1Đôi nét về Gánh bánh tằm 20 năm ở Tân Châu
Trước đây ở vùng Tân Châu, người ta quen thuộc với món bánh sùng, cọng ngắn khoảng một tấc. Bánh được xếp trong lá chuối, bên trên chan thêm nước mắm hoặc nước cốt dừa, tùy thuộc khách muốn ăn mặn hay ăn ngọt. Món bánh tằm thường bán cho những người dân lao động, không cần ăn ngon mà chỉ muốn một món ăn giá rẻ, đủ để lót dạ.
Đến khoảng những năm 1950, một cụ bà đã mở ra lò bún tại nhà, nằm trên đường Thái Lập Thành cũ mà nay là đường Nguyễn Tri Phương. Bà cụ dựa vào cách làm bánh sùng truyền thống nhưng biến tấu một chút với cọng dài hơn, bà thấy nó giống với con tằm nên đặt luôn tên gọi là bánh tằm.
Bánh tằm bì Tân Châu An Giang lần đầu tiên được bán bởi một cụ bà với gánh hàng nhỏ ở góc tiệm vàng Lý Xuân Anh, ngay bên cạnh chợ Tân Châu cũ. Bà cụ kết hợp xíu mại của món bánh mì và bì chả của cơm sườn để tạo nên món ăn mới lạ, độc đáo. Cứ thế, món bánh tằm dần dần được nhiều người biết đến và yêu thích, trở thành đặc sản ở Tân Châu cho đến tận ngày nay.
Xem thêm: Bò kho niêu Ông Gánh và hương vị gia truyền khó quên
Hiện nay, Gánh bánh tằm 20 năm ở Tân Châu là gánh hàng lâu đời nhất bán món ăn dân dã này. Cô bán bánh chỉ có đôi quang gánh nhỏ, thường ngồi gần ngã 3 Long Hưng, hay nhiều người gọi là ngã ba Kim Long, nằm sau lưng trường tiểu học Long Châu. Cô bán từ khi trung niên, đến nay mái đầu đã dần bạc vẫn ngày ngày miệt mài bên cạnh gánh hàng gắn với tuổi thơ của biết bao người An Giang.
Gánh bánh tằm 20 năm ở Tân Châu được một vài bạn review trong các group chia sẻ kinh nghiệm du lịch An Giang. Nhờ vậy, món ăn này mới được nhiều người biết đến và cô cũng buôn bán đắt khách hơn. Ghé đến đây, bạn vừa có thể mua bánh vừa có thể tâm sự đôi ba câu cùng cô để hiểu hơn về những cơ cực mà một người bán hàng rong suốt 20 năm như cô đã phải trải qua.
2Hương vị dân dã của Gánh bánh tằm 20 năm ở Tân Châu
Ghé đến Gánh bánh tằm 20 năm ở Tân Châu, thoạt nhiên bạn sẽ rất bất ngờ vì sự đơn sơ. Một bên quang gánh là nồi xíu mại, nồi bì heo và bánh tằm. Bên kia cô để rau giá, các loại gia vị, nồi nước cốt dừa, chén đũa cho những người muốn ăn tại chỗ và hộp xốp để bán cho khách mang về. Mỗi sáng sớm tinh mơ, cái dáng người khom khom vì sức nặng của đôi quang gánh lại chậm rãi đến góc ngã ba, bày đồ để chuẩn bị bán cho những vị khách tất bật.
Thoạt nhìn, chén bánh tằm trông y như một tô bún thịt nướng chả giò. Thế nhưng, so với bún thì bánh tằm mềm mịn hơn, vị béo béo do được làm từ bột gạo và bột năng. Tiếp theo bì heo là thứ không thể thiếu được để ăn kèm cùng bánh tằm. Theo cô chia sẻ, bì heo cắt nhỏ là cô mua về rồi tự mình nêm nếm, chế biến, trộn đều với thịt nạc để ăn sần sật mà không bị ngấy.
