Nhắc đến đặc sản An Giang, người ta thường hay nhắc đến bún cá Châu Đốc nhưng bên cạnh món ăn lừng danh đó thì vùng đất này còn có những thức quà dân tộc khác cũng nổi tiếng không kém. Một trong số đó phải thể đến cốm dẹp An Giang – Món đặc sản truyền thống của đồng bào Khmer sinh sống tại vùng đất này.
1Cốm dẹp An Giang – Món ăn truyền thống đầu mùa
Cốm dẹp An Giang khác với của Hà Nội, không có màu xanh ngọc bắt mắt mà mang một màu trắng ngà ngọt ngào. Không ai biết rõ nguồn gốc của cốm dẹp, người ta chỉ biết món ăn này đã có từ lâu đời, gắn liền với tuổi thơ và đời sống của người dân Khmer tại vùng đất An Giang. Hơn cả một món ăn vặt mùa nếp chín, cốm dẹp An Giang còn là lễ vật không thể thiếu, được người Khmer dâng lên thần linh mỗi mùa lễ Ok om bok (lễ Cúng Trăng) vào tháng 10 âm lịch hằng năm bên cạnh những món ăn dân dã khác. Cốm dẹp được dâng lên với lời cầu mong của người dân rằng mùa màng sẽ được bội thu cũng như cảm tạ thần linh đã luôn ban phước cho thời tiết thuận lợi làm ăn.
Xem thêm: Quán cà phê Khu Vườn Bình Yên, nét mộc mạc sâu trong con hẻm nhỏ
Mùa thu, khi mà những đồng lúa nếp đầu mùa vừa căng hạt, đầy sữa thì cũng là lúc người dân thu hoạch về để làm cốm. Nếp được gặt trước khi trổ tầm 10 ngày để giữ sữa, độ non và còn được gọi là nếp mới. Sau khi nếp mang về sẽ được sảy cẩn thận để chuẩn bị cho những mẻ cốm thơm lừng đầu mùa.
2Bí quyết của người Khmer để làm ra món cốm trứ danh
Nhìn thì đơn giản nhưng cách làm cốm dẹp An Giang lại rất cầu kỳ và đòi hỏi tay nghề cao. Vì thế mà từ khi còn nhỏ, những bé gái Khmer đã được bà và mẹ chỉ dẫn để làm ra món ăn truyền thống này. Cốm được người Khmer sẩy kĩ rồi mang đi ngâm nước qua đêm theo giờ giấc rõ ràng. Theo như người Khmer thì ngâm đúng giờ để cốm không bị ngậm nước hay nhão. Sau công đoạn ngâm, nếp sẽ được rang chung với dừa rám vỏ và đường thốt nốt hoặc đường cát để tạo vị ngọt, thơm và bùi của cốm dẹp An Giang. Ngoài ra, theo MIA.vn được biết, không phải nồi nào cũng có thể rang ra mẻ cốm thơm và ngon miệng. Cốm phải được rang bằng những chiếc om hay nồi đất thủ công thì mới tạo nên độ ngon đặc trưng của món ăn này. Quá trình rang cũng đòi hỏi tay nghề và sự khéo léo rất cao. Sau khi rang đến khi cốm nổ thì người Khmer đổ ra cối lớn để giã. Giã cốm cần phải có sự hợp sức của 2 đến 3 người luân phiên và liên tục. Muốn cốm dẹp đều mà không bị nát thì người Khmer phải giã và đảo luôn tay. Người ta giã cho đến khi nếp dính chày và chảy xuống thì đổ ra nia tre để sàng sảy cho sạch trấu. Vậy là đã xong món cốm dẹp An Giang nức tiếng. Sau khi làm ra thành phẩm thì cốm được bỏ vào bao buộc kín lại để bảo quản.
3Thưởng thức món cốm dẹp An Giang thơm ngọt
Người Khmer có cách thưởng thức món ăn này vô cùng đơn giản, chỉ là bỏ cốm lên một cái lá chuối rồi bốc ăn để cảm nhận rõ hương vị ngọt bùi tự nhiên. Ngoài ra thì có một cách ăn cầu kỳ hơn là cốm sẽ được trộn thêm với dừa nạo, đậu phộng giã và đường để tăng thêm hương thơm, vị ngọt béo ngất ngây của món ăn. Dùng tay chụm một miếng cốm rồi đưa vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm ngào ngạt tỏa ra đến tận khoang mũi. Rồi theo đó là độ dẻo cùng hương vị beo béo, ngọt bùi của cốm, đường thốt nốt và dừa nạo như tràn ngập trong miệng. Ngoài ra, cốm còn được biến tấu bằng cách cuốn với bánh tráng ngọt hoặc bánh phông cũng rất lạ miệng. Chỉ một món ăn dân dã, đơn sơ nhưng lại mang đến hương vị, cảm xúc rất tinh tế. Chính vì thế mà cốm dẹp An Giang hoàn toàn có thể chiếm trọn tình yêu của mọi người ngay từ lần đầu nếm thử.
Vì vị ngon đặc trưng và ý nghĩa vô cùng thiêng liêng mà bên cạnh bánh bò thốt nốt, cốm dẹp An Giang cũng là một trong những thức quà được những người du lịch đến đây mang về làm quà biếu cho gia đình và hàng xóm ăn lấy thảo. Hãy ghi lại món đặc sản này vào cẩm nang du lịch của bạn để không bỏ lỡ dịp thưởng thức khi đến An Giang nhé.
