HỒI KÝ SIEM-PENH VỪA ĐI VỪA CHẠY – Part 4 BÍ MẬT NGÔI MỘ CỔ CÙNG CƠN GIÔNG TỐ Ở TAPROHM- LẠC ĐƯỜNG VERSION 1

Rời Bayon, mấy chị em nó tiếp tục đi tới Baphuon. Đây là ngôi đền thờ thần Shiva, và được coi là Tử Cấm Thành (nơi sinh hoạt) của các vương triều Angkor. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, các vương triều Angkor quan niệm chỉ có thần thánh mới được thờ trong đền làm bằngđá còn bản thân Tử Cấm Thành của các vị vua cũng chỉ làm bằng gỗ mà thôi. Chínhvì vậy, Tử Cấm Thành thực sự không còn tồn tại cùng thời gian được, nó chỉ còn là phế tích nằm sau một bức tường thành bên đấu trường Voi và cạnh Baphuon mà thôi.

Baphuon là một ngôi đền với tường bao quanh hình vuông, có 4 lối vào ra. Lối vào chính là một cây cầu Naga dài. Cầu rắn Naga nối chân đền (thế giới con người) tới đỉnh ngôi đền (thế giới thần linh).Đây cũng là ngôi đền yêu cầu du khách ăn mặc lịch sự khi vào thăm. Không hiểu sao, khi nó đặt chân lên những bậc thang, các nhân viên lại gõ gõ vào ký hiệu bà bầu với nó. Nó giật mình nhìn lại xem có gì cấm kỵ không, thì bạn ấy lại cười toe. Ah, trêu nó cơ đấy. Chắc tại bụng nó “mít” quá chăng??? 😀

Baphuon có kiến trúc ba tầng và là ngôi đền nổi tiếng với bức tranh Phật nhập Niết Bàn trên bức tường đá dài 40m.Và đây cũng chính là “trò chơi xếp hình lớn nhất thế giới” khi trùng tu ngôi đềnnày. Mặc dù ban đầu ngôi đền xây dựng vào giữa thế kỷ thứ 11 để thờ thần Shiva của đạo Hindu, nhưng tới thế kỷ thứ 16, ngôi đền chuyển thành ngôi chùa Phật giáo với bức tranh Phật nhập Niết Bàn ở bức tường phía Tây. Do đặc điểm xây dựng trên nền đất cát nên ngay từ khi bức tường Phật nhập Niết Bàn được thêm vào. Thời kỳ Khơ-me Đỏ, ngôi đền càng bị phá hủy nhiều hơn. Thời kỳ khôi phục và trùng tungôi đền cũng gặp nhiều trục trặc, vì khi dỡ các viên gạch, người ta đã đánh số nhưng việc xếp lại không đơn giản như người ta nghĩ. Bài toán xếp hình tính đếntháng 4/2011 đã hoàn thành sau 51 năm bắt tay thực hiện. Ngày 3/7/2011, quốc vương Sihamoni và tổng thống Pháp Fillon là những vị khách đầu tiên đặt chân vào thăm ngôi đền trong ngày khánh thành trùng tu.

Từ Baphuon, hai chị em nó đi bộ sang Quảng trường Hoàng Gia và Sân Voi. Con đường đi mòn đi qua một gốc cây mà rễ cây mọc ra uốn quanh như đôi rắn, trông thật khiếp vía. Tuy nhiên, du khách lại có vẻ rất thích chụp ảnh dưới gốc cây này. Giữa những gốc cây thốt nốt, du khách dừng chân ngắm ngôi đền Trời Phimeanakas. Ngôi đền này khá nhỏ, nhưng vì không có nhiều thời gian trong hành trình “vừa đi vừa chạy” nên chị em nó chỉ kịp bắt chuyện một chị hướng dẫn viên đang ngồi đợi khách vài câu. Tiếc là bất đồng ngôn ngữ, chị ấy nói tiếng Pháp chứ không nói được tiếng Anh, và cái vốn vài chữ tiếng Pháp nó học được chỉ đủ nói tên nó, nó tới từ đâu. Nó thích Angkor thế nào. Chấm hết. Nhìn lên ngôi đền có vẻ hoang sơ và nhiều đổ nát, còn có những giàn giáo bắc lên trùng tu, nó quyết định bỏ qua ngôn đền trời này, về nhà tìm thông tin trên mạng. Lần sau quay lại Angkor với 7 ngày, nó sẽ quay lại nơi đây.

Đền trời xây dựng cuối thế kỷ thứ 10,theo phong cách Khleang và tới thời vua Suryvarman II, đền được xây lại với kiếntrúc kim tự tháp ba tầng, cao trên 30m, trên đỉnh kim tự tháp này tương truyền có một tháp bằng vàng, trong tháp có hồn rắn Naga chín đầu. Hồn rắn Naga chín đầu(rắn Naga chín đầu tượng trưng cho con đường dẫn lên thiên đàng) nửa đêm xuất hiện dưới dạng một người phụ nữ. Thế nên nơi đây còn là nơi nghỉ đêm của Vua cùng với rắn thần. Nhà vua đã trải qua ca canh gác đêm đầu tiên mỗi đêm với một cô gái Naga trong ngôi tháp đó, chỉ có ca gác thứ hai nhà vua mới quay về cung với hoàng hậu. Kể cả hoàng hậu cũng không được đi vào đền này. Naga là chủ đất tối cao ở xứ sở Khơ-me, nếu nhà vua không có mặt, tai họa sẽ giáng xuống vùng đấtcủa ông. Tương truyền những bậc thang gỗ chính là con đường dẫn vua leo lên ngủ cùng rắn thần Naga.

