Về miền Trung ăn Tết Đoan Ngọ

Hằng năm, cứ gần đến ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, những người con miền Trung lại nhộn nhịp chuẩn bị đón Tết Đoan Ngọ. Mâm cỗ đơn giản có rượu nếp, hoa quả, bánh tro… chỉ bấy nhiêu đấy thôi là đủ trọn vẹn để đón Tết Đoan Ngọ của người miền Trung.

Tết Đoan Ngọ còn có tên gọi khác là “Tết diệt sâu bọ”, diễn ra vào mùng 5 tháng âm lịch hàng năm. “Đoan” nghĩa là bắt đầu, “Ngọ” chỉ giờ “Ngọ”, tức là khoảng thời gian nóng nhất trong ngày (từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều). Hiểu nôm na, “Đoan Ngọ” tức là “ngày mở đầu cho chuỗi ngày nóng nhất trong năm”. Đây là ngày Tết truyền thống tại một số nước châu Á như Trung QuốcĐài LoanHồng KôngNhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.
Từ sáng sớm, không khí ở các khu chợ miền Trung đã bắt đầu nhộn nhịp. Những sạp hàng bán đồ khô, thực phẩm thường ngày giờ đã nhường chỗ cho các món đặc sản dịp Tết diệt sâu bọ. Điển hình nhất là món cơm rượu nếp.

Cơm rượu

Cơm rượu

Cơm rượu ở đây vừa bùi, vừa ngọt, nuốt rồi mà còn để lại dư vị cay cay trên đầu lưỡi. Theo quan niệm dân gian, vị nồng của nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những ký sinh trùng có hại trong cơ thể. Để nấu được cơm rượu ngon, gạo được chọn để nấu phải là loại nếp cẩm, nếp cái hoa vàng hoặc nếp lứt có hạt nâu vàng óng ả. Sau khi lên men, gạo sẽ cho ra những hạt cơm to tròn, dẻo ngọt, quyện với men rượu thơm nồng.

Phổ biến không kém phần so với cơm rượu và được bày bán khá nhiều trong các sạp hàng ở chợ là bánh ú tro – món ăn đặc trưng của người miền Trung trong dịp Tết Đoan Ngọ.

Bánh ú tro

Bánh ú tro

hiếc bánh nhỏ xinh có hình chóp, to bằng nắm tay, gói bằng lá tre hoặc lá chuối thơm lừng – bánh ú tro thường bày bán theo dạng không có nhân hoặc nhân đậu xanh ngọt. Đối với những chiếc bánh không nhân, khi ăn sẽ được chấm cùng đường cát, đường thẻ băm nhỏ hay mật mía.

Một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ của người miền Trung là chè kê và xôi.

Chè và xôi

Chè và xôi

Chè kê bùi bùi, cay cay bởi gừng, đậu xanh và những hạt kê chắc mẩy, được ăn kèm với bánh tráng mè để xúc chè. Hương vị đặc trưng của chè kê hòa thêm vị giòn của bánh tráng… quả là một món chè độc đáo khó lẫn vào đâu được.

Dù chè kê được ưa chuộng khá nhiều, nhưng chè trôi nước, xôi vò và xôi gấc cũng xuất hiện khá nhiều trong các sạp hàng đặc sản dịp Tết diệt sâu bọ. Chúng được cho vào túi nhỏ, bán theo ký vì là món đồ cũng phổ biến trong dịp Tết Đoan Ngọ ở các gia đình miền Trung. Bên cạnh đó còn có những món bánh đặc trưng khác như: bánh tổ, bánh than… Đối với người miền Trung xa quê, những loại bánh này ngoài mục đích cũng tổ tiên, chúng còn là món ăn thân quen của những con người miền Trung vốn không có dịp trở về nhà đoàn viên trong ngày Tết này.

Lễ hội đua thuyền rồng

Lễ hội đua thuyền rồng

Ngoài những món ăn độc đáo, một số vùng ven biển miền Trung còn tổ chức lễ hội đua thuyền rồng để cầu bình an cho ngư dân. Đây là hoạt động có từ rất lâu đời và bắt nguồn từ Trung Quốc, về sau, nó đã dần trở thành một hoạt động vui chơi thú vị trong ngày Tết Đoan Ngọ ở các vùng ven biển.

Chỉ còn ít ngày nữa thôi là tới Tết Đoan Ngọ rồi, nếu có dịp du lịch miền Trung bạn đừng bỏ qua các món đặc sản này nhé!

Nguồn: travel.com.vn
Bài viết liên quan
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo

HOTLINE HỖ TRỢ

TOUR TRONG NƯỚC 085.863.88.66

TOUR NƯỚC NGOÀI 085.863.88.66

TOUR KHÁCH ĐOÀN 085.863.88.66

CHO THUÊ XE 085.863.88.66

VÉ MÁY BAY 085.863.88.66

TEAMBUILDING/EVENT 085.863.88.66