Nhắc đến đặc sản An Giang, người ta thường hay nhắc đến bún cá Châu Đốc nhưng bên cạnh món ăn lừng danh đó thì vùng đất này còn có những thức quà dân tộc khác cũng nổi tiếng không kém. Một trong số đó phải thể đến cốm dẹp An Giang – Món đặc sản truyền thống của đồng bào Khmer sinh sống tại vùng đất này.
1Cốm dẹp An Giang – Món ăn truyền thống đầu mùa
Cốm dẹp An Giang khác với của Hà Nội, không có màu xanh ngọc bắt mắt mà mang một màu trắng ngà ngọt ngào. Không ai biết rõ nguồn gốc của cốm dẹp, người ta chỉ biết món ăn này đã có từ lâu đời, gắn liền với tuổi thơ và đời sống của người dân Khmer tại vùng đất An Giang. Hơn cả một món ăn vặt mùa nếp chín, cốm dẹp An Giang còn là lễ vật không thể thiếu, được người Khmer dâng lên thần linh mỗi mùa lễ Ok om bok (lễ Cúng Trăng) vào tháng 10 âm lịch hằng năm bên cạnh những món ăn dân dã khác. Cốm dẹp được dâng lên với lời cầu mong của người dân rằng mùa màng sẽ được bội thu cũng như cảm tạ thần linh đã luôn ban phước cho thời tiết thuận lợi làm ăn.
Xem thêm: Quán cà phê Khu Vườn Bình Yên, nét mộc mạc sâu trong con hẻm nhỏ
Mùa thu, khi mà những đồng lúa nếp đầu mùa vừa căng hạt, đầy sữa thì cũng là lúc người dân thu hoạch về để làm cốm. Nếp được gặt trước khi trổ tầm 10 ngày để giữ sữa, độ non và còn được gọi là nếp mới. Sau khi nếp mang về sẽ được sảy cẩn thận để chuẩn bị cho những mẻ cốm thơm lừng đầu mùa.
2Bí quyết của người Khmer để làm ra món cốm trứ danh
Nhìn thì đơn giản nhưng cách làm cốm dẹp An Giang lại rất cầu kỳ và đòi hỏi tay nghề cao. Vì thế mà từ khi còn nhỏ, những bé gái Khmer đã được bà và mẹ chỉ dẫn để làm ra món ăn truyền thống này. Cốm được người Khmer sẩy kĩ rồi mang đi ngâm nước qua đêm theo giờ giấc rõ ràng. Theo như người Khmer thì ngâm đúng giờ để cốm không bị ngậm nước hay nhão. Sau công đoạn ngâm, nếp sẽ được rang chung với dừa rám vỏ và đường thốt nốt hoặc đường cát để tạo vị ngọt, thơm và bùi của cốm dẹp An Giang. Ngoài ra, theo MIA.vn được biết, không phải nồi nào cũng có thể rang ra mẻ cốm thơm và ngon miệng. Cốm phải được rang bằng những chiếc om hay nồi đất thủ công thì mới tạo nên độ ngon đặc trưng của món ăn này. Quá trình rang cũng đòi hỏi tay nghề và sự khéo léo rất cao. Sau khi rang đến khi cốm nổ thì người Khmer đổ ra cối lớn để giã. Giã cốm cần phải có sự hợp sức của 2 đến 3 người luân phiên và liên tục. Muốn cốm dẹp đều mà không bị nát thì người Khmer phải giã và đảo luôn tay. Người ta giã cho đến khi nếp dính chày và chảy xuống thì đổ ra nia tre để sàng sảy cho sạch trấu. Vậy là đã xong món cốm dẹp An Giang nức tiếng. Sau khi làm ra thành phẩm thì cốm được bỏ vào bao buộc kín lại để bảo quản.
3Thưởng thức món cốm dẹp An Giang thơm ngọt
Người Khmer có cách thưởng thức món ăn này vô cùng đơn giản, chỉ là bỏ cốm lên một cái lá chuối rồi bốc ăn để cảm nhận rõ hương vị ngọt bùi tự nhiên. Ngoài ra thì có một cách ăn cầu kỳ hơn là cốm sẽ được trộn thêm với dừa nạo, đậu phộng giã và đường để tăng thêm hương thơm, vị ngọt béo ngất ngây của món ăn. Dùng tay chụm một miếng cốm rồi đưa vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm ngào ngạt tỏa ra đến tận khoang mũi. Rồi theo đó là độ dẻo cùng hương vị beo béo, ngọt bùi của cốm, đường thốt nốt và dừa nạo như tràn ngập trong miệng. Ngoài ra, cốm còn được biến tấu bằng cách cuốn với bánh tráng ngọt hoặc bánh phông cũng rất lạ miệng. Chỉ một món ăn dân dã, đơn sơ nhưng lại mang đến hương vị, cảm xúc rất tinh tế. Chính vì thế mà cốm dẹp An Giang hoàn toàn có thể chiếm trọn tình yêu của mọi người ngay từ lần đầu nếm thử.
Vì vị ngon đặc trưng và ý nghĩa vô cùng thiêng liêng mà bên cạnh bánh bò thốt nốt, cốm dẹp An Giang cũng là một trong những thức quà được những người du lịch đến đây mang về làm quà biếu cho gia đình và hàng xóm ăn lấy thảo. Hãy ghi lại món đặc sản này vào cẩm nang du lịch của bạn để không bỏ lỡ dịp thưởng thức khi đến An Giang nhé.