Băng qua đền Trời, rẽ sang bên phải, chị em nó tới Sân Voi. Bên trái Sân Voi là Cung điện Hoàng Gia – nơi sinh hoạt của vua – xưa kia làm bằng tre và gỗ. Trải qua bao nhiêu thăng trầm và biến cố của lịch sử, ngày nay Quảng trường Hoàng Gia chẳng còn lại gì kể cả là phế tích. Sân Voilà khán đài nơi vua quan triều đại Angkor tới xem đấu Voi. Cùng với sân vua Hủi và 12 tháp con giáp gần đó tạo thành một quần thể điêu khắc trên đá với nhiều tầng. Nơi trung tâm sân voi là nơi vua cùng với quan đại thần xem duyệt binh voi được xây dựng trên nền đất cao. Từ vị trí này vua có thể xem rõ toàn bộ quân đội voi và cảnh duyệt binh, hay những màn đấu voi phía đưới. Ngay tại sân trung tâm này có những linh sư canh gác ở mỗi vị trí góc. Cuối bậc tam cấp là điêu khắc đá vớinhững chú voi rất sắc sảo mỗi bên 3 con. Trên các tường, bệ chung quanh sân lànhững điêu khắc đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật Khmer Angkor: voi diễn hành, cưỡi voi chơi polo… Ở các góc tường bệ là các tượng điêu khắc hình chim thần garuda dùng tay nâng đỡ sân. Trên khu này còn sót lại một tượng “vua Hủi”,tương truyền là vua Jayavarman VII. Bức tượng được gọi là “Vua Hủi” vì sự đổi màu và rêu phát triển trên đó là gợi nhớ của một người có bệnh phong, và cũng bởi vì nó phù hợp với một huyền thoại của Campuchia Angkor về vị vua Yasovarman I- người mắc bệnh phong. Cấu trúc hình chữ U của khu quần thể này được lý giải bởi đây từng là nơi diễn ranghi thức hỏa táng trong cung điện Hoàng Gia.

Đối diện Sân Voi là khu Prasat Sour Prat (dịch theo tiếngViệt là tháp tử thần). Đây là nơi hành hình phạm nhân. Bên trong các tháp này chứa một con vật hành hình gồm có: cọp, beo, rắn, rết, bò cạp, v.v. Tùy theo tội trạng mà phạm nhân đó được đưa vào tháp nào. Có 12 tháp tương ứng với 12 con giáp gồm: chuột, trâu, cọp, thỏ, v.v. Phạm nhân bị giam cầm trong đó trong một tháng. Nếu sau một tháng, phạm nhân ra ngoài mà còn sống, vua sẽ cho là thần thánh tha mạng nên được miễn tội và tự do. Nếu sau một tháng, phạm nhân đã chết thì có nghĩa là có tội. Nhưng hầu như khó có phạm nhân nào chịu nổi cực hìnhnày và tất cả phạm nhân đều bị chết trước 30 ngày. Mỗi bên chia làm 6 tháp và giữa của 2 bên cụm tháp là con đường dẫn ra Cổng Victory của Angkor Thom. công dụng của các tháp này thì khác. Chúng dùng với mục đích phân xử. Ngày xưa không có luật pháp và không có quan hay nhà xử kiện, các tháp này sẽ làm nhiệm vụ đó.Nếu 2 người có kiện tụng hay tranh cãi, Vua sẽ cho nhốt 2 người vào tháp, nếusau vài ngày, người nào chết trước, người đó sẽ thắng kiện. Việc thây ma, hayxác chết có xảy ra , sẽ chẳng có ai để điều tra hay quan tâm. Nếu phát hiện cóngười chết trong nhà mình, người dân Khmer thời Angkor sẽ kéo thây ma đó ranghĩa địa và không có một điều tra hay phán quyết nào.