Điều làm nên sức hút của Gánh bánh tằm 20 năm ở Tân Châu là những viên xíu mại thơm ngon, được làm từ thịt heo và nấu theo kiểu người Hoa. Những viên xíu mại thơm lừng, được đựng trong nồi lẩu có phần lỗ ở chính giữa để bỏ than vào, giúp giữ nóng cả ngày. Phần nước xíu mại cũng được dùng để chan lên trên đĩa bánh tằm.
Tiếp theo, phần linh hồn của món đặc sản An Giang chính là nồi nước cốt dừa béo ngậy được nấu trên lửa liu riu, nêm thêm chút muối, đường và bột năng để có được độ sền sệt cùng mùi vị hòa trộn cả mặn, ngọt, béo. Ngoài ra, thành phần món bánh tằm còn có chả giò chiên giòn, đồ chua, giá và rau thơm.
Khi có khách ghé vào mua bánh, cô mới cho rau thơm và giá vào đầu tiên, sau đó đến bánh tằm rồi bì heo, xíu mại, chả giò, đồ chua, thêm chút nước mắm ngọt. Cuối cùng là chan một muôi nước cốt dừa, tạo nên hương vị đặc sắc của Gánh bánh tằm 20 năm ở Tân Châu.
Mỗi phần bánh tằm cô chỉ bán với giá từ 15.000 đến 20.000 VND. Món ăn sáng này được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị hài hòa, dễ ăn, các nguyên liệu hòa quyện vào nhau một cách rất tự nhiên. Với những bạn lần đầu nếm thử món bánh tằm hẳn sẽ thấy lạ với sự kết hợp của nước mắm và nước cốt dừa. Thế nhưng bạn cứ ăn thử một lần đi, chắc chắn sẽ không thất vọng đâu.
Gánh bánh tằm 20 năm ở Tân Châu tuy dân dã nhưng lại mang trên mình một hương vị rất riêng của mảnh đất An Giang. Nếu có dịp đến với miền đất này, cẩm nang du lịch MIA.vn hi vọng bạn đừng bỏ lỡ món ăn độc đáo này nhé.
1Đôi nét về Gánh bánh tằm 20 năm ở Tân Châu
Trước đây ở vùng Tân Châu, người ta quen thuộc với món bánh sùng, cọng ngắn khoảng một tấc. Bánh được xếp trong lá chuối, bên trên chan thêm nước mắm hoặc nước cốt dừa, tùy thuộc khách muốn ăn mặn hay ăn ngọt. Món bánh tằm thường bán cho những người dân lao động, không cần ăn ngon mà chỉ muốn một món ăn giá rẻ, đủ để lót dạ.
Đến khoảng những năm 1950, một cụ bà đã mở ra lò bún tại nhà, nằm trên đường Thái Lập Thành cũ mà nay là đường Nguyễn Tri Phương. Bà cụ dựa vào cách làm bánh sùng truyền thống nhưng biến tấu một chút với cọng dài hơn, bà thấy nó giống với con tằm nên đặt luôn tên gọi là bánh tằm.
Bánh tằm bì Tân Châu An Giang lần đầu tiên được bán bởi một cụ bà với gánh hàng nhỏ ở góc tiệm vàng Lý Xuân Anh, ngay bên cạnh chợ Tân Châu cũ. Bà cụ kết hợp xíu mại của món bánh mì và bì chả của cơm sườn để tạo nên món ăn mới lạ, độc đáo. Cứ thế, món bánh tằm dần dần được nhiều người biết đến và yêu thích, trở thành đặc sản ở Tân Châu cho đến tận ngày nay.
Xem thêm: Bò kho niêu Ông Gánh và hương vị gia truyền khó quên
Hiện nay, Gánh bánh tằm 20 năm ở Tân Châu là gánh hàng lâu đời nhất bán món ăn dân dã này. Cô bán bánh chỉ có đôi quang gánh nhỏ, thường ngồi gần ngã 3 Long Hưng, hay nhiều người gọi là ngã ba Kim Long, nằm sau lưng trường tiểu học Long Châu. Cô bán từ khi trung niên, đến nay mái đầu đã dần bạc vẫn ngày ngày miệt mài bên cạnh gánh hàng gắn với tuổi thơ của biết bao người An Giang.
