Đa số trong những chuyến dã ngoại, cắm trại thì ta sẽ ưu tiên những món ăn đơn giản, không quá cầu kỳ, chính vì thế mà “bộ đồ nghề” nấu ăn cần thiết cho những chuyến đi này cũng hết sức là đơn giản. Đôi khi chỉ cần một chiếc ly nấu là đủ – đối với cá nhân. Còn đối với những nhóm đông người thì đồ dùng nấu ăn sẽ phải lớn hơn, nhiều hơn. Vậy cụ thể thế nào, bài viết này sẽ đem lại một cái nhìn tổng quát về chúng, đồng thời nêu ra một số điểm cơ bản cần chú ý khi bạn chọn một bộ đồ nấu bếp, cùng tham khảo nhé!
- Nên mua nguyên set (Nguyên bộ) hay mua riêng lẻ từng dụng cụ
- Dụng cụ bếp camping nên được làm từ gì?
- Những dụng cụ nấu ăn nào cần thiết cho chuyến cắm trại, kích thước ra sao?
- Q&A – Những câu hỏi thường gặp
1. Nên mua nguyên set (Nguyên bộ) hay mua riêng lẻ từng dụng cụ
Đây là câu hỏi khá hay gặp khi bạn bắt đầu muốn mua dụng cụ bếp cho chuyến cắm trại của mình. Câu trả lời là tùy thuộc vào nhu cầu của bạn, còn mình sẽ kết hợp cả 2 cái!
Đối với những bộ dụng cụ nấu ăn thường sẽ có nồi, nắp nồi như 1 cái nồi khác hoặc đóng vai trong như một cái chảo. Thường bộ nồi sẽ có trên 2 món (nồi + chảo) hoặc thậm chí là 4 món, bên cạnh đó thì bộ này còn có thể có chén, muỗn, bùi nhùi vệ sinh,…
Ưu điểm của bộ này là vừa khít với nhau, giúp bạn cất giữ nó theo cách gọn nhất.
Bên cạnh đó bạn có thể bổ sung thêm những món khác như ly, bếp cồn, chắn gió, tripod, vĩ nướng,… – những món này thường không được kèm trong bộ, bạn có thể mua thêm tùy theo nhu cầu của bản thân.
Hoặc nếu muốn lựa chọn từng món theo nhu cầu kích thước từng cái thì ưu điểm của chọn từng món riêng lẻ là bạn thích mua gì thì mua, muốn mua kích thước bao to cũng được, và bên cạnh đó thì nhược điểm là những món đó khó có thể khít với nhau, khiến hành lý của bạn to hơn là sử dụng nguyên set.
2. Dụng cụ bếp camping nên được làm từ gì?
Nguyên liệu gì dùng cho những
Nhôm nguyên chất
- Ưu điểm: Nhẹ, dẫn nhiệt tốt, giá cả phải chăng. Hạn chế cháy thức ăn khi nấu.
- Nhược điểm: Có thể xảy ra phản ứng hóa học với những thực phẩm có tính acid, tuy không nhiều nhưng sẽ bị mài mòn qua từng ngày. Dễ móp cũng như dễ trầy xước
Nhôm đã qua xử lý Anodied
- Mang tất cả những ưu điểm của nhôm nguyên chất, kèm theo đó là khả năng chống mài mòn, hạn chế trầy xước.
Thép không gỉ
- Ưu điểm: Bền hơn và chống xước tốt hơn nhôm
- Nhược điểm: Nặng hơn hôm, dẫn nhiệt và phân tán nhiệt không đều, dễ gây cháy thực phẩm, vì thế nầu bằng nồi nguyên liệu thép không gỉ bạn phải trở đều hoặc khuấy đều tay. – Nói là thép không gỉ nhưng loại vật liệu này có khả năng gỉ cao hơn nhôm nguyên chất.
Titanium
- Ưu điểm: Siêu nhẹ – Một gợi ý cho những bạn có yêu cầu đặc biệt về trọng lượng sản phẩm. Khả năng chống ăn mòn cao, dẫn nhiệt tốt, hiệu quả nhiệt cao.
- Nhược điểm: Giá thành khá cao
Gang
- Ưu điểm: Cứng, dẫn nhiệt tốt, nấu ăn ngon
- Nhược điểm: Rất nặng, không phải là ý tưởng chốt cho những chuyến trekking, nhưng nếu bạn đi cắm trại bằng xe hơi hay xe máy thì có thể xem xét.
