Đạp xe leo núi là một cách thú vị để luyện tập và kết nối với thiên nhiên. So với xe đạp đường trường, những chiếc xe đạp leo núi có những đặc điểm sau:
- lốp phẳng hơn, với ta-lông thô ráp làm tăng độ thăng bằng và bền bỉ trên những địa hình đặc thù
- vị trí ghế ngồi thẳng đứng lên hơn, cho phép bạn nhìn ngắm khung cảnh xung quanh
- hệ thống giảm xóc trên một vài mẫu xe hấp thu các chấn động giúp hành trình của bạn trở nên thoải mái hơn
Có rất nhiều cách để tận hưởng bộ môn đạp xe leo núi, và bạn thậm chí không cần phải thực sự tới những ngọn núi. Các cung đường có thể trải dài từ những những con đường mòn xuyên rừng rộng rãi, bằng phẳng cho tới những con đường đơn làn đòi hỏi kỹ thuật cao sẽ khiến cho lượng adrenaline trong bạn tăng vọt.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn những thông tin cơ bản về điều bạn nên mong đợi trước chuyến đạp xe đầu tiên, bao gồm tổng quan về các loại địa hình khác nhau dành cho đạp xe leo núi, các phong cách đạp xe leo núi, và những vật dụng cơ bản cần chuẩn bị để có một quãng thời gian vui vẻ trên những cung đường.
Các loại địa hình đối với Đạp xe Leo núi
Ngay cả khi bạn bắt đầu trên những cung đường khá bằng phẳng và dễ dàng, khả năng điều chỉnh phương hướng xung quanh – hoặc đi qua – những chướng ngại vật của bạn sẽ tiến bộ hơn trong suốt quá trình bạn thu về kinh nghiệm và hòa mình vào niềm vui tới từ bộ môn thể thao này. Những cung đường chuyên dành cho đạp xe leo núi thường được phân loại theo cấp độ kĩ năng (mới bắt đầu, trung bình, chuyên môn và đặc biệt chuyên môn) và được cố định như vậy.
Đường đơn làn, loại đường phổ biến nhất, có chiều rộng đa dạng từ chỉ lớn hơn khổ vai của bạn một chút cho tới đoạn đường đủ rộng để hai xe đạp có thể đi qua. Nhiều cung đường đơn làn cho phép di chuyển một chiều và đi xuyên qua những địa hình tốt nhất mà không gian nơi đó cho phép.
Đường song làn có chiều rộng lớn gấp đôi (hoặc hơn) so với đường đơn làn, đủ để hai chiếc xe đạp có thể di chuyển song song. Đường song làn thường xuất hiện sau một đoạn đường di chuyển gỗ xuyên rừng không còn được sử dụng, đường phòng cháy chữa cháy hoặc đường gần khu vực tải điện, nơi lốp của những phương tiện lớn đi qua tạo nên hai làn đường riêng biệt. Các cung đường song làn thường ở cấp độ nhẹ nhàng hơn đường đơn làn và cũng đòi hỏi ít kỹ thuật hơn.
Công viên địa hình dành cho xe đạp leo núi đang ngày càng xuất hiện ở nhiều nơi, từ những khu vực với chướng ngại vật gồ ghề bên dưới các cầu vượt trong khu vực đô thị cho tới những đoạn đường có cáp treo tại các khu trượt tuyết nghỉ dưỡng. Hãy mong chờ những đặc điểm như cầu nâng, đường dốc hình nửa ống, các chướng ngại vật nhảy cao với nhiều kích cỡ khác nhau, đường hẹp có gờ cao, đường rẽ nghiêng và những đoạn đường dốc xuống chữ chi khó nhằn.
Các phong cách đạp xe leo núi
Nhiều hãng sản xuất xe đạp phân loại các mẫu xe dựa trên những phong cách đạp xe leo núi sau đây để giúp bạn quyết định xem loại xe nào là phù hợp nhất với mình.
Đường mòn: Đây có lẽ là phong cách đạp xe leo núi phổ biến nhất, vì nó không bị bó buộc vào một loại hình cụ thể nào cả. Nếu bạn muốn gặp gỡ bạn bè tại một cung đường nhỏ gần nhà và di chuyển với địa hình lên cao kết hợp xuống thấp, phong cách này chính là dành cho bạn. Xe đạp dành cho thể loại này thường chú trọng nhiều vào sự vui vẻ, tính hiệu quả và tạo cảm giác tốt hơn là trọng lượng.
Băng đồng: Phong cách đạp xe này thường đồng nghĩa với đẹp xe nhanh, nhất mạnh vào khả năng lên dốc. Quãng đường có thể chỉ kéo dài vài dặm cho tới 25 dặm trở lên, và loại xe thường tập trung vào độ nhẹ nhàng và hiệu quả. Những chiếc xe này sẽ rất tuyệt nếu bạn cân nhắc sử dụng chúng cho mục đích thi đầu hoặc di chuyển trên các cung đường gần nhà một cách tốc độ hơn.
Chuyên núi/vượt chướng ngại: Hãy nghĩ về loại hình đạp xe chuyên núi/vượt chướng ngại như đạp xe trên một quãng đường có sử dụng thuốc tăng cơ vậy, với đoạn lên dốc lớn hơn khiến đôi chân bạn như bốc cháy, những đoạn dốc xuống buộc bạn phải nắm chặt tay lái nhất có thể và đòi hỏi nhiều kỹ thuật khó khăn hơn – cả nhân tạo lẫn tự nhiên. Xe đạp dành cho loại hình chuyên núi/vượt chướng ngại thường được thiết kế để hoạt động tốt ngay cả trên những đường dốc trắc trở nhưng vẫn nhẹ nhàng và di động đủ để di chuyển lên dốc.
