Bạn là công dân Việt Nam muốn xin phiếu lý lịch tư pháp khi ở nước ngoài? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn làm lý lịch tư pháp cho người Việt Nam ở nước ngoài, chi phí, hồ sơ, thủ tụ, các cách làm lý lịch tư pháp nhanh nhất.
Hiện nay, nhu cầu làm xin lý lịch tư pháp của người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là ở Canada và Mỹ, tăng cao nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau như làm giấy phép lao động, xin cấp thẻ cư trú tại nước ngoài,… Một trong những điều kiện bắt buộc để làm các thủ tục trên là phải có Phiếu lý lịch tư pháp.
Vậy, khi đi làm lý lịch tư pháp cho người Việt Nam ở nước ngoài cần chuẩn bị những gì, điều kiện, thủ tục, chi phí như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu với VISANA!
Mục lục
Phiếu lý lịch tư pháp cho người Việt Nam ở nước ngoài
Phiếu lý lịch tư pháp cho người Việt Nam ở nước ngoài là giấy xác nhận cá nhân không phạm tội trong thời gian ở Việt Nam. Loại giấy tờ này muốn được sử dụng ở nước ngoài cần phải được dịch thuật công chứng và hợp pháp hoá lãnh sự.
Mọi công dân Việt Nam ở nước ngoài đã từng có thời gian cư trú tại Việt Nam đều có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 của mình.
Có 02 loại phiếu lý lịch tư pháp cho người Việt Nam ở nước ngoài, bao gồm:
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1, và
- Phiếu lý lịch tư pháp số 2
► Xem thêm: phân biệt phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2
Mục đích xin lý lịch tư pháp cho người Việt Nam ở nước ngoài
Phiếu lý lịch tư pháp cho người Việt Nam ở nước ngoài thường được yêu cầu nhằm phục vụ các mục đích:
- Lý lịch tư pháp xin việc làm
- Lý lịch tư pháp làm giấy phép lao động
- Lý lịch tư pháp gia hạn giấy phép lao động
- Lý lịch tư pháp kết hôn có yếu tố nước ngoài
- Lý lịch tư pháp nhận con nuôi
- Lý lịch tư pháp xin nhập/thôi/trở lại quốc tịch Việt Nam
- Lý lịch tư pháp xin cấp thẻ cư trú
Làm lý lịch tư pháp cho người Việt Nam đang ở nước ngoài ở đâu?
Theo Điều 44 và 45 Luật lý lịch tư pháp số 28/2009/ QH12, công dân Việt Nam đang ở nước ngoài sẽ nộp hồ sơ xin cấp Lý lịch tư pháp Việt Nam tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh.
Có thể ủy quyền cho người thân tại Việt Nam làm lý lịch tư pháp giúp không?
Theo Điều 45 và 46 Luật lý lịch tư pháp năm 2009, chỉ những cá nhân làm Lý lịch tư pháp số 1 được phép ủy quyền (phải có văn bản uỷ quyền theo quy định của pháp luật), trong khi những cá nhân yêu cầu cấp Lý lịch tư pháp số 2 không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho mình.
Phí làm Lý lịch tư pháp cho người Việt Nam ở nước ngoài là bao nhiêu?
Theo Điều 4 Thông tư 244/2016/TT-BTC, Lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp được quy định như bảng sau:
STT | Nội dung thu | Mức thu(đồng/lần/người) |
---|---|---|
1 | Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp | 200.000 |
2 | Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ (gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ (hoặc chồng), con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi dưỡng liệt sỹ). | 100.000 |
3 | Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của một số trường hợp như trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, người cư trú tại các nơi khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số. | Miễn phí |
Lưu ý: Nếu yêu cầu cấp từ 3 phiếu lý lịch tư pháp trở lên trong một lần thì phiếu thứ 3 trở đi, sẽ phải nộp thêm 5.000 VNĐ/phiếu.