Đây là những thông tin mà sau khi về nhà, nó lên mạng tìm thấy. Chứ hôm đó, hai chị em nó lang thang sân Voi thấy nắng quá, đành tìm xeMr. Kun ngồi nghỉ và đợi hai anh chị nữa để đi. Nó cũng không hề biết có nơi 12 tháp. Xe của Mr. Kun có một đặc điểm mà không phải tất cả các xe khác đều có,anh ấy có nước lạnh phục vụ cho du khách. Ban đầu, chúng nó nghĩ là uống nước lạnhcủa anh sẽ bị tính giá “cắt cổ”, nhưng anh giải thích, đấy là dịch vụ của anh,bao gồm trong giá đi xe. Wow, quả là một người lái xe tuk tuk rất biết kinhdoanh nha. Thế nên chúng nó vui vẻ uống nước lạnh free và chuyện trò cùng Mr.Kun. Ai bảo là nó không thích nghe nịnh nhỉ? Sự thật là khi Mr. Kun bảo anh ấyđoán nó là sinh viên, nó thấy sướng rơn. Haha, ai mà không muốn mình trẻ mãi cơ chứ. Mr. Kun cũng nói, vì là sinh viên nên chắc không có nhiều tiền, lát nữa điăn thì chỉ ăn chỗ rẻ rẻ thôi. Nó mừng quýnh. Không ngờ anh tuk tuk này nhiệt tình và hiểu khách du lịch như thế. Cái nắng oi ả và gay gắt khiến chị em nó mệt phờ. Thế nhưng Mr. Kun không hề tỏ ra khó chị khi hai anh chị đi cùng vẫn chưara. Anh ấy tiếp tục câu chuyện về nền giáo dục của đất nước anh ấy. Nó thắc mắcvề việc các anh lái xe tuk tuk là chỉ biết nói hay còn biết viết tiếng Anh nữa.Vì nó từng thấy rất nhiều tour guide ở Sapa nói tiếng Anh, tiếng Pháp cực giốngngười bản địa nhưng lại không đọc và viết được. Có vẻ câu hỏi của nó hơi ngớ ngẩn,Mr. Kun cười sảng khoái, và nói rằng Siem Reap là thành phố du lịch, nên chínhphủ mở các lớp học ngoại ngữ free cho mọi người. Đi học tất nhiên là biết đọc,biết viết.

Cuối cùng thì chiếc tuk tuk cũng lên đường với 4 hành khách, không có thời gian để thăm hai ngôi đền Bắc và đền Nam Kleang. Mặc dù hai ngôi đền này đều xây dựng cùng một phong cách và cùng dọc trên trục bắc namcủa con đường ra cổng Victory nhưng không cùng xây dựng ở một thời điểm. Đền Bắcxây dựng dưới thời Rajendravarman II bằng gỗ và sau đó xây dựnglại bằng sa thạch dưới thời Jayavaraman V, đền Nam có kiến trúc nhỏ hơn và xây dựng sau, dưới thời Suryavarman I. Khleang có nghĩa là nhà kho nhưng mục đích chính của hai Khleangs này lại là nơi tiếp khách hayphòng nghỉ cho khách quý tộc hoặc đại sứ tới thăm. Cổng Victory cũng giống nhưcổng Nam hiện ra trước mắt chị em nó. Cổng này cũng có kiến trúc đá tảng ghéphình khuôn mặt Quan thế Âm ở bốn phía trên đỉnh (gopuras). Cũng có hai hàng tượngđá với thần linh và ác quỷ, canh giữ cổng thành. Lúc này đã là 12h trưa nên hầu như vắng bóng khách du lịch ở cổng Chiến thắng. Có lẽ cũng vì quá mệt vì vừa đi vừa chạy theo tour guide các đoàn nghe hóng và quá mệt vì cái nắng oi bức xứnày nên nó chẳng còn hứng thú chụp choẹt nữa. Đằng nào thì cổng nào chẳng có 4 phía mặt cười, 2 hàng tượng đá, rắn thần Naga. Thế nên chỉ cần yomost 1 kiểu đánh dấu thôi. Lịch trình trước khi tới địa điểm ăn trưa vẫn còn ba đền nữa, đólà Thnommanon, Chau Say Tevoda và TaKeo – ngôi đền duy nhất không có hình điêu khắc trên đá. Anh Kun đúng là quá nhiệt tình. Vì anh muốn chúng nó có nhiều thời gian ú tim ở Taprohm- bí mật ngôi mộ cổ nên anh sắp xếp lịch trình như vậy, chịuđói một chút nhưng sẽ tiết kiệm được thời gian. Nếu có thể, chiều anh đưa chúngnó đi khinh khí cầu hoặc lên Bakkheng ngắm hoàng hôn. Cả nhóm nhất trí ngồi nghỉngơi uống nước dừa, trước khi thăm 2 ngôi đền gần nhau. Giá 1 quả dừa là 1$,quá rẻ so với Việt Nam, nhưng phàm là ở mấy nơi du lịch, vẫn cứ nên trả giá. Có tất cả 5 người, nên chúng nó trả giá 4$ cho 5 quả dừa lạnh. Có quả hơi chua,nhưng là nước dừa nguyên chất, chứ không có chuyện nước dừa 1 quả “chế” thành 3, 4 cốc như ở Việt Nam. Thấy một đoàn khách, là y như rằng, các bạn bán hàng rong bâu vào mời chào. Đứa nào cũng có 1 bài như đứa nào. Chúng chìa cái bộ postcard ra và mời: “lady, please buy for me. One, two, three, …” Cứ như thế chúng đếm tới 10, và lại tiếp tục: “1$ for 2 pictures, lady”. Ôi chao, cái chữ“lady” chúng mới kéo dài làm sao, nghe mới “đáng yêu” làm sao. Tiếp tụctrả giá, 2$ cho 10 cái postcards. Đồng ý xong, chúng nó véo von nói tiếng Việtvới mình. Hehe, các bé này tiếp tục mời chào mua hàng bằng tiếng mẹ đẻ củachính du khách mới khiếp chứ:D. Ngồi đây dây dưa, nghe vài câu “lady” nịnh nọt, chắc là mua hết cả nống vòng vèo của chúng mất.

