Những điều cần biết về leo núi địa hình

Leo núi xuất hiện dưới nhiều hình thức: leo luyện tập thể dục trong nhà, leo núi đá với neo trên đỉnh hoặc leo tự do. Hoặc cũng có thể là leo núi địa hình, khi mà bạn phải huy động rất nhiều kỹ năng leo núi đá, núi tuyết và thám hiểm địa hình để chinh phục đỉnh núi.

Để chinh phục một đỉnh núi, bạn có thể chỉ mất một ngày hoặc leo ròng rã vài tháng. Có thể bạn sẽ phải vượt bụi rậm, băng sông, leo núi bằng tay không hoặc dùng dây thừng. Kỹ năng cầm dây, buộc nút, định hướng, neo bám và giải cứu trên vách đá – khe băng nứt là các kỹ năng cần thiết để có một chuyến leo núi địa hình an toàn và vui vẻ.

leo-nui-dia-hinh-cuoc-phieu-luu-chinh-phuc-dinh-cao-wetrek.vn

CHUẨN BỊ SẴN SÀNG

Chuẩn bị thể lực

Leo núi địa hình cần nhiều trang bị. Trừ khi bạn định thuê người khuân vác hoặc la thồ đi theo, nếu không bạn nên sẵn sàng tâm lí tự mang đồ. Để thưởng thức chuyến đi trọn vẹn, bạn nên chuẩn bị tốt về mặt thể lực. Chạy bộ, đạp xe và bơi lội là các cách tốt để chuẩn bị trước cho hệ thống tim mạch trước khi leo. Tập tạ có thể giúp tăng cường sức mạnh phần thân trên giúp mang vác đồ và leo núi dễ dàng hơn.

Bài tập tốt nhất chuẩn bị cho một chuyến leo núi có mang vác theo nhiều đồ chính là tập leo với đống đồ đó. Hãy bỏ đồ vào ba lô và bắt đầu tập leo! Thử sức với một số quãng đường gần địa điểm bạn định leo, hoặc tìm một cầu thang dài và leo lên xuống liên tiếp. Kiểu tập này sẽ giúp cải thiện sức chịu đựng của bạn khi phải leo cả một quãng đường dài, tốt hơn rất nhiều so với chạy bộ hay đạp xe.

Chuẩn bị tâm lí

Leo núi địa hình đòi hỏi nhiều hơn là thể lực và kỹ thuật. Người leo núi địa hình cần có kiến thức đa dạng, từ các bộ môn thể thao leo trèo cho tới kiến thức sống. Bạn cần dành nhiều thời gian và sức lực hơn để hoàn tất một chuyến leo núi địa hình, và bạn cũng phải chuẩn bị cho những khó khăn và nguy hiểm tiềm tàng trên đường. Với những lí do trên, leo núi địa hình thực sự không phải môn thể thao dành cho tất cả mọi người.

leo-nui-dia-hinh-cuoc-phieu-luu-chinh-phuc-dinh-cao-wetrek.vn

Tuy nhiên phần thưởng dành cho người dám dấn thân có thể vô cùng to lớn. Ngắm nhìn một bầu trời đầy sao, cảm nhận đế giày bám vào mặt đất và lắng nghe tiếng thở đều của chính mình. Đèn đầu chiếu rọi con đường phía trước, hay khoảnh khắc cùng nhau ngắm nhìn ánh bình minh ló dạng. Tìm ra một con đường mới với những phiến granite bóng mịn dưới chân hay một khung cảnh mà người ta thường chỉ chiêm ngưỡng được từ trên máy bay; đó là những khoảnh khắc khiến con người dám từ bỏ cuộc sống thoải mái để dấn thân vào một chuyến đi đầy thử thách.

LEO VỚI NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG

Hãy thuê dịch vụ dẫn đường nếu bạn mới leo núi địa hình. Nếu may mắn, sẽ có vô số người dẫn đường trên thế giới dẫn bạn đi khám phá các ngọn núi bạn ao ước. Thực tế thì bạn có thể đăng ký leo núi Everest nếu tài chính cho phép và bạn đã tích lũy được ít kinh nghiệm leo núi địa hình từ trước. Phần lớn người mới bắt đầu đều có xu hướng chọn các ngọn núi dễ đi hơn và có người dẫn đường để học các kỹ năng leo núi địa hình trên đường.

LEO KHÔNG CÓ NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG

Leo núi địa hình một mình có thể khiến bạn sởn gai ốc vì phải khám phá một ngọn núi lớn một mình, nhưng sâu trong lòng cũng sẽ dấy lên cảm giác phấn khích. Trước khi tận hưởng giây phút ăn mừng trên đỉnh núi, đầu tiên bạn cần học và thực hành nhiều kỹ năng. Có nhiều tổ chức, trường học và câu lạc bộ tổ chức các khóa học leo núi địa hình này.

