Hướng Dẫn Cơ Bản về Cách Chèo Thuyền

Bài viết sẽ hướng dẫn cho bạn về các kỹ thuật cơ bản khi chèo thuyền như tiến, xoay và bước chèo kiểm soát thuyền để bạn có thể chèo thuyền theo ý muốn.

huong-dan-co-ban-ve-cach-cheo-thuyen-wetrek_vn-1

CÁCH CẦM MÁI CHÈO

Dưới đây là các cách cầm mái chèo:

  • Khoảng cách giữa hai tay bạn khi giữ cán mái chèo rộng xấp xỉ bằng vai.

Nếu khoảng cách giữa hai tay quá rộng: Bạn sẽ có lực chèo mạnh nhưng nhanh mệt vì vị trí tay này đòi hỏi nhiều sức lực của phần trên cơ thể để kéo mái chèo qua làn nước.

Nếu khoảng cách giữa hai tay quá hẹp thì khả năng cao các bước chèo của bạn sẽ không có lực.

  • Cho dù bạn cầm mái chèo ở vị trí nào, tránh cầm quá chặt, như vậy có thể khiến bạn bị mệt, thay vào đó, cầm một cách thoải mái, mở các ngón tay ra một chút và giữ mái chèo vừa phải.
  • Ở mỗi tay, ấn đầu ngón trỏ và ngón cái và tạo thành hình chữ O để giữ cán mái chèo một cách thoải mái. Đây là một cách cầm được yêu thích, giảm sự mệt nhọc, nhắc nhở bạn phải đẩy mái chèo khi chèo tiến.

Khi tay đặt vào vị trí chính xác:

  • Các đốt ngón tay hướng lên
  • Lưỡi mái chèo dựng thẳng

Những người mới bắt đầu thường sử dụng lưỡi mái chèo unfeathered. Mặc dù, trong điều kiện nhiều gió, việc sử dụng lưỡi mái chèo “feathered” (angled) có thể giảm sức cản gió.

Khi bạn kéo mái chèo ra khỏi nước, gió có thể tác động đến một lưỡi mái chèo phẳng và khiến nó bắt gió, tạo ra lực cản. Lưỡi mái chèo feathered có bề mặt ít tiếp xúc với gió hơn, tạo ra ít lực cản hơn.

Tham khảo thêm bài viết [Kinh nghiệm] Hướng dẫn cách chèo thuyền kayak để biết thêm các thông tin bổ ích khác

Phần lớn cán mái chèo hiện đại đều có một nút bật ở chính giữa cho phép bạn quay ngửa lưỡi mái chèo 30 độ, 45 độ hoặc 60 độ. Các góc quay phổ biến là 45 độ và 60 độ.

Góc lý tưởng? Tùy thuộc vào sở thích cá nhân và trải nghiệm của từng người. Phần lớn người chèo thuyền thích một góc lớn hơn vì nó giảm sức cản gió. Mặc dù vậy, nếu góc này lớn hơn 60 độ, cổ tay của người chèo thuyền sẽ bị đau mỏi, không thoải mái trong thời gian dài.

BƯỚC CHÈO TIẾN

Bước chèo tiến là chuyển động cơ bản nhất khi chèo thuyền, liên quan đến nhiều yếu tố, không chỉ là lực cánh tay. Một bước chèo tiến được thực hiện tốt nhờ nỗ lực kết nối giữa phần trên của cánh tay và các cơ cơ bản (lưng, bụng và cơ mông). Việc kết hợp các nhóm cơ này cho phép bạn đẩy thuyền đi hiệu quả và không làm cánh tay và vai bị mỏi.

Lưu ý: Hình dung về bước chèo tiến là đặt lưỡi mái chèo xuống nước và đẩy người qua mái chèo, hơn là kéo lưỡi mái chèo qua làn nước. Việc này giúp đẩy thuyền đi hiệu quả hơn khi chèo.

Giai đoạn 1 (bắt nước): Xoay người khi thực hiện bước chèo, hạ mái chèo xuống nước từ một bên thuyền. Nếu đặt lưỡi mái chèo ở bên phải thuyền, vai phải nghiêng hướng về phía mũi thuyền (phía trước).