Trên đường vào Thommanon, nó thấy các em bé Cambodianđang chơi trò “tàu bay giấy” giống y như thủa nhỏ nó đã từng chơi. Thế là nó cũng ham hố, nhảy vào xin chơi cùng. Cứ tưởng là luật chơi cũng tương tự, hóa ra không phải, ởbên này là chơi đôi. Tức là hai đứa cùng nhau nhảy. Nhưng chắc tại nó chưa quen nên lũ trẻ đồng ý cho nó chơi đơn. Mỗi lần tung viên sỏi là một lần chúng nó chỉ trỏ. Chúng nói tiếng địa phương nên nó không biết là gì. Nếu không nghe thấy tiếng gọi nhờ chụp ảnh, chắc nó còn chơi tiếp. Lâu lắm mới được quay về tuổi thơ như thế. “Okun” cùng mấy cái bánh gạo đem chia cho chún. Cảm giác lâng lâng, niềm vui nho nhỏ làm nó quên đi mệt và cơn đói. Thommanon là một ngôi đền Hindu, thờthần Shiva và Vishnu. Lối vào đền từ phía đông, qua một cổng với đỉnh gopura và theo sau đó cũng là một nhà dài (mandapa). Tòa nhà độc lập tách ra khỏi đền chính là thư viện. Bên trong đền, nó bắt chuyện được với một tour guide và biết được nơi đây là nơi vua thường tới làm lễ tại chính điện, ngoài ra, anh còn chỉ cho nó thấy những kiến trúc điêu khắc tinh xảo trên các bức tường sát trần. Chỗ nào là hình ảnh của các vũ nữ Apsara, đâu là hình ảnh của rắn thần Naga, cỗ nào là hình ảnh con voi, đâu là hình ảnh con cá sấu… Tất nhiên là nó không thểmoi thêm được ý nghĩa của những chi tiết đó, vì đồng nghĩa với việc có thêm một vài mẩu chuyện nhỏ, mất tới vài đô. 😀 Cái này về nhà lên mạng kiếm thông tin sau ha.

Rời Thommanon cũng là lúc máy ảnh của nó hết sạch pin. Thế là bắt chuyện vội vàng với một bác khách, cũng chẳng kịp hỏi tên bác ấy. Nhờ bác ấy chụp ảnh giúp rồi xin bác ấy cái email. Bởi vì vừa đi vừa ghi chép nên lúc nào trong túi nó cũng có giấy và bút sẵn sàng. Chau Say Tevoda là một ngôi đền không có gì đặc sắc, thậm chí nó còn thấy chán ghét. Vì cũng chính tại đây, nó lại bị “chăn gà”. Hóa ra sợi dây đeo bên tay trái ở Bayon không giúp nó thoát bị làm thịt. Một bà cố già, cạo tóc còn 1 phân, giơ tay dí mấy nén hương vào tay nó. Mặc dù đã dứt khoát đẩy ra:“No. I had a lucky bracelet and I dont want to have bracelet more” nhưng bà talàm như không hiểu, vẫn cứ lôi tay nó, rồi chỉ trỏ: “one, two”. Rồi buộc vàotay nó, cuối cùng là chỉ vào cái đĩa phía dưới, 2$ đi tong. Xong, lại bị chăngà lần nữa. Hai tay hai dây nhắc nhở nó, lần sau thấy hương khói ở đâu thìtránh xa hoặc chạy thật nhanh nha.

Trên đường đi ăn trưa, tuk tuk qua một cây cầu gỗ. Cũng giống như mấy cây cầu bắc qua khe suối ở bên Lào, trên mặt cầu có các lớp gỗ, tạo thành các rãnh lối đi cho ô-tô và xe máy. Phía trước cầu là một thân cây to, rễ cây trùm kín lên mảng tường thành phía dưới, tạo thành một cấy cầu rễ cây khá bắtmắt. Mr. Kun biết máy ảnh của nó đã hết pin nên nói đi ăn trưa xong quay lại chỗ này cũng không sao. Ngược đường thì tức là tốn thêm xăng, thế mà bác ấy nói không sao ah??? Ở Việt Nam ah, còn lâu nhá, đi thêm tính thêm tiền, ai mà chiềuđược các mẹ trẻ. Ngẩn người nhìn anh bạn lái xe một lúc rồi mới nhớ ra là mình phải cám ơn người ta. Lại ríu rít líu lo mấy chữ “okun”.

