An Giang là một vùng đất được thiên nhiên ưu ái cho địa hình thuận lợi để thủy, hải sản sinh trưởng. Vì vậy mà những món ăn đặc sản tại xứ này cũng thường làm từ các loại tôm, cua, cá đánh bắt trên dòng nước giàu phù sa chảy qua đây. Và món đặc sản nổi danh nhất xứ này có lẽ là mắm Châu Đốc. Mắm không chỉ nổi tiếng tại An Giang hay các tỉnh thành trong nước mà còn gây được tiếng vang tại các nước khác.

 

Từ khi ra đời đến nay, mắm Châu Đốc đã có gần 150 năm tuổi thọ với hàng trăm loại mắm có hương vị hoàn toàn khác nhau. Chính vì có một bề dày lịch sử lâu đời nên mắm Châu Đốc không đơn giản là món đặc sản nổi tiếng mà còn là một biểu tượng ẩm thực vùng miền. Chỉ cần nhìn thấy mắm Châu Đốc, người ta sẽ nghĩ ngay đến vùng đất An Giang trù phú cùng những dòng nước mang cá về. Mắm Châu Đốc nổi tiếng không chỉ vì ngon mà còn vì hương vị, chất lượng và công thức làm ra món ăn này không giống bất kỳ cách làm của vùng miền nào khác.

Xem thêm: Bánh bò thốt nốt nướng Ha Cô, món ăn truyền thống của người Chăm

Mắm Châu Đốc, đặc sản cầu kỳ bậc nhất của vùng đất An Giang 2

Mắm Châu Đốc – Đặc sản nổi tiếng nhất nhì An Giang

Châu Đốc là thành phố có vị trí vô cùng thuận lợi cho việc đánh bắt cá. Cũng vì thế mà nghề làm mắm đã xuất hiện tại đây được hơn 100 năm với nhiều đơn vị sản xuất lâu đời nhất đất An Giang. Càng ngày, nghề càng phát triển thì Châu Đốc cũng cho ra đời nhiều loại để đóng góp cho gia tài mắm Châu Đốc đồ sộ của An Giang. Ngoài ra, tại thành phố này cũng có nơi bán mắm nổi tiếng bậc nhất An Giang – Chợ Châu Đốc. Đến chợ Châu Đốc, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi hàng trăm gian bán mắm với mùi hương và cách bài trí vô cùng bắt mắt. Đây cũng được cho là nơi mua mắm đảm bảo và chất lượng nhất nhì An Giang. Vì vậy mà mỗi năm, nơi này thu hút được rất nhiều bạn bè gần xa ghé đến để mua mắm mang về.

Mắm Châu Đốc, đặc sản cầu kỳ bậc nhất của vùng đất An Giang 3

Chợ Châu Đốc còn được mệnh danh là vương quốc mắm

Hiện nay, mắm Châu Đốc có quanh năm vì nguồn nguyên liệu không chỉ ở vùng mà còn được nhập từ nhiều nơi khác. Tuy nhiên, MIA.vn mách cho bạn biết mùa mắm Châu Đốc nhiều và ngon nhất chính là mùa lũ. Khi nước lũ về sẽ mang theo rất nhiều loài tôm cá. Không chỉ thế, mùa nước lũ cũng là lúc mà cá tươi và ngon nhất. Vậy nên vào mùa nước lũ cũng là lúc mà mắm Châu Đốc lại mang một vị ngon đậm đà hơn bao giờ hết.

Mắm Châu Đốc, đặc sản cầu kỳ bậc nhất của vùng đất An Giang 4

Những mẻ cá dùng làm mắm ngon nhất là khi mùa lũ về

 

Mắm Châu Đốc là một trong những món có các chế biến cầu kỳ nhất An Giang bên cạnh khô rắn An Phú. Từng công đoạn từ làm sặc, ướp muối, ủ và chao mắm đều được làm thủ công và cực kỳ công phu. Một mẻ mắm ngon bắt đầu từ khâu làm sạch, cũng là công đoạn cần sự tỉ mỉ và cẩn thận. Cá tươi sau khi mang về sẽ được phân loại và làm sạch, ướp muối hộp rồi ủ trong các lu, khạp. Qua tầm 30 ngày, cá muối được với ra và mang đi rửa sạch lại bằng nước ngọt.