Lưu ý: Nơi phù hợp nhất để hạ mái chèo xuống nước là ở một vị trí song song với bàn chân bạn.

Giai đoạn 2 (đẩy thuyền đi): Xoay thân mình lại khi lưỡi mái chèo đẩy nước về phía sau. Sử dụng các cơ cơ bản để đẩy người qua mái chèo hơn là kéo lưỡi mái chèo qua làn nước bằng tay. Điều này làm tăng tính hiệu quả, bớt mỏi tay và vai.

Giai đoạn 3 (trở lại tư thế cho bước chèo tiếp): Khi mái chèo được nâng lên khỏi mặt nước, chuẩn bị cho bước chèo tiếp theo với vai bên kia nghiêng hướng về mũi thuyền.

kayak-buoc-cheo-tien-wetrek_vn

Nhìn chung, bước chèo tiến là một chuyển động đẩy-và-kéo đồng thời, liên tục – đẩy với tay trên, kéo với tay dưới, giúp xoay người nhịp nhàng khi chèo.

Để thêm sức mạnh cho bước chèo tiến:

  • Tập trung về tay bạn khi duỗi cơ
  • Tưởng tượng mình đang tung một cú đấm bằng 1 tay
  • Nắm lấy mái chèo, đặt một tay ngang vai
  • Từ vai, tung một cú đấm tưởng tượng để tăng thêm lực. Việc xoay mạnh thân mình cũng giúp tăng thêm lực.

Nhìn chung, khi chèo thuyền, kỹ thuật tốt mang lại nhiều lợi ích hơn là lực của phần thân trên.

CHÈO QUÉT (ĐỂ XOAY THUYỀN)

Đâu là cách đơn giản nhất để xoay một chiếc thuyền đang chuyển động? Chỉ cần đặt lưỡi mái chèo ở một bên của thuyền dưới nước. Thuyền ngay lập tức sẽ xoay theo hướng đó – nhưng thuyền sẽ giảm mạnh tốc độ khi xoay.

Giai đoạn 1: Dựa thuyền nghiêng về một bên trong khi vẫn duy trì sự cân bằng thoải mái. Duỗi cánh tay về phía trước và đặt lưỡi mái chèo xuống nước ở vị trí gần chân bạn để bắt đầu chèo quét.

Giai đoạn 2: Quét lưỡi mái chèo theo một hình cung rộng hướng về phía đuôi thuyền. Bước chèo này được thực hiện hiệu quả nhất khi hình cung tạo góc 20 đến 30 độ với đuôi thuyền. Tăng thêm lực khi xoay cơ thể để tối ưu hóa bước chèo.

Giai đoạn 3: Hoàn thành bước chèo bằng cách nâng mái chèo lên sau khi mái chèo đến gần hoặc chạm vào đuôi thuyền. Kết quả là thuyền sẽ xoay hình cung từ từ, nhịp nhàng mà không cần nhiều sức đẩy.

kayak-buoc-cheo-quet-wetrek_vn

Khi lái xe, chúng ta đã quen với những chiếc ô tô trên vỉa hè quay đầu từ phía trước. Tuy nhiên, trên mặt nước, hãy nhớ rằng thuyền quay từ phía sau.

BƯỚC CHÈO KÉO

Bước chèo kéo được dùng để dịch chuyển thuyền sang một bên để bạn có thể đến gần bến hoặc một chiếc thuyền khác. Bước chèo kéo cơ bản, đôi khi còn được gọi là bước chèo chữ T, được thực hiện như sau:

  • Dùng tay để đưa mái chèo ra xa bạn.
  • Đặt lưỡi mái chèo xuống nước sâu khoảng tầm 0,6m (2 feet)
  • Dùng tay dưới kéo lưỡi mái chèo hướng thẳng vào bạn.
  • Để lặp lại, quay lưỡi mái chèo đi một góc 90 độ để mái chèo trượt qua làn nước xa khỏi thuyền.

kayak-buoc-cheo-keo-wetrek_vn

Nếu lưỡi chèo bắt đầu bị cuốn xuống dưới thuyền, bẩy cán mái chèo rồi rút mái chèo khỏi mặt nước. Trong trường hợp như vậy, thuyền của bạn có thể bị lật, đơn giản cứ rút mái chèo lên và bắt đầu lại. Hãy nhớ: Đừng vội vã; tốt hơn hãy thử lại một lần nữa.