Trên đường đi, nó thấy có khá nhiều xe bán thức ăn bên đường,nhưng vì cần tìm một nhà hàng có ổ điện để sạc pin và giải quyết nỗi buồn nên cũng không có dịp thử chút đồ ăn vỉa hè của nước bạn xem thế nào. Xe đỗ trước mộtnhà hàng, và cũng là nhà hàng duy nhất trên đường thì phải. Nó nhớ mang máng có anh nào đó trên phuot.vn nói về nhàhàng Khơ-me này rồi. Hỏi Mr. Kun một suất ăn giá có đắt không, anh ấy nói cũng không rõ lắm, chắc là anh cũng chỉ chở khách tới chứ chưa vào đây ăn. Mời anh ấyđi ăn cùng, ban đầu anh từ chối, nói anh có đồ ăn, nhưng vì nài nỉ mãi nên anhcũng vào cùng. Quán ăn trông sạch sẽ, đồ ăn có vẻ hấp dẫn. Tuy nhiên, sau khinhìn cái menu của nhà hàng thì thấy hoa cả mắt. Chắc do đói quá ấy mà. Chọn tất cả các món có thể ăn được và rẻ nhất, rồi ngán ngẩm, 1 ngày anh tuk tuk đi chởcũng chỉ được 15$, chưa kể chi phí xăng xe, nước uống, đá lạnh, tiền kiếm được chưa đủ ăn 3 bữa mất. Bạn cứ ngẫm mà xem, 2 lát mánh mì, 1 miếng phomai con bò cười, mấy lát dưa chuột, giá 5.5$ thì 15$ có đủ no cho 3 bữa hay không??? Chạnhlòng thế không biết.

Mr. Kun, anh Cường và nó giải quyết nhanh gọn bữa trưa vớimột đĩa cơm rang xì dầu với carot (không trứng nhá), Ngọc Ánh thì ăn bánh mìphomai, chị Thanh là bánh mì ốp la, cả đoàn quay lại nơi cây cầu gỗ với cái câykhổng lồ. Cái nắng lúc 2h chiều làm ai cũng cảm thấy uể oải. Chộp lấy vài kiểucủa chiếc xe thức ăn ven đường, chị em nó nhanh chóng lên tuk tuk tới ngôi đềnTakeo.

Là một ngôi đền xây dựng theo phong cách Khleang nhưng không giống các ngôiđền khác ở chỗ Takeo là ngôi đền Angkor duy nhất không có hình trạm trổ điêukhắc trên đá. Ngôi đền được xây dựng dưới thời vua Jayavarman V, dự kiến xongvào năm 1000, nhưng do cái chết của nhà vua nên nó còn dang dở. Những tảng đá của ngôi đền được sắp xếpxong nhưng những người thờ điêu khắc đã không quay trở lại. Cuối cùng ngôi đềncó một hình dáng đặc biệt với vẻ đẹp vững chãi và đơn giản trên toàn bộ ngôiđền. Ngôi đền này được xây để thờ thần Shiva. Ngôi đền đang trong quá trình trùng tu.Nhân viên soát vé đứng chắn ngay lối chính đi vào đền, và vì lối này nguy hiểmnên du khách vào bên trong qua cửa ngách. Ngôi đềnnày nhìn về hướng đông. Được bao quanh bởi hai bức tường, nó được xây dựng theomột phong cách zigurrat (kim tự tháp)..

Ngôi đền là kiến trúc cao nhất trong quần thể Angkor vớichiều cao 21,6m. Thoạt nhìn, ngôi đền khá thách thức bởi độ cao và dốc củanhững phiến đá chỉ ghép mà không hề có chất kết dính nào. Cô em gái nó khôngmuốn khám phá thêm bất cứ phiến đá nào, tòa tháp nào nên yên tâm ngồi đợi dướixe cùng anh Kun, dù rằng tiếng Anh bập bẹ nhưng cũng không thấy buồn. 😀 Có cácbậc thang lên tầng trên cùng của nó từ 4 phía. Những bậc đá đầu tiên, sao màcao thế, dốc thế hả giời. Chân nó thì ngắn, mà bậc nào cũng cao tầm 50cm, cứphải nhoài người lên mới leo lên được. Tại tầng trên cùng, 5 ngôi tháp được bốtrí bốn ngôi nằm ở bốn góc và ngôi còn lại ở trung tâm. Tất cả đều được xâydựng từ đá xanh, nhẵn thin, mặc dù không có họa tiết điêu khắc nhưng nó vẫnthấy vẻ cuốn hút trong cái giản dị ấy.

Bước lên trên đã khó, xuống dưới còn khó hơn, vì chânngắn, bậc cao nên có lúc cảm giác chân lơ lửng mãi không đặt được tới bậc đá.Độ cao của dốc đá, cùng cái nắng tây gay gắt buổi chiều khiến nó thấy chênhvênh, run run. Không dám hiên nganh đi giữa bậc thang, nó phải nép vào bên rìa,hai tay vừa bám vừa miết vào đá, nhẹ nhàng quay người lại, bò giật lùi xuống.Nếu như lúc sáng ở đền Bayon, dốc cao ấy nó xử lý ngon lành bằng việc xuốngchân trước chân sau thì bây giờ, xuống 2 tầng thôi mà thấy bủn rủn thế. Có mấycặp đôi Tây cũng dắt díu nhau lên lên xuống xuống. Tây họ chân dài là thế màcái những bậc thang cao, dốc và dài như thế cũng làm họ chùn chân nữa là mình.“Carefully” đồng thanh vang lên là hai giọng nghe như tiếng Bắc Âu của đôi anhchị đi sau dành cho nó khi còn 3 bậc nữa, nó quyết định quay người lấy đà vànhảy phắt xuống đất. Đáp đất an toàn, nó nhoẻn cười cảm ơn 2 anh chị, đồng thờilàm dấu tay rất tuyệt đáp trả lại dấu tay “cừ lắm” của họ. Đặt chân xuống bậccuối cùng, thở phào vì cô em gái không lên đây, nếu lên rồi mà không xuống đượcchắc nó khóc mất.
Ngôi đền cuối cùng trong ngày thăm thú đầu tiên làTaprohm. Trước khi đi, nó đã quên mất việc xem lại “Bí mật ngôi mộ cổ”, vìxem lâu quá rồi, có nhiều cảnh quên mất, sợ vào thăm không nhớ được.

