Du lịch Việt Nam đừng bỏ qua những show diễn này

Cẩm nang du lịch

Với bề dày lịch sử hàng ngàn năm, Việt Nam đã xây dựng cho riêng mình một nền văn hóa vô cùng phong phú. Đã có không ít những nỗ lực, sáng tạo nhằm góp phần gìn giữ, truyền tải và phát huy nét đẹp văn hóa đặc trưng riêng có ấy của người dân đất Việt. Một trong số những hình thức hiện thực hóa đó, không thể không nhắc đến nghệ thuật sân khấu. Du lịch Việt Nam đừng bỏ qua những show diễn này.

Tứ Phủ

Tứ Phủ

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ (hoặc Tứ Phủ) mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Việc thờ Mẫu thể hiện sự khát khao, mong ước những điều may mắn, tốt đẹp luôn đến trong cuộc sống của mỗi con người. Cuối năm 2016, việc thực thành tín ngưỡng này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể. Như một cơ duyên được sắp đặt, đạo diễn Việt Tú trong một lần đi xem hầu đồng đã nung nấu giấc mơ “sân khấu hóa” tín ngưỡng thờ Mẫu, thổi vào nền văn hóa này những cung bậc âm nhạc của thể loại chầu văn, trang phục sặc sỡ của cô cậu hầu đồng, nghệ thuật diễn xuất chuyên nghiệp… tất cả tạo nên một show trình diễn mang tên “Tứ Phủ” kéo dài 45 phút, với 3 giá: Chầu Đệ Nhị, Ông Hoàng Mười và Cô Bé Thượng Ngàn.

Bằng sự kết hợp giữa những nét đẹp tinh tế nhất của tinh thần đạo Mẫu, nghi lễ hầu đồng cùng hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, “Tứ Phủ” được xem là một chuyến du ngoạn từ cõi thực vào cõi tâm linh, khám phá những điều kì diệu mà cõi tạm đời thường không thể nào lý giải được.

Nhã nhạc cung đình Huế

Nhã nhạc cung đình Huế

Cùng với sự đi lên và được công nhận là Di sản văn hóa nhân loại của quần thể di tích cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế cũng đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Ngày nay, nhã nhạc cung đình Huế trở thành “đặc sản” phục vụ khách du lịch mỗi lần ghé cố đô.

Nhã nhạc cung đình Huế mang một nét đẹp thanh lịch và tao nhã trong triều đình phong kiến xa xưa của người Việt. Đây là nhạc chính thống của triều đình, được dùng ở các cuộc lễ tế và trong các dịp triều hội. Nhã nhạc cung đình là sản phẩm kết hợp giữa lễ và nhạc, được quy định chặt chẽ về lễ nghi chứ không chỉ là âm nhạc đơn thuần. Ngoài vẻ đẹp nghệ thuật thì bố cục trong múa cung đình cũng được sắp xếp một cách tinh tế. Đặc biệt, phong cách thưởng thức loại hình nghệ thuật này cũng là một yếu tố tạo nên cái đẹp của nhã nhạc. Người thưởng thức thả hồn vào từng giai điệu, vũ điệu, như lạc vào cõi thiên thai…

À Ố Show

À Ố Show

À Ố là một chuỗi những vở diễn có nội dung hết sức bình dị, đời thường qua thủ thuật sử dụng những loại âm nhạc, tiếng động một cách tinh tế. Đây là vở diễn tích hợp nhiều loại hình nghệ thuật như xiếc, kịch câm, tuồng cổ, hò vè hát lý, đờn ca tài tử, vọng cổ, hip-hop, nhào lộn, múa đương đại… tất cả cùng hòa quyện vào nhau tạo nên một bức tranh mà người xem sẽ cảm thấy rất đỗi quen thuộc và đâu đó trong tâm khảm họ đã hơn một lần nhìn thấy ngoài đời thực.

Chất liệu xuyên suốt của những vở diễn À Ố là tre – một biểu tượng về sức mạnh, về sự kiên cường và vững vàng của người Việt. Thông qua nghệ thuật xiếc, các nghệ sĩ liên tục biến hóa, sáng tạo, dẫn người xem dạo qua các vùng quê miền Nam Việt Nam. Những hình ảnh chỉ có thể bắt gặp ở làng quê Việt, giờ đây lại hiện lên thật gần gũi và sống động.

Múa rối nước

Múa rối nước

Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật ra đời cùng lúc với nền văn minh lúa nước và chỉ có duy nhất tại Việt Nam. Sân khấu – thánh đường của nghệ thuật múa rối nước được xây dựng khá công phu và mang đậm bản chất cổ xưa của những mái đình thuộc vùng nông thôn Việt Nam. Những nghệ nhân múa rối đứng trong buồng trò và điều khiển con rối cử động trên mặt nước, tạo nên những điều bất ngờ cho người xem.

Sân khấu biểu diễn múa rối nước là nơi gìn giữ những nét đẹp bình dị của người Việt qua nội dung của từng vở diễn, như: cảnh sinh hoạt đời thường của những người nông dân (câu ếch, cáo bắt vịt…), những lễ hội lớn của dân tộc (rước kiệu, múa sư tử, múa rồng, đấu vật, chọi trâu…) hoặc trích đoạn một số sự tích (Thạch Sanh Lý Thông, Tấm Cám…). Câu chuyện mà nghệ thuật múa rối nước trình bày thường bắt đầu bằng lời dẫn của chú Tễu. Âm nhạc mà múa rối nước sử dụng là những làn điệu quen thuộc của tuồng chèo và dân ca Bắc Bộ. Sự cộng hưởng của những chuyển động tinh tế đến từ con rối, âm thanh của tiếng trống, tiếng pháo và hiệu ứng của những làn khói, những tia sáng lung linh… của nghệ thuật múa rối nước đã tạo nên những đặc phẩm mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.

Nguồn: travel.com.vn
Bài viết liên quan
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo

HOTLINE HỖ TRỢ

TOUR TRONG NƯỚC 085.863.88.66

TOUR NƯỚC NGOÀI 085.863.88.66

TOUR KHÁCH ĐOÀN 085.863.88.66

CHO THUÊ XE 085.863.88.66

VÉ MÁY BAY 085.863.88.66

TEAMBUILDING/EVENT 085.863.88.66