Dưới đây là một số kỹ năng bạn cần nắm được trước khi đi:

Dùng rìu băng

Rìu phá băng là một trong những vật dụng cơ bản bạn cần học khi leo núi địa hình. Động tác tự neo bám bao gồm cả việc cắm lưỡi rìu vào tuyết để giúp bạn không bị rơi khi leo. Nếu không may bị trượt ngã, hãy dùng phần xiên để chặn lại ngay trước khi bạn trượt quá xa. Tuân thủ các chỉ dẫn và thực hành thường xuyên là rất cần thiết để bạn có được kỹ năng sử dụng rìu băng tốt.

Leo núi với dây thừng

Dùng rìu băng trở nên quan trọng khi bạn được buộc vào 1 hay nhiều người khi băng qua sông băng. Bạn không chỉ cần biết cách tự phanh lại khi bị trượt mà còn cần biết cách cảnh báo thành viên nhóm và sẵn sàng để giúp bất kỳ thành viên nào trong nhóm khi họ bị trượt hay gặp phần băng nứt hoặc hổng. Kỹ năng điều khiển dây cũng quan trọng không kém. Biết được thời điểm và cách dùng dây, lượng dây thả cần thiết và cách neo bạn đồng hành là bộ kỹ năng mà người leo núi địa hình chuyên nghiệp được đào tạo tại trường học hay câu lạc bộ có hướng dẫn rõ nhất.

leo-nui-dia-hinh-cuoc-phieu-luu-chinh-phuc-dinh-cao-wetrek.vn

Băng nứt, bão tuyết hoặc thời tiết xấu

Phần lớn trong mùa xuân và hè, các tuyến đường trên núi trong khu vực Hoa Kỳ là các con đường thẳng. Cuối hè hoặc thu, các vết nứt mở rộng dần do tuyết tan. Trước khi nứt có thể không có dấu hiệu gì, nhưng băng khi nứt sẽ trở thành các ma trận đứt gãy. Việc tìm đường sẽ khó hơn nhiều trong điều kiện thời tiết này. Bão tuyết hay lốc xoáy cũng vậy, cũng có điểm “quyến rũ” rất riêng. Không cần nói cũng biết, kỹ năng sử dụng cao độ kế và la bàn đặc biệt quan trọng khi leo núi địa hình.

Giải cứu

Và 1 điều cuối cùng cần suy ngẫm trước khi bắt đầu tự leo là liệu bạn có thể giải cứu đồng đội khỏi một hố băng hoặc hố sâu nếu không may người đó ngã vào? Biết dùng móc neo và thiết lập hệ thống ròng rọc chữ Z trong tình huống này là kỹ năng sống còn để có thể giải cứu người bị nạn. Ngay cả những nhà leo núi địa hình chuyên nghiệp cũng cần luyện tập thường xuyên để chuẩn bị trước cho các tình huống xấu.

NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC

Leo núi địa hình có thể kéo theo nhiều tình huống rắc rối khác mà leo núi thể thao không thể gặp. Bạn hoặc cả nhóm cần được chuẩn bị để đối mặt với các vấn đề sức khỏe khi leo núi cao. Nhiều trường hợp bạn cần lên kế hoạch mà phải cân nhắc tới vấn đề pháp lý, số lượng thành viên hay các quy định bảo vệ môi trường.

Độ cao

Ở độ cao 3000 m (đôi lúc chỉ khoảng xấp xỉ 2000 m) cơ thể bắt đầu chịu ảnh hưởng của không khí loãng. Bị buồn nôn dữ dội do độ cao, chứng phù phổi cao (HAPE) và chứng phù não do độ cao (HACE) là hệ quả của cơ thể phản ứng với không khí loãng. Chứng say độ cao có thể ảnh hưởng tới bất cứ ai bất cứ lúc nào. Ngay cả những người thật sự thích nghi được và đã dành thời gian tập thích nghi với môi trường cũng gặp nhiều nguy cơ tương tự như những người không thích nghi. Việc bạn gặp may mắn trong những chuyến đi trước không đồng nghĩa với việc bạn cũng sẽ may mắn trong chuyến đi này. Đó là lí do khiến chứng say độ cao thật sự rất phiền phức.

