Hiện nay, việc thuê nhà quản lý, giám đốc điều hành đang là xu thế. Và để những người này làm việc hợp pháp tại Việt Nam, thì một việc mà bất cứ người sử dụng lao động nào tại Việt Nam cũng không thể bỏ qua, đó chính làm làm thủ tục cấp mới giấy phép lao động cho nhà quản lý, giám đốc điều hành, vì nếu làm việc tại Việt Nam khi không có giấy phép lao động Việt Nam hợp lệ, thì cả người lao động và người sử dụng lao động đều bị phạt nặng.
Vậy cụ thể:
- Chức danh Nhà quản lý khi xin giấy phép lao động Việt Nam bao gồm các vị trí nào?
- Hồ sơ và thủ tục cấp mới giấy phép lao động cho giám đốc điều hành và nhà quản lý như thế nào?
Hãy cùng VISANA tìm hiểu mọi chi tiết tại đây.
1. Nhà quản lý là ai?
Theo Định nghĩa tại mục 18, Điều 4 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13, thì:
“Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.”
Như vậy, hiểu một cách đơn giản, thì Nhà quản lý chính là người có thẩm quyền trong công ty, chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát công ty, và là người có quyền ký kết giao dịch của công ty nhân đanh công ty theo quy định tại điều lệ công ty.
Các vị trí mà người nước ngoài có thể xin được Giấy phép lao động theo diện giấy phép lao động cho Nhà quản lý bao gồm:
- Chủ tịch công ty
- Phó chủ tịch công ty
- Tổng Giám đốc
- Phó tổng giám đốc
- Giám đốc
- Phó giám đốc
- Giám đốc điều hành
- Trưởng văn phòng đại diện
2. Hồ sơ & Thủ tục cấp mới Giấy phép lao động cho Nhà quản lý
Về cơ bản, thủ tục xin cấp mới giấy phép lao động cho nhà quản lý cũng giống như thủ tục xin giấy phép lao động thông thường, bao gồm 4 bước dưới đây:
- Nộp hồ sơ xin Công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài tại Bộ lao động, thương binh và xã hội hoặc UBND tỉnh/thành phố, …
- Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép lao động;
- Nộp hồ sơ xin Giấy phép lao động tại Sở lao động, thương binh và Xã hội
- Nhận kết quả giấy phép lao động cho nhà quản lý.
Tuy nhiên, về hồ sơ cần chuẩn bị ở bước 2 để nộp lên Sở lao động, Thương binh và Xã hội có sự khác biệt cơ bản về giấy tờ chứng minh nghề nghiệp. Bộ hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho nhà quản lý, giám đốc điều hành bao gồm:
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn quy trình xin giấy phép lao động cho nhà quản lý, giám đốc điều hành mà người sử dụng lao động và nhà quản lý, giám đốc điều hành là người nước ngoài cần thực hiện.
Tuy nhiên, các quy định về pháp luật có thể thường xuyên có những thay đổi, cũng như thủ tục hành chính có thể sẽ được điều chỉnh mà không được thông báo trước. Do đó, nhiều quý khách hàng đã tìm đến dịch vụ làm giấy phép lao động của VISANA, để giảm thiểu thời gian tìm hiểu hồ sơ, chuẩn bị giấy tờ cũng như thời gian đi lại để hoàn thành các thủ tục hành chính với các cơ quan chức năng.
Quý khách cũng hoàn toàn có thể gọi hoặc để lại thông tin để được tư vấn ngay.