Taprohm làngôi đền được xây dựng vào cuối thế kỷ 12, dài 1km, rộng 700 m, tốn 5 vạn lượng vàng,5 vạn lượng bạc và nhiều đá quý, làm một tu viện vàtrường học Phật giáo Đại thừa, Tên đầu tiên của Ta Prohm làRajavihara (đền Hoàng Gia).Jayavarman VIIđã xây dựng để tôn vinh hoàng tộc của mình. Sau khi triều đại củađế chế Khmer đi xuống, đền Ta Prohm rơi vào sự quên lãng và nó được phát hiệntrở lại vào đầu thế kỷ 20. Vì thế, ngôi đền này còn được biết tới với cái tên“ngôi đền bị bỏ quên”. Để tưởng niệm mẫu thân là Jayarajachudanami. Ngôi mộMẹ trong đền, bốn bức tường bằng đá có gắn kimcương. Tương truyền những đêm trăng sáng, những hạt kim cương phản chiếu rựcrỡ. Khi Jayavarman VIII lên ngôi đã hủy những hình ảnh liên quan đến Phật giáo để thờ vật linh của đạo Bà La Môn. Trongsuốt nhiều năm liên tiếp, đền chịu bao thăng trầm của lịch sử, quan trọng nhấtlà cuộc tấn công của quân đội MiếnĐiện và quân đội Xiêm vào cuốithế kỷ 13. Ngôi đền bị đổ nát rất nhiều dưới sự giày xéo của quân đối phương.Đền bị đổ nát, cổ vật trong đền bị quân đội Xiêm lấy mang về nước. Quan trọngnhất là những viên kim cương tại gian chính điện đã bị cậy đi mất. Hiện nay,phía trong gian chính điện vẫn còn vết tích của nơi đặt kim cương.
Hiện naytrong đền chỉ còn linga và yoni. Nơi đây còn có đền “vỗ ngực” – ngheâm thanh vọng lại khi vỗ vào ngực mình. Thuở xưa nhà vua sùng đạo Phật, thườngđến nơi đây những đêm rằm để cầu nguyện khi lòng còn ấm ức.

Từng đó thông tin đủ làm nó quay cuồng trong những mê cung huyền bí của trí tưởngtượng. Taprohm hướng về phía đông, có hai cổng, du khách thường vào một cổng vàra ở một cổng. Mr. Kun đưa mấy chị em nó tới trước cổng đông và dặn dò đi thămtheo hướng bên phải và ra cổng tây, anh ấy chờ mọi người ở đó. Cổng đông vớikiến trúc đá ghép hình khuôn mặt trên đỉnh ở bốn phía thân quen hiện ra lừnglững bên bờ tường bao quanh. Phía bên trong cổng, người ta phải chống đỡ bằnghệ thống giàn giáo đồng thời phía trên đỉnh họ cũng phải chằng dây thép đểtránh các tảng đá ghép bị bật ra khỏi bức tranh Quan thế âm của tạo hóa. Bướcqua cổng đền, một loạt những cây cao to đã đưa lối du khách vào một miền thầnbí. Cảm giác như lạc vào rừng thẳm càng tăng lên khi du khách lắng nghe nhữngâm thanh của chim muông. Con đường mòn đi bộ vào đền khá xa. Bên một lán nhỏ,những nghệ sĩ Cambodia chơi các giai điệu âm nhạc truyền thống đầy những cungbậc cảm xúc như càng thổi thêm cái kỳ bí vào không gian. Khoảng không gian này trước kia chính làHouse of fire của triều đại Angkor. Thêm một cây to nữa, “CHAN” trước một cổng.Phía bên phải cửa là một dãy hành lang hẹp. Vết tích của sự đổ nát đã xuấthiện. Những mảng họa tiết trùng tu lại đan xen trên phía chóp của cửa. Vượt quacửa này, là một sự mới lạ khi các kiến trúc đá xanh của các đền trước đây thaythế bằng sa thạch đỏ (đá ong). Ngước nhìn lên bầu trời phía trên, thấy nhữngcây Knia, cây Tung vươn đầy trời, xanh thẳm. Thích quá!