Dấu hiệu của chứng say độ cao nhẹ là khó ngủ, thở không đều khi ngủ, đau đầu, đuối sức, mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt và thở gấp. Triệu chứng nặng hơn là đọng dịch phổi (ho có đờm). Trong một số trường hợp hiếm gặp, ở chứng HACE, còn gọi là bệnh phù não xuất hiện thêm các triệu chứng mất tự chủ. Cách duy nhất để giải quyết tình trạng này là di chuyển tới khu vực có độ cao thấp hơn.

leo-nui-dia-hinh-cuoc-phieu-luu-chinh-phuc-dinh-cao-wetrek.vn

Cách làm giảm tác động của độ cao lên cơ thể:

  • Nếu bạn chuẩn bị leo liền nhiều đỉnh núi hoặc đang chuyển trại trên núi, có một châm ngôn của người leo núi địa hình bạn cần nhớ là hãy tới nơi thấp hơn để ngủ, hay còn nói là “leo cao, ngủ thấp”.
  • Hãy uống đủ nước. Bạn cần giữ cơ thể đủ nước để chống lại chứng say độ cao. Hãy mang theo túi nước có van cắn để dễ dàng uống nước khi leo.
  • Ăn uống đủ chất cũng rất quan trọng. Độ cao gây ảnh hưởng lên sự ngon miệng khi ăn uống, thậm chí còn khiến bạn thấy muốn nôn khi ăn, nhưng ăn uống đầy đủ sẽ giúp đánh bại những khó chịu này. Hãy ăn đủ tinh bột để duy trì thể trạng.
  • Hít thở thật sâu sẽ giúp bạn hấp thụ được nhiều Oxy vào phổi và máu hơn. Đồng thời khi đó tốc độ di chuyển của bạn sẽ chậm lại, cũng giúp làm giảm các triệu chứng say độ cao. Bước đi chậm rãi và thở thật đều sẽ giúp bạn leo tới đỉnh núi mà ít gặp rắc rối hơn.
  • Tránh đồ có cồn và caffein vì chúng khiến bạn mất nước nhanh.
  • Nếu bị đau đầu mà uống aspirin hay ibuprofen vẫn không khỏi, hoặc nếu bạn buồn nôn, chóng mặt, mất phương hướng hay bị ho liên tục, hãy di chuyển đến khu vực thấp hơn.

Tuy nhiên những thông tin trên vẫn chưa thực sự bao quát hết tất cả các trường hợp, và bạn vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế nếu có trường hợp gì xảy ra. Tham khảo thêm bài viết Những điều cần biết về chứng say độ cao tại WETREK.VN

Giấy phép leo núi

Leo núi địa hình là môn thể thao ngày càng phổ biến, và bởi núi ngày càng đông đúc nên nhiều nơi đã yêu cầu giấy phép leo để hạn chế ùn tắc và ảnh hưởng của con người lên tự nhiên, ví dụ như Fanxipan. Nhiều ngọn núi nổi tiếng thu hút người leo núi địa hình yêu cầu người đi chuẩn bị trước kế hoạch chi tiết để nhận được giấy phép. Hãy liên hệ cơ quan chức năng có liên quan và người quản lí khu vực trước khi leo.

Số lượng người trong nhóm

Phần lớn các nhóm đều có trên 2 người. Rất ít người leo núi tự đi một mình do lí do an toàn. Các nhóm leo núi đá với dây thừng thường có 2 người, trong khi đó các nhóm leo núi băng thường có 2-4 người, thường thì là 3. Trong khu vực rừng quốc gia, số lượng người trong nhóm phải ít hơn 12. Số lượng người trong nhóm thậm chí còn bị hạn chế hơn tại các khu vực núi cao nhằm giảm tác động của con người lên khu vực. Tại các khu vực núi băng, số lượng người trong nhóm không quá quan trọng như tại núi đá, do các khu vực quan trọng tại núi băng đều được băng đá bảo vệ. Vấn đề đáng quan tâm nhất tại khu vực này là kỹ năng, hiểu biết của người leo và cách người leo xử lý rác thải sinh hoạt.

leo-nui-dia-hinh-cuoc-phieu-luu-chinh-phuc-dinh-cao-wetrek.vn

Giảm thiểu ảnh hưởng lên môi trường

Điều kiện vệ sinh và xử lí rác thải ngày càng trở thành vấn đề đáng quan ngại khi leo núi do sự tăng lên của số lượng người leo. Trong môi trường lanh, rác thải không dễ phân hủy và cứ đọng lại nơi bị thải bỏ. Hiển nhiên là không phải tất cả các cung đường đều nằm trong công viên quốc gia, nơi có đủ nguồn tài chính và nguồn lực để quản lí rác thải. Trong các khu vực khác, mọi thứ hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức bảo vệ môi trường của bạn.

Bài viết liên quan
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo

HOTLINE HỖ TRỢ

TOUR TRONG NƯỚC 085.863.88.66

TOUR NƯỚC NGOÀI 085.863.88.66

TOUR KHÁCH ĐOÀN 085.863.88.66

CHO THUÊ XE 085.863.88.66

VÉ MÁY BAY 085.863.88.66

TEAMBUILDING/EVENT 085.863.88.66