ở trung tâm. Vị thần khắc như phù điêu đứng gác ở hai bên của cửa phía đông tháp trung tâm, cửa khác của nó là cánh cửa giả. Tháp phía tây nam một lần chứa một pho tượng của Lakshmi, tháp phía tây bắc một bức tượng của Uma, tháp phía đông nam một bức tượng của thần Vishnu và tháp phía đông bắc một bức tượng thần Shiva.
Ngôi đền được sử dụng như là nơi hỏa táng thi hài của dòng dõi Hoàng Gia. Đền được sử dụng như là lò thiêu, tro cốt được đưa trực tiếp vào thờ tại các tháp chính của đền. Ngay trước cửa ra vào có một hòn đá “bể”, nhưng các học giả tin rằng đó là một tầng hầm để một bức tượng đồng Nandi hơn là được sử dụng cho các nghi lễ hỏa táng.
Chính tại ngôi đền này, chúng nó bắt chuyện với soát vé lúc lên thăm đền, thế mà thăm xong xuống có ngay một bác Som ở đâu lao ra quảng cáo nhận chở xe 12 chỗ lên Kulen với giá 65$. So với giá mà khách sạn nói với Mr. Kun là 90$ thì đã rất hời rồi. Thêm nữa, Mr. Kun cũng nói đây là chỗ bạn bè của anh ấy nên tin là nếu ngày mai thuê xe của em trai bác Som thì sẽ chắc chắn họ tới đón chúng nó. Nhưng chưa quyết định vội, cứ để xem tình hình ra sao. Đúng là thông tin nhiều người cùng truyền đi bao giờ cũng có tác dụng hơn là chỉ người một người một hỏi nhau.
Chiếc tuk tuk cùng Mr. Kun lại đưa chúng nó tới một ngôi đền khác, đền Banteay Kdei. Trên đường đi lại nhận được một cuộc điện thoại của một bác lái xe ô-tô lên Kulen. Hóa ra bác này là nhờ một anh soát vé lúc thăm đền Pre Rup anh ấy hỏi giúp cho. Giá mà anh này đưa ra thậm chí còn rẻ hơn, chỉ 50$. Nhưng vì chỉ là gọi điện thoại nên cũng không có gì đảm bảo và chắc chắn cả, chỉ là có thêm một địa chỉ để có thể so sánh giá và cân nhắc thêm thôi.
Cô em gái đã thấm mệt nên nhất định nó ngồi đợi trên tuk tuk, dù biết là chẳng nói chuyện được gì với Mr. Kun nhưng vẫn không vào thăm đền. Hí hoáy chụp ảnh ở cổng đền, nó phát hiện một em bé Cambodia đang rất tò mò và háo hức với ống kính. Cậu bé kiễng đôi chân đi đất lên để nhòm nhòm ngó ngó. Từ xa, bố mẹ cậu bé bối rối gọi nó lại, nhưng nó vẫn chưa muốn rời đi. Ah, té ra là cậu chàng muốn chụp ảnh. Không kịp chụp thêm 1 tấm với chiếc máy ảnh dự phòng thứ hai vì sắp hết pin, nó vội vàng bế phốc thằng bé lên để nhờ anh Cường chụp giúp. Cu cậu bị bế lên bất ngờ thì sợ quá, mặt nghệt ra. Tiếc là không có cửa hàng rửa ảnh nào ngay đó để đưa tấm hình luôn cho cu cậu.
Ngôi đền này được xây dựng, phù hợp với phong cách của Ta Prohm và Preah Khan cùng thời kỳ vua Jayavarman VII trị vì, nhưng có kích thước nhỏ hơn. Đền được xây dựng như một Tu viện Phật giáo.
Banteay Srei được người Pháp phát hiện năm 1914, trở nên nổi danh năm 1923 nhờ có 4 tượng Apsarabị Andre Malraux đánh cắp. Tác giả “Thân phận con người”, cũng là bộ trưởng văn hóa Pháp dưới thời de Gaul đã bị bắt tại Phnom Penh sau đó.
Đây là ngôi đền đầu tiên nó thấy xuất hiện nhiều hàng rong trên đường vào đền đến thế. Giá cả trong này khá đắt. Một chiếc hộp ống nhỏ thôi, bác du khách Nga đã mua với giá tới 15$. Xuất hiện một vài hạt mưa nhè nhẹ. Hai đứa trẻ bán hàng rong lại tiếp tục những âm “lady” kéo dài tiếp cận nó. Có 2 đứa, lại sẵn có vài đồng tiền Riel lẻ, cho chúng nhưng không quên dọa nếu gọi thêm các bạn nữa thì không có đứa nào được tiền hết. Phải cáo dần chứ đồng bọn nó mà bâu vào lúc này có mà chết dở.