Khoảng không gian tiếp theo là khúc sân với rắn thần Naga ở hai bên. Trên sơ đồ thểhiện đây chính là khu vực tổ chức vũ hội của vương triều Angkor.Phía trước mắtnó chính là ba cửa dẫn vào thư viện. Lối đi vào chính giữa đang trong quá trìnhtrùng tu, với những cột giáo chằng chịt, còn lại hai cửa hai bên. Các cửa nốivới nhau bởi hành lang dài. Thời gian, mưa nắng dệt nên những mảng rêu, địa ymàu xám, màu hồng trên các thân cột đá xanh. Ngôi mộ cổ chính thức khơi dậy niềmđam mê khám phá trong nó. Lẽ ra nhớ theolời dặn dò của anh Kun, nó đi về bên tay phải, nhưng vì thấy một cây Tung thậtto, với bộ rễ bao trùm một mảng tường gần đó, thêm vào một cổng nhỏ phải lomkhom cúi người mới đi qua được, nó ham hố rẽ trái. Bẻ ngược cung đường thămthú, vì nó nghĩ, đằng nào cả ngôi đền cũng là một quần thể hình vuông, kiếntrúc đối xứng nên rẽ trái hay rẽ phải đều không ảnh hưởng gì. Nó không biếtrằng, chính cái lúc rẽ sang trái đó, là nó đã bước vào một con đường bỏ quathật nhiều thứ, mà phải đợi tới chuyến đi năm sau, nó không biết có còn kịp tìmthấy không. Cái tội vội vội vàng vàng nên chẳng kịp nhìn sơ đồ quần thể xem đâulà phòng múa, đâu là thư viện, đâu là chính điện. Hic hic.

Dạo qua một vòng ngoài quanh những bức tường thành của thư viện, tận mắt nhìn thấy ngổnngang những đá ven đường, nó thực sự tin rằng, sau khi Angkor suy tàn, cùng vớichiến tranh tàn phá, ngôi đền này đã bị bỏ hoang thực sự. Những cây to mọc từngọn đền, trùm rễ lên các ngôi đền và ăn bám vào đất là minh chứng rõ ràngnhất. Mặc dù biết rằng đi ngược hướng như thế này, rất có thể sẽ vào theo nhữnglối đang trùng tu, nhưng nó tặc lưỡi, đi 1 vòng, rồi vòng lại cũng không sao.Đằng nào ngày hôm nay cũng thăm đền này nữa thôi. Khu công trường phía trướcmắt càng làm nó nản hơn, lại không thể vào theo lối này nữa rồi. Nó không muốnchỉ ở vòng ngoài, nó muốn tận mắt thấy những vết tích của nơi đã từng cất giấukim cương cơ. 😀

Men theo một lối dẫn bằng cây cầu sắt nhân tạo, hai chị em nó tìm được cây Knia tronghuyền thoại. Đây chính là hình ảnh đặc trưng nhất của Taprohm trên mỗi bứchình. Bộ rễ trùm, trườn bò trên ngôi đền như những con trăn khổng lồ. Cũng maylà cây này vẫn còn sống, chứ như cái cây phía sau nó, thì giờ chỉ còn mỗi cáigốc thôi. Có lẽ là già quá rồi nên dù có cứu như thế nào cũng không tránh khỏimục nát.Cái biển chỉ dẫn Exit làm nó bối rối, hóa ra mới chỉ dạo vòng ngoàithôi. Vẫn chưa vào hẳn bên trong. Nhưng kìa, nhìn phía sau cây Knia kia đi, cơngiông tố bắt đầu kéo đến giăng kín bầu trời. Thế mà lúc trưa, hỏi Mr. Kun xemchiều nay liệu có mưa không để đi ngắm hoàng hôn, Mr. Kun nói là không thấy có dự báo mưa. Và anh ấy cũng chắc chắn là hôm nay không mưa như tối qua được đâu.L