Thủ tục làm Lý lịch tư pháp cho người Việt Nam ở nước ngoài
Người Việt Nam ở nước ngoài có thể xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp Việt Nam dưới 04 hình thức: (1) làm trực tiếp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh; (2) làm qua bưu điện, và (3) làm online/trực tuyến/qua mạng.
Mỗi cách có ưu và nhược điểm riêng, tuy nhiên dưới đây chúng tôi chỉ trình bày các cách làm lý lịch tư pháp được đánh giá là tiện lợi và nhanh gọn nhất cho người Việt ở nước ngoài. Hãy cùng tìm hiểu.
1 – Thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 cho người Việt Nam ở nước ngoài
Công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có thể uỷ quyền cho người thân tại Việt Nam thực hiện thủ tục xin cấp phiếu Lý lịch tư pháp số 1 giúp mình.
Bạn và người thân ở Việt Nam thực hiện 04 bước sau:
Bước 1. Bạn xin giấy uỷ quyền làm Lý lịch tư pháp (nếu uỷ quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, con thì không bỏ qua bước này)
- Bạn chuẩn bị:
- 02 bản hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực,
- 02 bản photo hộ chiếu/CMND/CCCD Việt Nam của người được uỷ quyền
- Mẫu giấy uỷ quyền (soạn bởi Luật sư hoặc theo mẫu này) – không được ký tên vào giấy trước
- Sau đó, bạn mang các giấy tờ đến Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam ở nước sở tại để họ xác nhận chữ ký (bạn ký ngay trước mặt cán bộ ĐSQ để xác thực) và chứng thực các giấy tờ.
- Bạn gửi giấy uỷ quyền về Việt Nam cho người thân chuẩn bị phần còn lại của hồ sơ xin cấp phiếu Lý lịch tư pháp.
Bước 2: Người thân ở Việt Nam được uỷ quyền chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu (mẫu 03/2013/TT-LLTP nếu tự làm hoặc mẫu 04/2013/TT-LLTP nếu uỷ quyền).
- Bản sao hộ chiếu của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp đã được chứng thực tại Đại sứ quán
- Bản sao công chứng sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ chứng minh nơi cư trú trước khi xuất cảnh (không cần giấy tờ này nếu nộp sau ngày 01/07/2021)
- Bản sao công chứng giấy tờ tuỳ thân của người được uỷ quyền tại Việt Nam
- Bản sao công chứng giấy tờ chứng minh mối quan hệ của người được uỷ quyền và người uỷ quyền
- Giấy uỷ quyền được chứng thực tại Đại sứ quán đã được chuẩn bị ở Bước 1
Bước 3: Người được uỷ quyền nộp hồ sơ lên Sở Tư Pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh
Bước 4: Nhận kết quả tại địa chỉ đăng ký trong hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp.
VISANA – Đơn vị cung cấp dịch vụ làm lý lịch tư pháp trên toàn quốc, cam kết uy tín – hiệu quả – tận tâm.
- Tối ưu thủ tục, không cần trình diện
- Chỉ cần bản chụp mặt hộ chiếu/ CCCD/ CMTND
- Hỗ trợ làm lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam và người nước ngoài
- Phí trọn gói, không phát sinh phí ngoài
- Cam kết đúng hẹn
Đăng ký ngay để được VISANA hỗ trợ và tư vấn tức thì!
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LÝ LỊCH TƯ PHÁP
2 – Thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho người Việt Nam ở nước ngoài
Hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho người Việt Nam ở nước ngoài có sự thay đổi theo 2 đối tượng:
- Người dưới 18 tuổi (trẻ chưa thành niên) đang ở nước ngoài – được phép uỷ quyền cho cha/mẹ làm thủ tục cho.
