Chúng ta có cần đến những đôi giày leo núi tiếp cận (Approach Shoes) không? Đây là câu hỏi nên hỏi ngay từ ban đầu. Lí do để giày leo núi tiếp cận có sức hút đến vậy là do chúng được thiết kế để dùng khi leo “tiếp cận” núi đá (tất nhiên là nhiều công dụng khác nữa), và có 2 điểm khác biệt quan trọng so với các dòng giày thể thao thông thường.
Đầu tiên, giày leo núi tiếp cận có đế làm bằng “cao su bám”. Loại cao su này mềm hơn nhiều so với cao su dùng cho giày leo núi và chạy bộ bình thường, tạo ra nhiều ma sát hơn khi leo trên dốc đá trơn trượt. Thêm vào đó, đế có khả năng bám dính tốt khi đứng trên các cạnh đá nhỏ. Giày leo núi tiếp cận thường sử dụng với địa hình núi đá hiểm trở. Cao su bám giúp bàn chân bạn đặt chân bám thật chắc chắn, nhất là khi một cú ngã sẽ gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.
Thứ hai, giày leo núi tiếp cận bền hơn các loại giày khác khi sử dụng ở địa hình núi đá hiểm trở. Điều này do mũ giày bằng da được gia cố thêm phần bảo vệ ngón cũng bằng cao su bám. Các mẫu giày leo núi tiếp cận bền nhất đều có phần cao su phủ hết lên trên mũ giày. Một chiếc giày leo núi tiếp cận tốt có thể chống chọi sau hàng tháng sử dụng liên tục, thậm chí trượt xuống dốc núi đá, còn các đôi giày chạy đường mòn siêu nhẹ chỉ có thể chịu được vài ngày.
Trong bài viết này, WETREK.VN sẽ giúp bạn hiểu tại sao người leo núi tại các địa hình cheo leo và vùng núi lại có nhiều lựa chọn về giày đến vậy. Sau đó, chúng ta sẽ cân nhắc giữa các yếu tố của một đội giày bao gồm việc tạo ra ma sát lớn trên đường dốc và khả năng bám cao trên nền đá trơn nhẵn. Cuối cùng là một số lưu ý khi chăm sóc và bảo quản loại giày đặc biệt này.
Các loại giày leo núi
Khi leo các địa hình núi đá hiểm trở, bạn sẽ thấy rằng người leo núi dùng nhiều loại giày khác nhau. Hãy xem qua một số loại giày dưới đây để tìm hiểu vì sao có nhiều dòng giày đến thế cho cùng một hoạt động. Chúng ta sẽ đi từ các giày cao cổ cỡ lớn (loại ít dùng cho dân leo núi nhất) cho tới giày leo núi tiếp cận (phù hợp nhất cho dân leo núi).
Giày leo núi địa hình
Nếu bạn biết mình cần giày leo núi địa hình thì bạn đã hiểu loại giày này là như thế nào. Giày leo núi địa hình khá to, dày, siêu cứng, được thiết kế để kết hợp với đế đinh hiện đại và giữ ấm cho đôi chân trên vùng núi có nhiệt độ cực lạnh. Vậy tại sao chúng ta nhắc đến giày leo núi địa hình ở đây khi đang thảo luận về cách chọn giày leo núi tiếp cận? Một số nhà leo núi chuyên nghiệp trong những năm gần đây đã thực hiện các chuyến đi trên địa hình vô cùng hiểm trở với giày leo núi tiếp cận cao cổ. Trừ những người leo núi nhiều kinh nghiệm, thì với địa hình băng đá bạn sẽ cần cả đế đinh và giày leo núi địa hình để đảm bảo an toàn tối đa. |
Giày leo núi cổ cao
Giày leo núi cổ cao nâng đỡ bàn chân và giữ cổ chân ổn định, cũng như bảo vệ cổ chân tốt hơn so với giày leo núi tiệm cận cổ thấp. Nếu bạn không muốn cổ chân bị thương và dẫn tới nhiều vấn đề sau đó nữa, hãy sử dụng giày leo núi cổ cao để hỗ trợ cổ chân và bàn chân thật tốt. |
Giày chạy đường mòn
Nhiều người leo núi cũng dùng giày chạy đường mòn. Cho dù ở các địa hình hiểm trở hay ở vùng núi hoang vắng, bạn cũng sẽ thấy lượng người leo núi chuyên nghiệp dùng giày chạy đường mòn cũng nhiều như giày leo núi tiệm cận. Tại sao vậy? Có lẽ lí do lớn nhất là do tính đa dụng. Nhiều người leo núi thường chạy bộ hàng ngày để tập luyện và khôi phục thể lực sau khi leo núi. Và tiện nhất là khi bạn di chuyển đến hoặc trở về từ khu vực leo núi. Trong khi nhiều người chạy đường mòn không có giày leo núi, thì nhiều người leo núi lại có giày chạy đường mòn. |
Giày leo núi cổ thấp
Giày leo núi cố thấp là họ hàng gần nhất với giày leo núi tiếp cận. Trong khi thiết kế và cấu trúc có nhiều điểm tương đồng, thì rất ít giày leo núi có đế cao su dính thích hợp để leo núi. Mặc dù hợp chất cao su cứng được sử dụng làm đế giày leo núi phổ biến hơn và bền hơn, nhưng chúng không tạo ma sát tốt khi leo trên đá trơn. Dù vậy, ngày càng nhiều mẫu giày leo núi được giới thiệu đến khách hàng. |
Giày leo núi tiếp cận
Đế cao su dính, vừa khít bàn chân và mũi chân, bền chắc, dễ trèo lên địa hình núi đá hiểm trở là những đặc điểm khiến loai giày này là lựa chọn tuyệt vời. Đóng góp lớn nhất và cũng chính là lí do chính để chúng ta chọn loại giày này là độ an toàn khi trèo lên các vách đứng hoặc gờ núi, nơi mà chỉ một cái trượt chân cũng là một cú ngã nguy hiểm. |
Chọn cỡ giày
Nhiều người dành nhiều thời gian đi bộ đường mòn hoặc địa hình gập ghềnh, trong khi những người khác muốn thử thách giới hạn bản thân lại chọn leo núi đá. Sự khác nhau này khiến cỡ giày trở nên quan trọng nếu bạn muốn mua một đôi giày leo núi tiếp cận.