Sau đó cá sẽ được để ráo rồi mang đi ướp thính. Thính để ướp cá được làm từ gạo thơm đặc sản của vùng Châu Đốc An Giang. Thính có màu vàng và mùi thơm vô cùng đặc trưng. Cá sau khi thính sẽ được xếp thành từng lớp vào lu hoặc khạp rồi dùng manh đệm hay mê rổ để phủ trên bề mặt. Sau đó, người ta lại dùng các thanh tre gài cho kín, có thế thì mới ủ mắm thành công được. Sau đó một lớp nước mắm cốt từ cá đồng sẽ được đổ lên tấm phủ của khạp. Sau khi ủ từ 60 đến 90 ngày, chỗ nước mắm này sẽ dần chuyển sang màu đỏ và trong vắt. Đó cũng là lúc mắm được ủ xong.

Mắm sau khi lấy ra sẽ được chao với đường thốt nốt. Dân nhà nghề làm mắm Châu Đốc lâu năm sẽ chỉ dùng đường thốt nốt đầu mùa của Tịnh Biên, Tri Tôn để chao. Vì đường đầu mùa sẽ có vị ngọt béo và hương thơm dịu nhẹ. Khi dùng đường này để chao thì mắm sẽ ngon và có hương vị cũng đậm đà hơn. Mắm đã chao thì sau khoảng 3 đến 5 ngày là sử dụng được. Lượng đường và gia vị tẩm ướp mắm là vô cùng quan trọng. Vì chúng không chỉ quyết định vị ngon của mắm mà còn là yếu tố để phân biệt hương vị của mỗi nhà nghề. Mỗi nơi làm mắm sẽ có một công thức ướp và chao mắm riêng, vậy nên mắm Châu Đốc không những đa dạng về chủng loại mà còn phong phú về hương vị nữa.

Mắm Châu Đốc, đặc sản cầu kỳ bậc nhất của vùng đất An Giang 5

Quá trình làm mắm vô cùng cầu kỳ và phức tạp

 

Thường sẽ có 2 cách chính để ăn mắm đó là ăn sống và nấu lên. Mắm Châu Đốc khi ăn sống bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn vị mặn của gia vị và chất ngọt thuần túy từ cá kết hợp cùng mùi hương không lẫn đi đâu được. Đó là một cảm nhận đặc biệt và thú vị mà bạn không thể tìm ở bất kì món ăn nào khác. Người mới bắt đầu có thể cảm thấy mắm có mùi khó chịu và không dễ ăn nhưng dần dà bạn sẽ không thể cưỡng lại hương vị đặc trưng mà chỉ có mắm Châu Đốc mới có thể mang lại. Ngoài ra, mắm còn được chế biến thành những món ăn phổ biến khác như mắm kho, lẩu mắm hay bún mắm – Một món ăn được rất nhiều người ưa thích. Bên cạnh đó, nếu mới ăn mắm, bạn có thể chọn những loại dễ ăn như mắm cá linh, mắm thái, mắm sặc… để tập quen với hương vị của món ăn này trước khi thử những loại mắm khác nhé.

Mắm Châu Đốc, đặc sản cầu kỳ bậc nhất của vùng đất An Giang 6

Mắm Châu Đốc dù ăn sống hay chế biến thành những món khác đều rất ngon

Đặc sản An Giang không chỉ đa dạng về hình thức mà còn mang đủ các hương vị. Chẳng hạn như gỏi sầu đâu An Giang có vị đắng, hậu ngọt hay cái mùi thơm thoang thoảng của cốm dẹp và đặc biệt nhất là hương vị đậm đà độc đáo của mắm Châu Đốc. Vậy nên hãy mau ghi lại món đặc sản lẫy lừng này vào cẩm nang du lịch của bạn để nhớ ghé qua chợ Châu Đốc để thưởng thức khi đến An Giang nhé.