Áo phao cứu sinh (life jacket, life vest) hay thiết bị nổi cứu sinh cá nhân (PFD – Personal flotation device) giữ bạn nổi trên mặt nước. Lời khuyên tốt nhất cho bạn về sử dụng áo phao cứu sinh đơn giản là: Hãy chắc chắn luôn mặc nó trên mình.
Theo luật quy định, chủ phương tiện tàu thuyền được yêu cầu trang bị áo phao hay thiết bị nổi cứu sinh cá nhân có kích thước phù hợp với người mặc, chất lượng còn tốt và sẵn sàng sử dụng.
KÍCH THƯỚC ÁO PHAO CỨU SINH
Áo phao cứu sinh cho người lớn
Kích thước: Đối với người lớn, kích thước vòng ngực quyết định cỡ áo phao chứ không phải cân nặng. (Đối với trẻ em thì cân nặng quyết định kích cỡ áo phao). Kích cỡ áo phao cứu sinh đa dạng tuỳ mẫu mã và nhãn hiệu.
Một chiếc áo phao nên vừa khít với người dùng giống như một chiếc găng tay, bởi nó cho phép di chuyển thoải mái, tránh cọ xát khi chèo thuyền hay chơi đùa. Để có được sự cảm nhận và sự vừa vặn tốt nhất, hãy mặc đồ mà bạn mặc lúc chèo thuyền khi thử áo phao.
Nữ giới nên cân nhắc loại áo phao dành riêng cho nữ thay vì loại dùng cho cả 2 giới. Bởi áo phao loại này được thiết kế riêng phù hợp với thân hình của nữ giới.
Mỗi loại áo phao cứu sinh có thiết kế và vị trí đặt xốp khác nhau để vừa với thân người. Vị trí đặt xốp liên quan đến sự thoải mái cho người mặc nhiều hơn là liên quan tới sự an toàn. Áo phao cứu sinh càng nhiều đai thì khả năng tuỳ chỉnh càng cao.
Điều chỉnh: Khi bạn đã lựa chọn được kích cỡ áo phao, hãy làm theo các bước sau để điều chỉnh áo cho vừa vặn:
- Nới lỏng các dây đai, mặc áo phao vào và cài khoá lại
- Bắt đầu từ eo, thắt chặt tất cả các dây đai. Nếu ao phao có dây đai ở vai, thắt dây đai đó cuối cùng. Như vậy sẽ vừa vặn mà không cảm thấy khó chịu.
- Tiếp theo, nhờ ai cầm phần vai áo phao kéo lên. Nếu áo pháo kéo được lên qua mũi hoặc đầu bạn thì hãy thắt chặt lại dây đai. Làm lại, nếu như vẫn không cải thiện thì có nghĩa áo pháo đó quá to so với bạn.
- Thử cử động, hãy chắc chắn rằng áo phao đó mặc thoải mái và không cọ sát vào người bạn khi chèo thuyền. Làm như vậy trong thuyền kayak hoặc canô của bạn tại nhà
- Nếu có thể, hãy kiểm tra áo phao của bạn trong bổ bơi hoặc nơi nước cạn để xem nó hoạt động như thế nào. Khi nổi áo phao không được xệch lên hay trượt qua cằm bạn.
Áo phao cứu sinh cho trẻ em
Giữa áo phao cho trẻ em và áo phao cho người lớn có những sự khác nhau cần lưu ý. Hãy tham khảo bài viết Hướng dẫn cách chọn áo phao cho trẻ em để có thêm thông tin cụ thể.
Áo phao cứu sinh cho vật nuôi (thường là chó, mèo, …)
Trong khi nhiều chú chó là những vận động viên bơi lội giỏi, thì một số khác khá thiếu tự tin khi ở dưới nước, chúng có thể trở nên mệt mỏi hay hoảng loạn khi xa bờ. Áo phao cứu dành cho vật nuôi tuy không có tiêu chuẩn chất lượng nhưng vẫn là một thiết bị hỗ trợ tuyệt vời giúp vật nuôi của bạn vui chơi dưới nước.
Những điều cần lưu ý:
- Áo phao cần vừa khít sao cho vật nuôi của bạn không thể xoay, vặn, bước hoặc bơi ra khỏi áo.
- Một chiếc áo phao kiểu dáng khiên tốn sẽ ít có khả năng bị làm rách hơn.