Trên các bức tường hay các cột đá đều có hình các nàng Apsara. Banteay Srei còn có nghĩa là “Citadel of the Women”, người ta cho rằng ngôi đền quá tinh xảo nên chỉ có thể được xây dựng bởi bàn tay phụ nữ. Có lẽ đây cũng chỉ là một cách nói để làm nổi bật sự đặc sắc của Banteay Srei. Phần vì sợ mưa, phần vì thấy kiến trúc giống với Ta Prohm và Preah Khan nên nó không thật sự quan sát tỉ mỉ. Thế nhưng cũng vẫn cố gắng đi ra cổng “hậu”, nó vẫn hi vọng thấy một gopura với một bất ngờ như bên đền Preah Khan chăng??? Tiếc là con đường ra cổng vẫn xa, và cổng vẫn là mặt cười quen thuộc, không có rễ cây trùm lên mà chỉ có tán cây xanh rì che đi những hạt mưa nhè nhẹ rơi xuống. Mr. Kun đợi ở cổng vào, thế nên phải quay lại theo lối cổng vào. Quay về phía một cây to hoành tráng không kém các cây bên Ta Prohm, nó không chỉ chụp được bộ rễ dài lan rộng trên mặt đất như những con trăn khổng lồ mà còn chộp được bức ảnh bắt chấy rất đỗi đời thường.
Vẫn còn cái hồ tắm hoàng gia dành cho vua và hoàng hậu Srah Srang chưa rõ nằm ở phía nào, nhưng vội vì đủ lý do, phần vì chắc chắn còn có lần nữa quay lại Siem Reap dài ngày nên nó tặc lưỡi bỏ qua vậy, lần sau sẽ tới. Ra tới cổng thì những hạt mưa cũng không còn nữa. Đúng là dọa tâm lý nhau quá đi mất. Mải miết đi như ăn cướp vì Mr. Kun có nói, nếu trời mưa thì chỉ có khoảng 300 khách được leo lên Bakkheng thôi. Một mặt, nếu không về trước 4h, e là không kịp lên Bakkheng. Thế là dự án quay lại Ta Prohm ngày hôm qua coi như phá sản rồi. Vẫn còn một đền nữa chưa thăm thú, mà phía trước mặt lại là hình ảnh hồ nước trong veo bao quanh Angkor. Chạy lên đấy làm vài tấm nhảy yomost và tận hưởng cái gió mát lành của Angkor.Lại lần nữa gặp 3 bạn Slovakia, các bạn cũng teen lắm, cũng nhảy, và vẻ mặt cóvẻ thán phục mấy kẻ nhảy cao như nó. Tạm biệt mấy bạn nha, nó đi trước đây. Cô em gái cũng vẫy tay tạm biệt mấy em nhỏ ở quầy bán hàng rong gần đó. Có lẽ trong lúc đợi nó trong đền, nhóc này đã kịp body language với các bạn cho đỡ chán đây mà.
Prasat Kravan cũng làngôi đền dừng chân cuối cùng trong hành trình đi đi chạy chạy ngày hôm nay. Mặc dù có lúc cơn going kéo đen kịt trời nhưng thật may chỉ vài ba giọt mưa thể hiện nỗi nhớ đất là chả thấy mưa gió gì nữa. Nhanh nhanh thăm thú còn về leo núi Bakkheng, dù cho cơ hội ngắm hoàng hôn hôm nay có lẽ là 0%. Prasat Kravan quay về hướng Đông, thờ thần Vishnu và được xây dựng từ gạch đỏ. Đáng chú ý là bức phù điêu lớn của thần Vishnu và Lakshmi đã được khắc trên bức tường xây bằng gạch đỏ. Đây là loại tác phẩm nghệ thuật điêu khắc là khá phổ biến trong các đền thờ Chăm, nhưng hiếm trong di tích Khmer.
Ấn tượng về Prasat Kravan trong nó không phải là những kiến trúc phù điêu đầy chất nghệ thuật mà lại là cái cây to phía sau đền. Tất nhiên, cây to này không phải cây hòe già của vùng đất Vụ Nguyên trong truyện, nhưng đứng dưới tán cây ấy, một cảm giác thân quen bất giác dâng trào.
Thân thuộc quá, đứng trên đất nước bạn mà ngỡ như đứng dưới sân nhà mình.