Plastic
- Ưu điểm: Nhẹ, giá thành rẻ, không bị mài mòn, sử dụng làm hộp đựng thực phẩm, thớt cắt thực phẩm, dụng cụ ăn uống như chén, dĩa
- Nhược điểm: Không bền bằng các nguyên liệu kim loại, chịu nhiệt không tốt, chỉ sử dụng để đựng thực phẩm, không sử dụng để chế biến trực tiếp sản phẩm.
Có thể nói 2 loại nguyên liệu được ưu tiên sử dụng trong những chuyến cắm trại, dã ngoại là Nhôm Anodied và tianium. Còn những vật liệu như nhôm thường hoặc thép không gỉ thì trên về mặt của những dụng cụ nấu ăn này được phủ lớp chống dính giúp hạn chế trầy xước và dễ vệ sinh hơn.
Về độ an toàn của những nguyên liệu kim loại đã đề cập thì chúng đều có khả năng chịu nhiệt cao, không ảnh hưởng đến thức ăn khi nấu ở nhiệt độ cao. Còn đối với những sản phẩm kim loại có phủ lớp chống dính thì lớp chống dính nếu bị tróc ra sẽ phát khói độc nếu quá nóng, vì thế bạn có thể sử dụng những chất liệu không phủ chống dính, hoặc ngưng sử dụng nếu lớp chống dính bóc ra.
3. Những dụng cụ nấu ăn nào cần thiết cho chuyến cắm trại, kích thước ra sao?
Món không thể thiếu là 1 món có thể nấu được: Thường là nồi, chảo, hoặc có thể là ấm nước hoặc ly nấu
Việc lựa chọn kích thước một nồi nấu ăn cắm trại liên quan mật thiết đến mục đích sử dụng. Theo nguyên tắc thì bạn nên chọn nồi hoặc bộ nồi chứa đủ 0.5L x số lượng người trong đoàn. Nhưng cách tính này chỉ tương đối thôi, cá nhân mình thấy bạn có thể chọn 1 bộ nồi 5 lít cho nhóm 10 người, Nhưng cũng với nhóm 10 người đó thì bạn hoàn toàn có thể chọn 1 bộ nồi 3 lít, đơn giản là chia thành 2 lần nấu thôi.
Những yếu tố quan trọng hơn trong việc chọn kích thước nồi là dùng để nấu cái gì và bạn di chuyển bằng phương tiện gì.
Nồi của bạn dùng để nấu gì?
Nếu chỉ đơn giản là nấu nước thì bạn có thể chọn ấm, ly nấu dã ngoại – vừa nhỏ gọn, vừa đa năng, và đặc biệt là mỗi người hoàn toàn có thể tự mang 1 cái
Nếu là nấu cơm, chế biến những món phức tạp hơn thì nồi nấu chính đòi hỏi nhiều hơn: Ví dụ nhe luộc hay nấu lẩu thì cần cái nồi to, chiên hay làm beafsteak thì cần có chảo,…
Tại sao phải chọn kích thước nồi phụ thuộc vào phương tiện di chuyển? – hay nói đúng hơn là tính di động của “bộ đồ nghề nấu nướng”
Nếu bạn đi ô tô thì có lẻ là không cần bận tâm đến kích thước nồi nấu, chỉ cần mang cái nồi để nấu đủ cho mọi người là được.
Nếu bạn di chuyển bằng xe máy hoặc đi bộ thì nên tối ưu giữa 2 yếu tố là kích thước sản phẩm và hiệu năng của nó – và sự lựa chọn tốt nhất là dùng một bộ nồi xếp gọn (Sẽ bao gồm nhiều nồi được lồng vào nhau rất gọn, và nhiều nồi thì có thể sử dụng cho nhiều người).
Bếp – tất nhiên không thể thiếu
Tại sao bếp không thể thiếu?
Bếp đặc biệt hữu dụng với những nhóm ít người, hay cho cá nhân. Đặc biệt là những lúc trời mưa, củi ướt thì bếp là lựa chọn số 1.
Đối với những đoàn đông người, món chính là nướng thì chắc chắc bạn phải nhóm lửa bằng củi, hoặc than mang theo. Bếp cắm trại thì dùng cho những món ăn như nấu nước chế mì, ốp la, nấu nước pha cà phê – thì nhóm 1 đống lửa không những phí mà còn tốn công dập lửa. Vì thế trong trường hợp này sử dụng bếp là thượng sách – Đó là lý do tại trong trong đoàn cần có ít nhất 1 cái bếp.