Gánh bánh tằm 20 năm ở Tân Châu được một vài bạn review trong các group chia sẻ kinh nghiệm du lịch An Giang. Nhờ vậy, món ăn này mới được nhiều người biết đến và cô cũng buôn bán đắt khách hơn. Ghé đến đây, bạn vừa có thể mua bánh vừa có thể tâm sự đôi ba câu cùng cô để hiểu hơn về những cơ cực mà một người bán hàng rong suốt 20 năm như cô đã phải trải qua.
2Hương vị dân dã của Gánh bánh tằm 20 năm ở Tân Châu
Ghé đến Gánh bánh tằm 20 năm ở Tân Châu, thoạt nhiên bạn sẽ rất bất ngờ vì sự đơn sơ. Một bên quang gánh là nồi xíu mại, nồi bì heo và bánh tằm. Bên kia cô để rau giá, các loại gia vị, nồi nước cốt dừa, chén đũa cho những người muốn ăn tại chỗ và hộp xốp để bán cho khách mang về. Mỗi sáng sớm tinh mơ, cái dáng người khom khom vì sức nặng của đôi quang gánh lại chậm rãi đến góc ngã ba, bày đồ để chuẩn bị bán cho những vị khách tất bật.
Thoạt nhìn, chén bánh tằm trông y như một tô bún thịt nướng chả giò. Thế nhưng, so với bún thì bánh tằm mềm mịn hơn, vị béo béo do được làm từ bột gạo và bột năng. Tiếp theo bì heo là thứ không thể thiếu được để ăn kèm cùng bánh tằm. Theo cô chia sẻ, bì heo cắt nhỏ là cô mua về rồi tự mình nêm nếm, chế biến, trộn đều với thịt nạc để ăn sần sật mà không bị ngấy.
Điều làm nên sức hút của Gánh bánh tằm 20 năm ở Tân Châu là những viên xíu mại thơm ngon, được làm từ thịt heo và nấu theo kiểu người Hoa. Những viên xíu mại thơm lừng, được đựng trong nồi lẩu có phần lỗ ở chính giữa để bỏ than vào, giúp giữ nóng cả ngày. Phần nước xíu mại cũng được dùng để chan lên trên đĩa bánh tằm.
Tiếp theo, phần linh hồn của món đặc sản An Giang chính là nồi nước cốt dừa béo ngậy được nấu trên lửa liu riu, nêm thêm chút muối, đường và bột năng để có được độ sền sệt cùng mùi vị hòa trộn cả mặn, ngọt, béo. Ngoài ra, thành phần món bánh tằm còn có chả giò chiên giòn, đồ chua, giá và rau thơm.
Khi có khách ghé vào mua bánh, cô mới cho rau thơm và giá vào đầu tiên, sau đó đến bánh tằm rồi bì heo, xíu mại, chả giò, đồ chua, thêm chút nước mắm ngọt. Cuối cùng là chan một muôi nước cốt dừa, tạo nên hương vị đặc sắc của Gánh bánh tằm 20 năm ở Tân Châu.
Mỗi phần bánh tằm cô chỉ bán với giá từ 15.000 đến 20.000 VND. Món ăn sáng này được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị hài hòa, dễ ăn, các nguyên liệu hòa quyện vào nhau một cách rất tự nhiên. Với những bạn lần đầu nếm thử món bánh tằm hẳn sẽ thấy lạ với sự kết hợp của nước mắm và nước cốt dừa. Thế nhưng bạn cứ ăn thử một lần đi, chắc chắn sẽ không thất vọng đâu.
Gánh bánh tằm 20 năm ở Tân Châu tuy dân dã nhưng lại mang trên mình một hương vị rất riêng của mảnh đất An Giang. Nếu có dịp đến với miền đất này, cẩm nang du lịch hi vọng bạn đừng bỏ lỡ món ăn độc đáo này nhé.