An Giang vốn nổi danh là xứ du lịch tâm linh với nhiều địa điểm hot như Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc, Thánh Đường Hồi Giáo Mubarak hay Chùa Tây An Núi Sam. Đặc biệt hơn, nền ẩm thực ở vùng đất này cũng vô cùng phòng phú và đa dạng. Đặc sản đường thốt nốt là một món quà lý tưởng để tặng cho người thân và bạn bè khi bạn đến An Giang chơi.

 

Đường thốt nốt được nấu từ mật hoa và quả của cây thốt nốt. Loại cây này thường xuất hiện chủ yếu ở An Giang và các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia. Đối với người dân vùng đất Bảy Núi, thốt nốt được xem là loại cây đến từ thiên đường. Cây thốt nốt trong tiếng Khmer là “th’not”, nhưng người dân địa phương ở đây quen phát âm thành thốt nốt, nên dần dần thay đổi và biến thành tên gọi như ngày nay. Cây thốt nốt có vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân Khmer. Bà con nơi đây luôn cố gắng tận dụng triệt để từ thân, lá, hoa đến quả của cây thốt nốt để chế biến ra nhiều món ăn, thức uống hấp dẫn.

Thân cây thốt nốt khá giống với cây dừa, phần hoa nhỏ và mọc thành từng chùm dày đặc. Còn quả thốt nốt có kích thước lớn, trái hình hơi tròn có màu nâu hoặc màu hạt dẻ. Thông thường, cây thốt nốt cái sẽ ra hoa và kết quả còn cây đực thì ra chỉ hoa và được lấy làm nước đường. Hoa thốt nốt đực cũng không thể kết thành quả nên thường chỉ dùng để lấy nước, làm thành loại đường thốt mà chúng ta thường thấy.

Đường thốt nốt có vị ngọt thanh thơm ngon nên thường dùng để thay thế đường tinh luyện. Nấu bằng đường thốt nốt sẽ mang đến cho món ăn của bạn một vị ngọt thơm đặc trưng và không hề bị gắt. Đặc biệt, thay vì sử dụng các chất tạo ngọt khác trong các bữa ăn hàng ngày, việc dùng đường thốt nốt sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn. Bởi vì các dưỡng chất từ thực vật có trong loại đường đặc sản này đều được giữ nguyên toàn bộ trong quá trình tinh chế, đảm bảo độ ngon miệng và dinh dưỡng cho các món ăn của bạn. Yêu thích hương vị ngọt ngào ấn tượng của đường thốt nốt, người dân An Giang đã sáng tạo và chế biến ra một món đặc sản làm từ loại đường này, đó chính là bánh bò thốt nốt.

Đường thốt nốt, đặc sản ngọt ngào ngây ngất lòng người của An Giang 2

Đường thốt nốt nổi tiếng với vị ngọt thanh, thơm phức

Phương pháp để làm ra loại đường đặc sản này cũng khá thú vị. Khoảng thời gian từ tháng 11 đến đầu tháng 5 là mùa thốt nốt nở rộ bông, có thể lấy được lượng nước thốt nốt nhiều nhất. Vì thế, người dân địa phương sẽ dùng ống dẫn nước hoặc can nhựa leo lên cây thốt nốt lấy nước từ các buồng hoa. Sau khi lấy được nước thốt nốt trực tiếp từ trên cây, người ta sẽ đem nước đi đun từ 3-6 tiếng trong lò và phải đảo liên tục cho đến khi nước thốt nốt sánh lại. Độ sánh hay còn gọi là “độ tới” của đường phụ thuộc vào tay nghề của người thợ nấu. Một người thợ nấu giỏi dày dặn kinh nghiệm sẽ cho ra thành phẩm những mẻ đường chất lượng nhất. Đợi đến khi nước thốt nốt đã cô đọng hoàn toàn thành đường dạng lỏng thì người ta tiến hành đổ ra một vại lớn và thực hiện công đoạn đảo liên tục, để cho hơi nước bốc hơi hoàn toàn và chỉ còn lại 100% đường.Tiếp theo là cho đường vào khuôn để làm đường tán. Còn nếu muốn làm thành đường chảy ở dạng lỏng sền sệt thì các thợ sẽ cho đường vào các hủ nhựa như lúc mới nấu. Cuối cùng, sau khi đường đông lại là có thể cắt thành từng miếng tròn hoặc đóng gói hoàn chỉnh để đem bán.

Do đặc thù về khí hậu và thổ nhưỡng, hiện nay chỉ có hai huyện miền núi An Giang là Tịnh Biên và Tri Tôn có thể phát triển nghề nấu đường thốt nốt. Nghề này đã có từ rất lâu đời và người dân Khmer xem đây là món quà quý giá của trời đất ban tặng.

