Chỉ số sức nổi của phao cứu sinh – Buoyancy Rating là gì?

Khi lựa chọn áo phao cứu sinh cá nhân (life vest), bạn có thể sẽ để ý thấy mỗi áo phao đều có một chỉ số sức nổi (buoyancy rating), thường được ghi bằng đơn vị pounds (2.2 lbs = 1 kg).

Nếu bạn chưa từng làm quen với khái niệm sức nổi (buoyancy) thì có thể những con số trên sẽ khiến bạn có chút lúng túng. Tại sao áo phao có sức nổi chỉ 7 – 9 kg (15 – 20 lbs) lại có thể giữ an toàn cho một người trưởng thành. Liệu một người trưởng thành có cần sức nổi lên đến 70 tới 90 kg (150 – 200 lbs) để có thể nổi được trên mặt nước hay không?

chi-so-suc-noi-luc-day-wetrek.vn-1

Bài viết dưới đây tại WeTrekology sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc trên và giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số sức nổi.

Sức nổi là gì?

Trong thiết kế của các sản phẩm phao cứu sinh cá nhân (Personal Flotation Device  – PFD), sức nổi là lực đẩy (theo phương thẳng đứng) cần thiết để giữ cho đầu tới cằm của một người nổi trên mặt nước, được đo bằng đơn vị pounds (lbs) hoặc kilograms (kg).

chi-so-suc-noi-luc-day-wetrek.vn

Những yếu tố ảnh hưởng tới sức nổi cần thiết

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức nổi cần thiết để giữ một người nổi trên mặt nước bao gồm trọng lượng cơ thể, tỉ lệ mỡ cơ thể, thể tích phổi, trang phục đang mặc và điều kiện nước. Thông thường, thể trạng của một người càng cân đối, sức nổi cần thiết càng lớn.

Ý nghĩa của chỉ số sức nổi trên phao cứu sinh cá nhân

Chỉ số sức nổi biểu thị trọng lượng mà phao cứu sinh có thể giữ để chủ thể nổi trên mặt nước một cách an toàn. Trọng lượng ở đây được tính dựa trên trọng lượng chết (dead weight)

Nếu như vậy, tại sao chúng ta chỉ cần khoảng 7 – 9 kg (15 – 20 lbs) sức nổi để nổi an toàn trên mặt nước.

Đó là bởi vì phần lớn trọng lượng cơ thể người không phải là trọng lượng chết. Cơ thể của chúng ta không phải là một khối đặc. Thực tế, khoảng 90% trọng lượng cơ thể bằng hoặc nhẹ hơn nước.

Cụ thể hơn: Tùy thuộc vào kích thước và cấu trúc cơ thể mà cơ thể bạn gồm: 65-75% là nước (không có trọng lượng dưới nước) và 10-20% là mỡ (nhẹ hơn nước). Bởi vậy chỉ còn lại khoảng 10-15% trọng lượng cơ thể cần lực nâng của phao.

Ví dụ:

Một người trưởng thành nặng 70kg.

75% cơ thể là nước, tương đương với 52.5kg.

15% cơ thể là mỡ, tương đương với 10.5kg.

Vậy trọng lượng còn lại cần lực đẩy là 7kg. Vậy áo phao có chỉ số sức nổi là bao nhiêu thì đủ? Bạn chỉ cần cùng lắm là hơn 10% so với sức nổi cần thiết (như ví dụ trên là 7.7kg). Tuy nhiên 10% vẫn là hơi cao so với cần thiết, dành cho những người không có khả năng vận động dưới nước.

Đối với phao cứu sinh đã được chứng nhận và phân loại bởi Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ (USCG) (như Áo phao cứu sinh Stearns) thì bạn không cần phải lo lắng về sức nổi của phao, bởi mỗi áo phao đều được quy định sức nổi tối thiểu theo bảng dưới đây.

Loại phao cứu sinh Sức nổi tối thiểu đối với người lớn
Loại I 22.0 lbs 10 kg
Loại II 15.5 lbs 7 kg
Loại III 15.5 lbs 7 kg
Loại IV Phao tròn & Đệm nổi 16.5 & 18.0 lbs 7,5 kg & 8,1 kg
Loại V Lai ghép & Đặc dụng 7.5 lbs (tháo hơi) 22.0 lbs (bơm đầy hơi) & 15.5-22.0 lbs 3,4 kg (tháo hơi) 10 kg (bơm đầy hơi) & 7-10 kg

Cách kiểm tra thực tế sức nổi của áo phao phù hợp

Để kiểm tra sức nổi của phao cứu sinh cá nhân, hãy ngả đầu bạn về phía sau thư giãn trong khi đang mặc áo phao và ở dưới nước. Cằm của bạn lúc này cần phải ở phía trên mặt nước và không bị nước đập vào mặt. Nếu cằm bạn còn ở dưới mặt nước, hãy chọn mẫu áo phao khác có sức nổi lớn hơn. Nếu vòng bụng người mặc lớn hơn vòng ngực thì áo phao có thể bị đẩy lên một chút, còn trong bất kỳ trường hợp nào khác, áo phao cần vừa khít, không được bị đẩy lên.

Bài viết liên quan
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo

HOTLINE HỖ TRỢ

TOUR TRONG NƯỚC 085.863.88.66

TOUR NƯỚC NGOÀI 085.863.88.66

TOUR KHÁCH ĐOÀN 085.863.88.66

CHO THUÊ XE 085.863.88.66

VÉ MÁY BAY 085.863.88.66

TEAMBUILDING/EVENT 085.863.88.66