Luôn tồn tại một sự tương đối khi chọn cỡ giày. Loại giày vừa khít bàn chân sẽ leo núi tốt hơn, trong khi một chút khoảng trống ở đầu ngón chân sẽ phù hợp để đi bộ đường dài. Dù chỉ bạn mới biết tiêu chí nào nên ưu tiên khi chọn cỡ giày, tuy vậy chúng tôi vẫn gợi ý nên chọn cỡ giày sao cho có một chút khoảng trống ở phần mũi chân để chân được dễ chịu khi đi bộ leo núi.
Khi leo, tốt nhất giày nên vừa vặn và ôm sát chân. Nếu bạn muốn đứng vững trên gờ đá nhỏ hoặc chân bám chắc tối đa, hãy chọn một đôi giày ôm vừa khít và đi tất mỏng. Mặt trái của của giày ôm vừa khít là chân sẽ nhanh cảm thấy khó chịu khi leo đường dài. Chừa khoảng trống đầu mũi chân sẽ khiến chân dễ chịu cả khi leo lên và xuống. Một lần nữa, hãy nghĩ xem mình chủ yếu sẽ dùng giày làm gì và ở đâu trước khi mua giày.
Có nên chọn giày leo núi tiếp cận cao cổ không?
Trong khi nhiều người dùng giày leo núi cổ thấp để dễ dàng di chuyển với balo nặng nề khi leo các địa hình hiểm trở, thì nhiều người lại muốn cổ chân được bảo vệ và ổn định hơn. Một mẫu giày cổ cao sẽ mang đến nhiều lợi ích như là chất liệu đế cao su bám cùng với đệm đỡ cổ chân. Trèo qua các dãy núi đá cao và băng qua sườn núi sẽ rất thích hợp để dùng những đôi giày này, vì mang theo hành trang cho nhiều ngày qua các con đường mòn và vùng dốc sẽ khiến bạn dễ bị trẹo cổ chân. Còn nếu bạn muốn dùng giày leo núi tiếp cận cùng với đế đinh, hãy chọn loại cổ cao.
Bảo quản giày
Chúng ta đều muốn đôi giày của mình bền nhất có thể. Phần lớn giày leo núi tiếp cận đều khá bền khi leonúi đá, và có một số cách để kéo dài tuổi thọ cho giày.
Đầu tiên, giữ giày sạch nhất có thể, cả bên trong lẫn bên ngoài. Một ít cát và bụi bẩn rơi vào trong giày sẽ khiến cả giày lẫn chân bị xước và rách khi vận động. Khi bạn để đá vụn lọt vào trong giày, hãy đứng lại và lắc cho đá rơi ra càng nhanh càng tốt. Phần lớn người leo núi đều tháo giày vài lần một ngày trong khi leo để loại bỏ các mảnh đá rơi vào trong giày. Khi cởi giày và lột đế đệm bên trong ra, bạn cũng đồng thời giúp mồ hôi dễ thoát hơn. Nếu bạn leo qua vùng có bùn và nhiều đất bẩn, hãy cố giữ càng sạch càng tốt. Đừng cất giày bẩn đi vội khi về nhà mà chưa giặt sạch giày. Chải nhẹ với bàn chải và nước ấm sẽ giúp loại bỏ bùn bẩn dễ dàng.
Thứ hai, hãy cân nhắc việc chăm sóc mũ giày bằng da với các đồ bảo quản da. Cả da lộn và giày da bóng đều sẽ bền đẹp hơn khi được chăm sóc đúng cách. Điều này rất quan trọng nếu bạn thường bị ướt giày khi đi leo núi. Giày da không được chăm sóc tốt sẽ hút nước và bị co lại hoặc trở nên giòn sau vài lần ướt – sấy.