- Hãy tìm một chiếc áo phao có khoá dễ tháo
- Một quai móc trên áo giúp bạn có thể dễ dàng nhấc chú chó ra khỏi nước cũng khá hữu dụng
CÁC LOẠI THIẾT BỊ NỔI CỨU SINH
Có 5 loại thiết bị nổi cứu sinh, tuy nhiên phần lớn người chèo thuyền sử dụng loại III và V.
Loại I: Áo phao cứu sinh ngoài khơi (Offshore Life Jackets). Loại này được trang bị cho sử dụng ở vùng nước dữ, ở vùng nước ngoài khơi xa khi không thể cứu hộ ngay lập tức. Mặc dù cồng kềnh nhưng loại này cung cấp khả năng hõ trợ nổi cao nhất, có màu sắc sáng và có thể đưa người mặc ở trạng thái bất tỉnh nổi đầu lên khỏi mặt nước.
Loại II: Áo phao cứu sinh gần bờ (Near-shore Vests). Loại áo phao này được sử dụng ở vùng nước lặng, gần bờ nơi mà việc cứu hộ có thể thực hiện nhanh chóng. Chúng cũng giúp những người mặc ở trạng thái bất tỉnh có thể nổi đầu lên khỏi mặt nước, tuy nhiên không phải tất cả mọi trường hợp. Loại phao này cồng kềnh tuy nhiên không cồng kềnh bằng loại I.
Loại III: Áo phao cứu sinh khẩn cấp (Flotation Aids). Áo phao loại này phù hợp nhất với phần lớn người chèo thuyền được sử dụng ở nơi khi có thể giải cứu nhanh người gặp nạn. Chúng cho phép bạn cử động tự do, là loại đem lại cảm giác thoải mái nhất khi phải mặc liên tục. Loại III này được thiết kế để người mặc có thể nằm ngửa khi mang.
Loại IV: Phao cứu sinh có thể quăng ném (Throwable Devices). Phao tròn cứu sinh hay đệm nổi cứu sinh được thiết kế để có thể quăng, ném tới nơi người gặp nạn, hỗ trợ người bị nạn cùng với áo phao. Loại này không dùng cho người không biết bơi, người bị bất tỉnh hay dùng ở vùng nước dữ.
Loại V: Áo phao cứu sinh đặc dụng. Loại này được thiết kế chuyên dụng cho các hoạt động cụ thể. Ở Mỹ, để được chấp nhận bởi USCG, các loại áo phao này phải được sử dụng đúng với hoạt động được ghi trên nhãn. Có các loại như áo phao cho chèo thuyền kayak, lướt sóng, lướt ván nước, áo phao lai ghép giữa các loại, bộ đồ nổi (deck suits).
Sức nổi:
Sức nổi là lực đẩy cần thiết để giữ đầu và cằm một người nổi trên mặt nước. Phần đông người lớn cần một lực đẩy lớn hơn trọng lượng từ 7 đến 12 pounds (3,2 đến 5,4kg) để nổi. Ngoài ra, trọng lượng cơ thể, tỉ lệ mỡ, kích thước phổi, quần áo mặc và yếu tố nước lặng nước dữ, tất cả đều ảnh hưởng đến khả năng nổi của bạn trên mặt nước. Nhìn chung, thể chất của bạn càng tốt thì sức đẩy cần thiết càng lớn.
Để kiểm tra khả năng nổi của áo phảo, ngả đầu bạn về phía sau, thả lỏng cơ thể, phần cằm cần nổi trên mặt nước và bạn có thể thở dễ dàng. Nếu miệng của bạn ở dưới nước thì bạn sẽ cần một cái áo phao khác. Áo phao cũng không được xệch lên hay tuột ra khỏi đầu khi bạn mặc. Tuy nhiên, nếu vòng bụng của bạn lớn hơn vòng ngực, hay bạn ở vùng nước xiết thay vì vùng nước lặng thì áo phao có thể xộc xệch đôi chút.