- Người từ 18 tuổi trở lên đang ở nước ngoài – không được phép uỷ quyền
► Đối với người dưới 18 tuổi xin phiếu lý lịch tư pháp số 2:
Theo đó, bạn thực hiện 04 bước sau:
Bước 1 – Chứng thực hộ chiếu Việt Nam
Người dưới 18 tuổi mang hộ chiếu Việt Nam + 02 bản photo tới Đại sứ quán/lãnh sự quán Việt Nam tại nước sở tại để được chứng thực và gửi về Việt Nam.
Bước 2: Cha/mẹ ở Việt Nam chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu (mẫu số 03/2013/TT-LLTP đối với người trên 18 tuổi hoặc mẫu 04/2013/TT-LLTP – đối với người trẻ chưa thành niên)
- Bản sao hộ chiếu của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp đã được chứng thực tại đại sứ quán;
- Bản sao y công chứng sổ hộ khẩu (không cần nộp kể từ ngày 01/07/2021);
- Bản sao y giấy khai sinh của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp;
- Bản sao hộ chiếu của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp đã được chứng thực tại đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại;
- Bản sao công chứng sổ hộ khẩu của gia đình trong đó chứng minh mối quan hệ cha/mẹ với người được cấp phiếu LLTP (không cần nộp nếu nộp sau ngày 01/07/2021);
Bước 3: Cha/mẹ nộp hồ sơ lên Sở Tư Pháp nơi người được cấp phiếu lý lịch tư phápc (có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện)
Bước 4: Nhận kết quả
► Đối với người từ 18 tuổi trở lên:
Người Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên đang ở nước ngoài sẽ thực hiện các bước sau để xin phiếu lý lịch tư pháp số 2:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ’
- Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu (mẫu số 03/2013/TT-LLTP đối với người trên 18 tuổi hoặc mẫu 04/2013/TT-LLTP – đối với người trẻ chưa thành niên)
- Bản sao hộ chiếu của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp đã được chứng thực tại đại sứ quán;
- Bản sao y công chứng sổ hộ khẩu (không cần nộp kể từ ngày 01/07/2021);
Bước 2: Nộp hồ sơ qua bưu điện
Bạn nộp hồ sơ tới Sở tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh qua bưu điện
Bước 3: Nhận kết quả
Thời gian cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường là 10 – 15 ngày làm việc. Ngoài ra bạn phải thêm cộng thời gian chuyển phát tới địa chỉ ở nước ngoài của bạn.
3 – Thủ tục làm lý lịch tư pháp cho người Việt Nam ở nước ngoài online/trực tuyến
Để tiết kiệm thời gian, công sức, người Việt Nam ở nước ngoài có thể xin cấp phiếu lý lịch tư pháp online/trực tuyến/qua mạng.
Thủ tục như sau:
- Truy cập vào website https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home;
- Tại phần đối tượng nộp hồ sơ, cần chọn đúng đối tượng: Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
- Nhập tờ khai trực tuyến;
- Tự nộp hoặc uỷ quyền nộp hồ sơ qua bưu điện hoặc và nhận kết quả.
Lưu ý: Đăng ký lý lịch tư pháp online có nghĩa là thay vì tải tờ khai về, in ra, và điền thông tin thì bạn nhập tờ khai trực tuyến. Sau khi hoàn thành các bước kê khai trực tuyến, bạn vẫn thực hiện các bước làm thủ tục lý lịch tư pháp (Phiếu số 1 hoặc số 2) cho người Việt Nam đang ở nước ngoài như đề cập ở trên.
► Xem thêm: hướng dẫn làm lý lịch tư pháp online trực tuyến qua mạng
Như vậy, VISANA đã cung cấp cho các bạn tất tần tật các thông tin hướng dẫn về hồ sơ cũng như thủ tục xin lý lịch tư pháp cho người Việt Nam ở nước ngoài, kèm theo những lưu ý quan trọng. Hy vọng với hướng dẫn này, việc xin lý lịch tư pháp khi bạn đang ở một quốc gia khác sẽ không còn quá khó khăn. Chúc các bạn thành công ngay từ lần đầu.