Đường thốt nốt, đặc sản ngọt ngào ngây ngất lòng người của An Giang 3

Đường được làm từ mật hoa và quả của cây thốt nốt

Đường thốt nốt, đặc sản ngọt ngào ngây ngất lòng người của An Giang 4

Cây thốt nốt đực ra hoa và được lấy làm nước đường

Đường thốt nốt, đặc sản ngọt ngào ngây ngất lòng người của An Giang 5

Người thợ đang đảo đều để nước thốt nốt cô đặc thành đường

Đường thốt nốt, đặc sản ngọt ngào ngây ngất lòng người của An Giang 6

Đường thốt nốt đặc sệt có màu sắc bắt mắt và hương thơm nồng nàn

Xem thêm: Bánh bò thốt nốt nướng Ha Cô, món ăn truyền thống của người Chăm

 

Nếu bạn là một người đam mê nấu ăn thì chắc chắn đường thốt nốt là loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp nhà bạn. Vị ngọt thanh, thơm ngon của đường thốt nốt rất phù hợp để nấu các món chè mát mẻ giải nhiệt. Hương vị ngọt ngào nhưng không gay gắt của đường thốt nốt làm cho món ăn thêm phần ngon miệng và giúp làm mát, giảm tình trạng đau rát cổ họng. Người dân địa phương đôi khi còn lấy đường thốt nốt ăn cùng với cơm nguội, hoặc dùng thay cho bánh ngọt trong các buổi tiệc trà. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng loại đường này để làm caramen hoặc nấu món kho… Ngoài vị ngọt thơm đặc trưng, màu vàng nâu tự nhiên của đường thốt nốt sẽ giúp cho món ăn của bạn thêm phần hấp dẫn, bắt mắt. Đặc biệt, bạn có thể dùng loại đường này để làm bánh bò thốt nốt cực kỳ hấp dẫn. Món bánh ngọt đặc sản của xứ Bảy Núi An Giang mang vị thơm của cơm rượu, sự béo bùi của nước cốt dừa hòa cùng vị ngọt thanh của đường thốt nốt, tạo nên hương vị và màu sắc hoàn toàn khác biệt so với các loại bánh bò truyền thống. Trong bánh bò thốt nốt có hàm lượng carbohydrate (bột, đường) và chất béo bão hòa cao, giúp cơ thể nạp thêm năng lượng. Bạn có thể sử dụng loại bánh này như một món ăn vặt, tráng miệng, điểm tâm hoặc kết hợp với thịt khìa, heo quay để tăng thêm sự đa dạng và hấp dẫn cho món ăn.

Nếu bạn vẫn chưa biết mua gì khi đến An Giang thì ngoài cà na đập An Giang, đường thốt nốt cũng là một đặc sản xứng đáng để bạn mang về làm quà cho người thân, bạn bè.

Đường thốt nốt, đặc sản ngọt ngào ngây ngất lòng người của An Giang 7

Dùng đường thốt nốt để nấu chè giải nhiệt

Đường thốt nốt, đặc sản ngọt ngào ngây ngất lòng người của An Giang 8

Món bánh bò thốt nốt nổi tiếng

Đường thốt nốt được chế biến hoàn toàn từ phần nước ngọt lấy từ đọt cây thốt nốt thiên nhiên nên đảm bảo độ an toàn đối với sức khỏe. Đặc biệt, loại đường đặc sản của vùng đất An Giang còn có nhiều công dụng khác như:

– Bổ sung những dưỡng chất có lợi cho cơ thể: Trong đường thốt nốt chứa chất sắt, magie hỗ trợ điều trị các triệu chứng thiếu máu, đồng thời có tác dụng cải thiện hệ thần kinh. Trong loại đường này cũng dồi dào hàm lượng các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi sự tổn hại do các gốc tự do gây ra. Ngoài ra, đường thốt nốt còn giúp bạn bổ sung canxi, kali và phốt pho cần thiết cho cơ thể.

– Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Sử dụng đường thốt nốt sẽ kích thích sự hoạt động của các enzyme tiêu hóa và giúp tẩy sạch đường ruột để quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.

– Cung cấp nhiều khoáng cần thiết: Theo một số kết quả nghiên cứu, hàm lượng khoáng chất có trong đường thốt nốt cao hơn gấp 60 lần so với đường cát trắng.

– Thanh lọc cơ thể: Có khả năng làm sạch hệ hô hấp, ruột, thực quản, phổi và dạ dày, loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể, giúp bạn luôn khỏe mạnh và sở hữu vóc dáng cân đối.

– Hỗ trợ điều trị cơn đau nửa đầu: Nếu như đột nhiên cảm thấy bị đau đầu, bạn có thể ăn khoảng 20g đường thốt nốt để giảm bớt cơn đau.

Đường thốt nốt, đặc sản ngọt ngào ngây ngất lòng người của An Giang 9

Đường thốt nốt có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Vậy là chúng tôi đã giới thiệu đến bạn thêm một đặc sản để bạn lưu vào cẩm nang du lịch của mình khi đến An Giang. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin thú vị về đường thốt nốt xứ Bảy Núi nha!