Chèo phết nước (sculling) là một bước chèo kéo mạnh hơn và hiệu quả hơn, đòi hỏi thêm một chút kỹ thuật. Chuyển động giống như đang dùng lưỡi mái chèo để phết bơ đậu phộng lên bánh mì.

  • Đưa mái chèo ra xa bạn
  • Đặt lưỡi mái chèo xuống nước sâu khoảng 0,6 m (2 feet); giữ cán mái chèo thẳng nhất có thể.
  • Xoay cổ tay để mặt lưỡi mái chèo luân phiên mở và đóng khi nó chuyển động qua làn nước.
  • Duy trì một “góc nghiêng” với cán mái chèo bằng cách đẩy nhẹ về phía mũi thuyền khi mặt lưỡi mái chèo mở, về phía đuôi thuyền khi nó đóng.

/kayak-buoc-sculling-wetrek_vn

ĐẢO NGƯỢC BƯỚC CHÈO TIẾN (ĐỂ NGỪNG LẠI)

  • Hạ lưỡi mái chèo xuống nước ở một bên thuyền, rồi đến bên kia để làm chậm sức đẩy.
  • Bắt đầu chèo thuyền ngược lại khi cần. Đây đơn giản là đảo ngược bước chèo tiến.
  • Nhớ xoay thân mình trong khi chèo ngược lại.

kayak-buoc-cheo-dao-nguoc-wetrek_vn

CHÈO KHI CÓ GIÓ

Hơn bất kỳ yếu tố nào khác, gió ảnh hưởng rất lớn khi chèo thuyền kayak. Bất kỳ luồng gió nào có tốc độ trên 18,5 km/h (10 knot) đều tác động đến thuyền kayak. (Dòng nước cũng có thể ảnh hưởng đến thuyền). Khi ở trên mặt nước, cơ thể bạn hay bất kỳ phần nào của thuyền đều có thể bắt gió và tạo lực cản. Điều này sẽ tác động đến tốc độ và hướng đi của bạn.

Ngược gió là thử thách khó khăn nhất đối với người chèo thuyền. Thường thì gió sẽ đẩy thuyền của bạn đi theo hướng khác lệch với hướng đi bạn muốn.

Ví dụ, nếu bạn muốn chèo về hướng 12 giờ, và gió đang thổi đến từ hướng 2 giờ, đuôi thuyền sẽ xoay và đi thẳng theo chiều gió. Vì vậy, mũi thuyền sẽ nghiêng theo chiều gió.

Làm thế nào để thuyền đi đúng hướng mà bạn muốn? Cản gió bằng các bước chèo, ví dụ hãy thực hiện bước chèo quét ở phía bên kia của thuyền. Hoặc bạn có thể tháo bánh lái xuống. Bánh lái chủ yếu được thiết kế để kiểm soát đuôi thuyền và giữ nó không bị gió thổi nghiêng. Bạn cũng có thể dùng bánh lái, nhưng bánh lái chủ yếu được sử dụng để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của gió.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng những thuyền có vây – vây cố định, không thể xoay như bánh lái. Vây hoạt động hiệu quả như bánh lái, nhưng không thể dùng để quay thuyền, vây giúp bạn dễ dàng đi theo đường thẳng hơn khi bạn đang đối mặt với những con gió lớn hoặc khi một tay của bạn có xu hướng dùng quá nhiều lực so với tay kia khi thực hiện bước chèo.

Bài viết liên quan
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo

HOTLINE HỖ TRỢ

TOUR TRONG NƯỚC 085.863.88.66

TOUR NƯỚC NGOÀI 085.863.88.66

TOUR KHÁCH ĐOÀN 085.863.88.66

CHO THUÊ XE 085.863.88.66

VÉ MÁY BAY 085.863.88.66

TEAMBUILDING/EVENT 085.863.88.66