Chắc hẳn anh em đã từng nghe về các chuẩn dành cho mũ bảo hiểm như chuẩn DOT, chuẩn ECE 22.05 rồi phải không? Còn chuẩn về bao tay bảo hộ dành cho người đi moto, xe máy thì sao? Chúng tôi tin chắc rằng sẽ rất ít anh em biết về nó. Cùng tìm hiểu tiêu chuẩn an toàn Châu Âu EN13594:2015 cho găng tay, bao tay bảo hộ, giúp cho anh em hiểu rõ hơn về cách thức kiểm tra củng như các yêu cầu về tiêu chuẩn này nhé.
Tiêu chuẩn an toàn Châu Âu EN13594:2015
Tiêu chuẩn EN13594:2015 là tiêu chuẩn an toàn cơ bản dành cho bao tay ở Châu Âu. Đây là một tiêu chuẩn chuyên biệt để đánh giá mức độ bảo vệ của găng tay trong trường hợp có thể xảy ra tai nạn khi đi xe máy. Tiêu chuẩn dựa trên các thử nghiệm cụ thể để đo các đặc tính như khả năng chống mài mòn sau va chạm và lực truyền qua lớp đệm bảo vệ găng tay. Thử nghiệm độ mài mòn do va đập liên quan đến các sự cố khi người lái bị ngã khỏi xe máy và trượt trên đường nhựa. Nó được phát triển sau các nghiên cứu về các tai nạn thực sự.
Tiêu chuẩn trên cũng bao gồm bài kiểm tra khả năng bền bỉ để đánh giá găng tay bị kéo biến dạng hoặc vuột khỏi tay người lái khi tai nạn. Tiêu chuẩn này còn bao gồm yêu cầu về độ bền của đường may, là một trong những yêu cầu cao ít sản phẩm đáp ứng được.
Yêu cầu và phương pháp kiểm tra chuẩn EN13594:2015 như thế nào?
Về yêu cầu dành cho bao tay bảo hộ cơ bản phải:
- Đủ mỏng, vừa khít và linh hoạt để người lái có thể cảm nhận các điều khiển và vận hành xe máy mà không gặp trở ngại hoặc khó khăn.
- Đồng thời phải đủ bền để chịu được va đập, mài mòn và vết cắt trong tai nạn xe máy. Tay của người đeo cũng có khả năng bị kẹt dưới xe máy hoặc khi trượt dọc theo mặt đường cứng, ma sát lớn.
Về cơ bản ta có thể thấy găng tay của người đi xe máy, moto phải đối mặt với một loạt các yêu cầu trái ngược nhau rất khó khăn đúng không nào. Nó không chỉ là về mặt công nghệ mà còn cả sự tỉ mỉ trong từng đường khâu mũi chỉ để tạo ra một chiếc găng tay có thể đáp ứng được những điều kiện trên.
Cách kiểm tra bao tay theo tiêu chuẩn EN13594:2015 bao gồm:
Tiêu chuẩn EN13594:2015 được cải tiến và thay thế cho tiêu chuẩn EN13594:2003 trước đó. Phiên bản 2015 được áp dụng cho đồ bảo hộ dành cho người điều khiển xe moto, xe máy; không dành riêng cho các tay đua chuyên nghiệp như phiên bản 2013. Tiêu chuẩn 2015 có 2 phân loại cho găng tay là Cấp 1 và Cấp 2.
- Găng tay cấp 1: Đạt đủ mức độ an toàn và thoải mái cho người dùng phổ thông.
- Găng tay cấp 2: Sản phẩm được thiết kế nâng cao chất lượng, phù hợp với mục đích sử dụng chuyên biệt.
Sự khác nhau giữa 2 phiên bản 2015 và 2003:
- Yêu cầu về độ bền mài mòn cho chất liệu làm găng tay: năm 2013 là 2.5 giây, còn 2015 là 4 giây cho bao tay Cấp 1 và 8 giây cho bao tay Cấp 2.
- Phiên bản năm 2003 yêu cầu phải đáp ứng về khả năng chống mài mòn trên toàn bộ diện tích bề mặt của găng tay. Còn năm 2015, yêu cầu chỉ áp dụng trong khu vực giới hạn của gót bàn tay.
- Yêu cầu thiết kế của găng tay: năm 2003 yêu cầu chu vi cổ tay dãn không dưới 50 mm so với khớp cổ tay; năm 2015 vẫn giữ nguyên điều này cho găng tay Cấp 2 nhưng giảm yêu cầu xuống không dưới 15mm đối với găng tay Cấp 1. Tuy nhiên, cả hai cấp độ hoạt động của găng tay vẫn tiếp tục được kiểm tra về khả năng giữ chặt (Chống dịch chuyển hoặc tuột khỏi tay người đeo).
- Bảo vệ chống va đập: Tùy chọn cho găng tay Cấp 1, nhưng bắt buộc đối với găng tay Cấp 2. Khi thử nghiệm với lực va đập là 5 Joules, yêu cầu lực truyền vào không vượt 7 kiloNewtons đối với găng tay Cấp 1 và 4 kiloNewtons đối với găng tay Cấp 2.
- Độ bền: Các bài kiểm tra để đảm bảo vật liệu làm găng tay đủ bền bao gồm đánh giá độ bền cắt bằng máy lưỡi tròn và bài kiểm tra độ bền xé – cả hai đều được xác định trong chuẩn EN 388. Cộng với đánh giá độ bền mài mòn bằng máy mài mòn va đập, được sử dụng để kiểm tra chất liệu cho đồ bảo hộ chuyên dụng.
- Vật liệu làm găng tay: Thử nghiệm về tính vô hại của vật liệu được sử dụng để chế tạo găng tay. Chúng bao gồm giá trị pH và hàm lượng Chrome VI của bất kỳ chất liệu da nào, cộng với độ bền màu với nước của chất liệu làm găng tay. Việc sử dụng các vật liệu cứng như đinh tán hoặc khóa kim loại cũng bị hạn chế và chỉ được cho phép bên ngoài lớp bảo vệ của găng tay.
Đọc xong bài viết anh em cảm thấy thế nào? Chỉ là một chiếc bao tay bảo hộ thôi nhưng có quá nhiều yêu cầu và trải qua nhiều bài kiểm tra phải không nào. Bởi vì Tiêu chuẩn Châu Âu được đánh giá là tiêu chuẩn cao nhất thế giới và vô cùng khắt khe. Nên hầu hết các sản phẩm đạt tiêu chuẩn Châu Âu luôn là một mục tiêu để các nhà sản xuất hướng tới. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều hãng muốn sản phẩm của mình đạt chuẩn Châu Âu, đặc biệt có hãng LS2 đang tập trung đánh mạnh vào thị trường Châu Âu, nên hầu hết các sản phẩm của hãng này từ mũ bảo hiểm LS2, hay Găng tay LS2… đều cố gắng đạt được chuẩn này.
Từ những thông tin chúng tôi chia sẻ, anh em đã biết một chiếc bao tay đạt chuẩn Châu Âu phải đạt những yêu cầu gì thì mới được đạt chuẩn đúng không nào.
Không chỉ mũ bảo hiểm mới đạt chuẩn an toàn , mà tất cả các đồ bảo hộ cần phải đảm bảo an toàn, phải được kiểm định kĩ lưỡng thì Tài Đạt mới có thể an tâm đưa đến tay anh em được.
Các sản phẩm đạt chuẩn Châu Âu như bao tay, hay mũ bảo hiểm đều có ở shops. Anh em nhanh chân ghé đến cửa hàng để trải nghiệm và lựa chọn sản phẩm đạt chuẩn Châu Âu này nhé.