Sức nổi tối thiểu theo quy định của USCG (lực lượng Tuần Duyên Hoa Kỳ):
Loại thiết bị nổi cứu sinh | Sức nổi tối thiểu đối với người lớn | |
Loại I | 22.0 lbs | 10 kg |
Loại II | 15.5 lbs | 7 kg |
Loại III | 15.5 lbs | 7 kg |
Loại IV Phao tròn & Đệm nổi | 16.5 & 18.0 lbs | 7,5 kg & 8,1 kg |
Loại V Lai ghép & Đặc dụng | 7.5 lbs (tháo hơi) 22.0 lbs (bơm đầy hơi) & 15.5-22.0 lbs | 3,4 kg (tháo hơi) 10 kg (bơm đầy hơi) & 7-10 kg |
NHỮNG YẾU TỐ CẦN SO SÁNH
Kiểu dáng:
Xốp dạng tấm đường nét mềm mại đã thay thế phần lớn những kiểu xốp dạng thanh thô cứng của các áo phao cứu sinh đời cũ. Loại áo phao này có thể mặc bằng cách chui đầu, xỏ tay, hoặc khác với loại có khoá kéo phía trước. Chức năng của chúng như nhau bởi vậy bạn có thể lựa chọn tuỳ sở thích.
Để có được cảm giác thoải mai khi cứ động, hãy chọn kiểu áo có cổ sâu, lỗ khoét tay rộng, và phần đai ở vai chặt. Phần lớn áo phao chỉ dài đến phần eo phù hợp với chèo thuyền kayak nói riêng và các môn thể thao chèo thuyền khác nói chung. Vật liệu nổi: Có một số vật liệu nổi khác nhau. Lựa chọn dựa trên giá cả, ý thức về môi trường và hiệu suất hoạt động.
- Gaia™: Loại xốp này xây dựng trên hợp chất hữu cơ của nitrin (R-CN), tương đôi thân thiện với môi trường bởi chúng không có PVC và halogen, thêm nữa chúng cũng không có chất CFCs (Chlorofluorocarbon – CFCl3 & CF2Cl2 – một chất có hại cho sức khoẻ). Vật liệu này nhẹ hơn xốp PVC – có khả năng chống lạnh và sức nóng hiệu quả, dễ dàng lau chùi, có khả năng chống ẩm, dầu và các chất hoá học. Xốp Gaia có mật độ biểu kiến thâp nên giảm sức nặng mà không làm mất hiếu suất hoạt động.
- Kapok: Đây là loại sợi mềm mịn bao quanh hạt của cây Bông gạo, gọi là sợi bông gạo. Loại sợi này đàn hồi, rất nhẹ và nổi, nhưng rất dễ cháy. Chúng chống nước và bền hơn xốp. Sợi bông gạo không bị xổ qua thời gian hay bị giảm sức nổi. Khi áo bằng sợi bông gạo không được sử dụng nữa, sợi bông gạo được dùng để tái chế làm phân bón.
- PVC (Polyvinyl-chloride) là vật liệu rẻ, bền, được sử dụng rộng rãi trong các áo phao cứu sinh và phao cứu sinh cà nhân. Vật liệu này chắc bền, chịu được dầu, chất hoá học, lửa, ánh nắng mặt trời và thời tiết. Bởi vật liệu này chứa cả Chlorine (Cl) và dầu nên chúng chưa thể tái chế được.
Thiết bị nổi cứu sinh bơm hơi
Đây là một phân nhóm mới của PFDs bao gồm áo phao cứu sinh bơm hơi và đai bụng cứu sinh bơi hơi. Cả hai loại đều phụ hợp với người chèo thuyền – chúng được cân nhắc xếp vào Loại III trong các loại thiết bị nổi cứu sinh cá nhân – tuy nhiên đai bụng bơm hơi đặc biệt phổ biến với những người chèo ván đứng (SUP). Khi được bơm phồng (như hình bên), một áo phao bơm hơi có hình dáng mỏng gọn giúp việc chèo thuyền, chèo ván không bị trở ngại hay vướng víu.
Thiết bị nổi cứu sinh bơm hơi cung cấp tuỳ chọn khí CO2 nén theo nhu cầu. Bạn có thể kích hoạt khí CO2 bằn việc kéo dây, thêm vào đó phần lớn mẫu mã có một ống thể để thổi khí tăng độ phồng. Đặc tính Cân nhắc những đặc tính sau khi bạn chọn mua áo phao cứu sinh:
- Tabs: Tab cho phép bạn gắn dao, còi cứu hộ, đèn cứu hộ hay các phụ kiện khác vào. Hãy xem số lượng tab và vị trí của chúng trên áo pháo.
- Túi: Cân nhắc giữa kích cỡ và vị trí. Liệu những túi này có thể giữ ấm tay bạn hay cho phép lấy nhanh những vật dụng nhỏ?
- Màu sắc: Màu sắc tươi sáng làm tăng khả năng được nhận biết.
