Bất cứ ai cũng sẽ mắc phải những sai lầm trong các chuyến đi dã ngoại, rút kinh nghiệm từ những sai lầm khi sử dụng trang bị cơ bản sau để có những hành trình thú vị của riêng mình.
#9. Đi bộ quá xa với đôi giày mới
Phần lớn những đôi giày đi bộ nhẹ và hiện đại không cần đến khoảng thời gian làm quen (break-in) dài . Cách duy nhất để biết chắc chắn là đi thử chúng trên đường mòn. Hãy đi những đôi giày mới trên những quãng đường ngắn trước để không khốn khổ với những vết phồng rộp trong nhiều ngày sau chuyến đi.
#8. Để van cắn của túi nước dã ngoại mở
Những năm 1990, van cắn (bite valve) của túi nước dã ngoại đã từng có thể bị rò rỉ nước ra ngoài. Đến nay, các nhà sản xuất đã cho chúng ta một giải pháp để tránh xảy ra trường hợp này, đó là van ngắt (shut-off valve), thường nằm ngay trên van cắn. Bây giờ, nước có rò rỉ ra ngoài hay không là phụ thuộc vào bạn (có đóng van ngắt hay không)
Xem thêm các sản phẩm Túi nước dã ngoại tại WETREK.VN
#7. Quên điều chỉnh độ lệch từ thiên (declination)
Bạn có một tấm bản đồ và la bàn? Nhưng trong khi những tấm bản đồ chỉ về “hướng bắc ô vuông” (grid north), chiếc la bàn của bạn lại chỉ “hướng bắc địa từ” (magentic north), hai hướng hơi khác nhau. Để giải quyết vấn đề này, điều chỉnh “độ lệch từ thiên” – là sự khác nhau giữa hướng bắc thực và phương bắc từ, trước khi bạn rời nhà.
#6. Để đồ ăn lại trong ba lô
Nếu bạn không muốn chiếc ba lô dã ngoại đắt tiền của mình bị cắn vụn, hãy đảm bảo tất cả những món đồ ăn nhẹ của bạn được cất cẩn thận, đề phòng các loại động vật gặm nhấm.
#5. Dây giày bị đứt
Dây giày bị đứt khiến chiếc giày bạn rất yêu thích trở thành món đồ gây nên những vết phồng rộp. Buộc vài sợi dây vào cổ tay và bạn sẽ luôn có phương án dự phòng khi dây giày bị đứt.
#4. Mang theo một bình đựng nhiên liệu rỗng
Nếu muốn có nhiên liệu để nấu bếp, bạn tốt hơn nên theo dõi chính xác xem thật sự còn bao nhiêu nhiên liệu trong chiếc bình nhiên liệu mà bạn mang theo trước khi lên đường.
#3. Cất, đóng gói trang bị khi còn ướt
Sau một cuối tuần mưa gió trên đường mòn, điều cuối cùng bạn muốn làm là tháo dỡ hành lý và phơi phóng tất cả đồ đạc. Cho dù bạn không thích mùi ẩm mốc, việc dành một vài phút sau mỗi chuyến đi có thể giúp bạn không phải bỏ ra hàng tiếng tẩy rửa sau đó.
#2. Sắp xếp đồ đạc trong ba lô không đúng cách
Một chiếc ba lô không cân bằng sẽ làm bạn lảo đảo trên cả đoạn đường đi. Đặt những món đồ nặng nhất sát bên xương sống của bạn và bạn nên xếp đồ vào vừa vặn thôi.
#1. Quên… một món đồ nào đó
Sai sót cuối cùng: để quên đồ đạc ở nhà. Hãy đảm bảo bạn sẽ có một bản danh sách liệt kê (checklist) những thứ cần mang theo để không bỏ sót bất cứ thứ gì.