Vậy sử dụng bếp gì: Bếp cồn, bếp củi hay bếp gas.
Một mối liên hệ giữa chọn bếp và nồi là 2 món phải vừa với nhau. Tức là nối phải để được chắc chắn trên chân bếp hoặc chắn gió bạn đã chọn – Vì có 1 số trường hợp đáy nồi nhỏ hơn chân đỡ của bếp, dẫn đến không sử dụng được. Điều này cần đặc biệt lưu ý nếu bạn chọn ly nấu dã ngoại.
Một số phụ kiện đi kèm cần thiết
- Chắn gió: Đối với bếp cồn, bếp gas thì cần thêm chắc gió để nâng cao hiệu suất nhiệt
- Tay nhấc nồi (Kẹp nồi): Vì một số nồi, chảo sẽ không có tay cầm – nhằm giảm tối thiếu khối lượng và tăng tính gọn của sản phẩm.
- Hộp đựng thực phẩm: Dùng để đựng thực phẩm mang theo từ nhà
- Thớt, dao cắt: Đối với thớt thì nắp của hộp đựng thực phẩm là một sự tận dụng hoàng hảo, dao thì có thể là dao đa năng, dao đi rừng,…
- Dụng cụ ăn uống: muỗng, nĩa, đũa,… Để bảo vệ môi trường và thực hiện mục tiêu “không xả rác” thì mình khuyến khích các bạn nên tự mang theo dụng cụ ăn uống cá nhân
- Gia vị: Muốn đem theo gia vị thì không thể thiếu hộp đựng gia vị
- Ly uống nước: Bạn có thể sử dụng ly silicon xếp gọn, ly nấu (khá đa năng), hoặc ly uống nước hằng ngày của bạn, chỉ cần nó nhẹ và nằm gọn trong balo của bạn là được
- Và nếu bạn thích ăn trứng thì vỉ đựng trứng là thứ không thể thiếu.
4. Q&A – Những câu hỏi thường gặp
Q. Bạn thực sự cần bao nhiêu cái nồi cho một chuyến đi
A. Điều này phụ thuộc nhiều nhất vào nhóm bạn bao nhiêu người, nếu đó là chuyến đi nhiều người cùng gia đình hoặc bạn bè thì nên có 2 cái nồi lớn, chảo và dụng cụ ăn uống cơ bản cho tất cả mọi người.
Q. Nên chọn bộ dụng cụ nấu đi kèm phụ kiện gì?
A. Thường thì bộ dụng cụ nấu ăn bán theo set sẽ gồm nồi, và phụ kiện đi kèm như: Chảo, bếp, chén, dĩa, muỗng, nĩa, cốc. Và thiếu gì thì lấy đó thôi, bạn có thể ưu tiên chọn chảo và bếp. Vì những thứ còn lại bạn có thể dễ dàng mua lẻ với giá hợp lý hơn
Q. Tại sao không dùng nồi chảo ở nhà mà phải dùng đồ chuyên dụng cho cắm trại?
A. Nguyên nhân chính vẫn là kích thước và khối lượng không phù hợp. Nó không xếp gọn được, quá cồng kềnh trong khâu di chuyển. Bạn có thể sử dụng nồi nấu ở nhà nếu bạn dư chỗ chở nó, ví dụ như đi oto.
Q. Dụng cụ nấu ăn bằng nhôm và nhôm Anodized có an toàn không?
A. Dụng cụ nấu băng bằng nhôm nguyên chất có phản ứng với thức ăn có tính acid (ví dụ như chanh hoặc cà chua) nên chất liệu nhôm Anodized sẽ an toàn hơn cho sức khỏe của người sử dụng. Nhôm Anodized được xử lý bề mặt để hạn chế thức ăn dính vào nồi, đồng thời hạn chế phản ứng của nhôm với acid như nhôm nguyên chất.
Q. Dụng cụ nấu ăn cho cắm trại có bền không?
A. Dụng cụ làm từ Nhôm anodized và titanium tương đối bền, thường có thể sử dụng rất lâu, cho đến khi đáy nồi bị mòn không dụng được nữa – tuy nhiên trước khi mòn thì bạn đã muốn đi tậu một cái khác rồi.
Q. Titanium có tốt hơn thép không gỉ hay nhôm Anoidized không?
A. Titanium là lựa chọn tối ưu cho những chuyến camping, leo núi vì độ bền, độ an toàn và trọng lượng siêu nhẹ của nó. Nếu bạn có điều kiện tài chính thì Titanium là lựa chọn hàng đầu.