- Reflective tape: Miếng băng phản quang để dễ được nhìn thấy trong điều kiệu thiếu sáng.
- Độ thoáng khí: Bạn sẽ chèo thuyền ở đâu? Cần thoáng khí nhiều hay ít?
- Sự chuyên dụng cho đi câu: Một số loại áo phao có móc treo dụng cụ đa năng, móc câu và túi đựng mồi câu.
BẢO QUẢN ÁO PHAO CỨU SINH
Trước khi sử dụng:
- Đứng cố chỉnh áo phao để làm nó vừa. Hãy chọn một chiếc áo vừa.
- Kiểm tra áo phao xem có bị xẻ, rách hay thủng lỗ không. Kiểm tra các đường may, đai, và các chi tiết khác để đảm bảo chúng trong tình trạng tốt. Giựt mạnh dây đai để đảm bảo chúng vẫn chắc chắn.
- Kiểm tra xem áo phao có đọng nước, nấm mốc hay bị co lại không. Đây là những giấu hiệu xốp bị hỏng.
- Chất liệu bị mờ có thể biểu thị áo phao đã bị giảm sự chắc chắn
- Ghi tên bạn lên áo phao để đảm bảo không bị lẫn lộn với áo phao của người khác.
- Hãy kiểm tra áo phao ở chỗ nước nông.
Trong khi sử dụng:
- Sử dụng áo phao làm tấm nệm ngồi, đệm để quỳ gối hay dùng để chặn thuyền sẽ làm hỏng xốp
- Không cho vật dụng nặng vào túi áo phao..
- Không đặt vật dụng có thể đâm chọc vào trong túi áo pháo.
- Đừng để áo phao phơi ngoài nắng trong thời gian dài.
- Giũ với nước sạch sau khi sử dụng, đặc biệt sau khi sử dụng dưới nước mặt.
- Phơi khô trước khi cất.
Sau khi sử dụng:
- Không dùng chất tẩy rửa mạnh để làm sạch áo phao.
- Sấy nó trong máy sấy hay trực tiếp dưới nguồn nhiệt có thể làm hỏng.
- Không cất áo phao ở nơi dưới ánh nắng mặt trời – tia UV sẽ làm hỏng vải.
- Cất ở nơi khô mát, thoáng khí.
- Áo phao cũ có thể có sức nổi kém, khi đó cần thay thế bằng áo phao mới.
- Khi vất bỏ áo phao cũ, hãy cắt chúng ra và xử lý đúng cách, tránh để người khác vô tình nhặt được và sử dụng áo phao đã cũ, kém chất lượng.
PFD FAQs
Hỏi: Áo phao sử dụng được bao lâu?
Trả lời: Không có thời gian giới hạn sử dụng áo pháo, càng bảo quản đúng cách thì chúng càng dùng được lâu. Dấu hiệu động nước, nấm mốc hay co rúm báo hiệu việc cần thiết phải thay thế.
Hỏi: Áo phao lai ghép là gì?
Trả lời: Là loại áo phao có xốp nổi ở bên trong và cũng cấp thêm khả năng bơm hơi. Đây là loại áo phao cao cấp thường được dùng bởi dân chèo thuyền chuyên nghiệp, đòi hỏi trọng lượng phao nhẹ và thiết kế ít cồng kềnh.
Hỏi: Người không biết bơi có cần một áo pháo cứu sinh đặc biệt không?
Trả lời: Không, Ngay cả người không biết bơi vẫn có thể nổi khi mặc áo phao cứu sinh đúng kích thước theo tiêu chuẩn đã nêu trong bài viết.
Hỏi: Liệu tôi có thể để áo phao ở gần và lấy nó khi cần thiết thay vì luôn mặc trên người không?
Trả lời: Tình huống có thể xảy đến rất nhanh. Luôn mặc áo phao luôn là tốt nhất để đảm bảo sự an toàn của bạn hơn là thiếu chuẩn bị và cảm thấy hối tiếc.
Hỏi: Áo phao nên được kiểm tra định kỳ bao lâu một lần?
Trả lời: Tối thiểu 1 năm 1 lần..
Hỏi: Áo phao có bảo vệ tôi khỏi bị giảm thân nhiệt không?
Trả lời: Chỉ mặc áo pháo không thể giúp bạn tránh khỏi việc bị giảm thân nhiệt. Một bộ đồ bơi, lặn sẽ giúp bạn tốt hơn kết hợp với áo phao.