Nó có ô,2 chị em có 2 cái ô, nên không thể cứ thế đi ra được. Quay lại. Nãy giờ đingược hướng tay phải, giờ quay lại để thăm lại từ đầu. Vừa đi vừa chạy, nhữngđám mây đen ngày càng kéo tới nhiều hơn. Cả ngôi đền bỗng chốc mờ mịt dần. Bóngtối nhanh chóng làm du khách hốt hoảng. Hôt hoảng hơn là hai chị em nó dườngnhư đang lạc đường rồi. Chạy, chạy mãi mà vẫn chưa thấy lối vào đền. Không mộtbong người. Rõ ràng, lúc nãy chỗ cây Knia kia còn đông người lắm cơ mà. Ngướclên trời định hình phương hướng, không thể nhận ra, vì quả là nó chưa kịp địnhvị sơ đồ kiến trúc trong này. Sắp mưa rồi, gió cát mịt mù, không nhanh khôngkịp r axe, dù là có ô, nhưng nó cũng không muốn lạnh cóng trong ngôi đền đổ nátnày. Vừa muốn trời, vừa muốn đất, vừa muốn quay ra kịp trước khi mưa kịp ậpxuống, vừa muốn quay lại thăm hết những nơi đã từng bỏ qua. Nhưng đường cònđang lạc, tìm đường ra trước đã. Phát hiện thấy những biển báo “unsafe” bênđường, nó tin chắc rằng vẫn có khách du lịch khu vực này, chứ không phải chị emnó lạc vào khu “bỏ hoang” đâu. Càng đi càng vào sâu hơn, những ngôi tháp bêntrong có những vũng nước tù, tối tăm, chẳng nhìn thấy gì để mà chụp, xem liệuđấy là chỗ cất kim cương không :D. Đi mãi trong cái hành lang tối, thi thoảngcó những vũng nước tù, nó chợt thấy sờ sợ, nhỡ có con gì như chuột bọ thì chắcchết ngất, chỉ có 2 chị em, không ổn. Vội vàng kéo cô em ra ngoài khu đổ nátphía sau, May thay, gặp ngay một đôi, dù trời giông gió vẫn pose hình nghệthuật. Có thêm 2 người nữa, lại còn có 1 nam nên cứ đi theo họ, còn hơn là chỉcó hai chị em. Ah, hóa ra gặp ngay đồng hương lúc nước sôi lửa bỏng, hai anhchị ấy ở thành phố Hồ Chí Minh. Thấy chỉ có 2 chị em mặt thất thần chui ra từtrong đền, hai anh chị cũng ngạc nhiên. Tư tưởng lớn gặp nhau, dù giông gió vẫn tiếp tục đi thăm. Họ còn nhiệt tình giúp hai đứa chụp ảnh kỷ niệm chỗ lạc đườngnữa. Hehe, dù sao thì cả 4 người cũng chả ai định hình được lối ra cổng Tây làphía nào, nên kệ đi, cứ theo lối mòn mà đi. Ngoài kia gió vẫn thét gào, hìnhnhư đã có những giọt mưa. Sau một hồi chạy thục mạng trong mê cung trận khônglối thoát, nó đành ngậm ngùi chui ra khỏi bờ tường rào, và nghĩ, lên xe trướcđã, ngày mai quay lại Taprohm đi thăm lại cũng được. Giờ mệt thế này mà cảmlạnh thì gay, mà nhỡ gặp rắn rết thì cũng vô phương. Cứ thoát khỏi mê cung đã,chạy một vòng quanh bờ tường rào cũng còn hơn. Chạy, cháy, kéo tay cô em gái,chạy thục mạng. Cuối cùng đã quay lại được chỗ cái cây rễ rắn có lối exit đầydu khách. Ai cũng hối hả. Tiếp tục vắt chân lên cổ mà chạy vì không cầm điệnthoại, có ra được cổng Tây cũng chắc gì nhanh chóng tìm được anh tuk tuk đâu.Phù. Cổng tây ở trước mặt nó rồi. Không kịp định hình cái cổng như thế nào, chỉbiết là cổng đã bị “bay” mất cái đỉnh mặt người rồi. Thật may là xe của Mr. Kunđã đợi ngay trước cổng rồi. Lên xe, xe chằng bịt kín, ngoài kia, cơn giông tốvẫn thét gào cùng Taprohm. Chưa bao giờ nó nghĩ chuyến viếng thăm Taprohm lạihệt như trong thần thoại như thế này. Đủ người, chiếc tuk tuk lao vun vút về phía trước. Vì trong chương trình ngày hôm đó còn có ngắm hoàng hôn trên núi Bakkhenghoặc bay khinh khí cầu, nên chúng nó phải nói để Mr. Kun đưa về khách sạn, chứ không là Mr. Kun lại áy náy vì chưa hoàn thành nhiệm vụ.

Mưa xối xả. Mưa càng lúc càng tạt mạnh hơn. Cơn mưa giữ dội như cơn nổi giận của núirừng. Ngồi trong chiếc tuk tuk mà thấy những làn nước trắng xóa hai bên đườngcàng thấy đúng là may mắn vì trong cuộc chạy đua cùng cơn mưa trong mê cung mộcổ, cuối cùng chị em nó cũng giành chiến thắng ở tích tắc cuối cùng. 😀 Cơn mưađầu mùa, nhanh đến thì cũng nhanh tan. Về lai trung tâm thành phố, mưa khôngcòn nặng hạt nữa. Một vài con đường ngập nước, mỗi lần một chiếc ô-tô lao qua,nước lại bắn tung tóe. Gần về tới Angkor Pearl Hotel rồi. Ngôi chùa Kesararamđầu đường như bừng sáng sau cơn mưa. Cơn mưa mang lại vẻ đẹp trong lành vàthanh bình hơn bao giờ hết. Đường xá vắng bong xe qua lại, không khí mát mẻ vàdễ chịu vô cùng. Sau hành trình một ngày leo, treo, đi bộ, chạy thần tốc, cô emgái mệt lử. Thanh toán tiền xe và tip cho Mr. Kun, đồng thời hẹn thời gian để anh ấy đón sớm sáng mai đi ngắm bình minh, không ai nói với ai câu nào, nhanhnhanh chóng chóng về phòng chỉ muốn sạch sẽ và lăn ra ngủ.

Mệt quá,ngủ thôi, không đói, không mộng mị. Hi vọng sau giấc ngủ lấy sức này, nó có thểtiếp tục với Siem Reap by night. Những khu chợ đêm, phố Tây náo nhiệt đang chờnó viết tiếp câu chuyện của ngày hôm nay.

Bài viết liên quan
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo

HOTLINE HỖ TRỢ

TOUR TRONG NƯỚC 085.863.88.66

TOUR NƯỚC NGOÀI 085.863.88.66

TOUR KHÁCH ĐOÀN 085.863.88.66

CHO THUÊ XE 085.863.88.66

VÉ MÁY BAY 085.863.88.66

TEAMBUILDING/EVENT 085.863.88.66