Khái niệm “vượt chướng ngại” xuất phát từ giới đua xe, thường được dùng để miêu tả một cuộc thi với nhiều giai đoạn xuống dốc có tính giờ và lên dốc không tính giờ. Người chiến thắng là người có tổng thời gian xuống dốc nhanh nhất. Đua vượt chướng ngại trở nên rất nổi tiếng, và khái niệm này hiện nay đã được áp dụng gần như tương đương với thuật ngữ “chuyên núi”, dù bạn có đang thi đấu hay không.
Xuống dốc/bãi đỗ: Loại hình đạp xe này thường diễn ra tại những bãi đỗ xe đạp ở khu vực có cáp treo (thường là tại các khu trượt tuyết nghỉ dưỡng vào những tháng thời tiết ấm). Bạn sẽ đi trên những chiếc xe đạp to lớn và cứng cáp, đội mũ bảo hiểm che mặt và mặc đồ bảo khắp người. Những chiếc xe này có các bộ phận được gia cố thêm sức bền và ít dụng cụ hơn, hệ thống giảm xóc có tính di động hơn (tức mức độ chuyển động bên trong giảm xóc.) Tất cả đều giúp bạn khuất phục được mọi chướng ngại vật nhảy cao, đường hẹp có gờ cao, vườn đá và thang gỗ. Mặc dù khi bạn đang đi xuống một cách liên tục trong suốt quãng thời gian, bạn sẽ không cần phải đạp nhiều, nhưng bạn vẫn sẽ phải dùng rất nhiều sức lực vì bạn cần phải liên tục phản ứng trước địa hình đang xuất hiện rất nhanh phía trước.
Đạp xe bánh lớn: Hãy hình dung loại xe đạp mà bạn luôn muốn có khi còn nhỏ: chiếc xe có lốp thật lớn, có thể lăn qua bất cứ thứ gì. Những chiếc xe bánh lớn là xe có lốp rộng ít nhất 3.7 in. (và có thể lên tới 5 in. hoặc hơn nữa). Chúng cung cấp độ bám tuyệt vời trên tuyết và cát. Đạp xe bánh lớn không bị giới hạn bởi điều kiện ngoại cảnh và đã chứng tỏ mình như một nhánh bổ sung đang phát triển rất nhanh của bộ môn đạp xe trong mọi mùa. Xe đạp bánh lớn có thể là một lựa chọn tốt cho những người mới bắt đầu với bộ môn đạp xe leo núi vì chúng dễ dàng di chuyển trên những địa hình khó khăn.
Các loại xe đạp leo núi
Loại xe đạp bạn đi thường được quyết định bởi địa điểm. Loại giảm xóc và đường kính bánh xe là hai yếu tố quan trọng nhất trong việc quyết định xem chiếc xe có thể di chuyển trên địa hình nào. Bạn có rất nhiều lựa chọn về giảm xóc cũng như kích cỡ bánh xe (được ký hiệu bằng những chữ số như 26, 27.5 (650b), và 29ers).
Loại giảm xóc
Cứng: Không phải là một loại xe đạp leo núi thông dụng, xe đạp leo núi “cứng” không có bộ phận giảm xóc nào cả. Chúng rất dễ bảo quản và thường rẻ hơn, tuy nhiên đa số người đạp xe đều thích sử dụng xe có giảm xóc hơn vì sự thoải mái nó đem lại. Đa số các loại xe đạp bánh lớn là loại xe cứng này, và người đi thường sẽ thấy phần lốp lớn cũng như áp lực bánh xe thấp sẽ cung cấp mọi sự mềm mại cần có để hấp thu hết những va đập trên quãng đường.
Đuôi cứng: Những chiếc xe này thường có phuộc giảm xóc ở phía trước để hấp thu các va đập tại bánh trước, nhưng cuối xe thì lại không có giảm xóc – cái tên đuôi cứng ra đời. Đuôi cứng thường rẻ hơn so với các loại xe giảm xóc đầy đủ, và có ít bộ phận chuyển động hơn (đồng nghĩa với việc ít bảo hành hơn). Các loại xe đuôi cứng thường có khả năng khóa phuộc bánh trước vào những thời điểm bạn cần sử dụng xe cứng toàn phần.
Những người đạp xe băng đồng thường nghiêng về xe đuôi cứng hơn vì chúng cho phép truyền tải trực tiếp năng lượng từ chân đạp xe vào rìa bánh xe. Xe đuôi cứng còn phát huy tác dụng trên các cung đường chuyên núi, và chi phí thấp cũng như quá trình bảo hành dễ dàng hơn khiến chúng trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho mọi trường hợp, ngoại trừ những cung đường xuống dốc khó tại khu vực có cáp treo.
Giảm xóc toàn bộ: Có rất nhiều dạng xe đạp có giảm xóc toàn bộ, nhưng nhìn chung chúng dều có phuộc trước và rìa chống sốc phía sau để hấp thu va đập trên đường. Điều này giảm đi rất nhiều tác động lên người lái, tăng lực kéo và giúp chuyến đi trở nên dễ chịu cũng như thoải mái hơn.
Một chiếc xe có giảm xóc toàn bộ có thể hấp thu rất nhiều và đập và rung lắc trên đường, nhưng xe vẫn có thể bị “nảy” một chút và bạn sẽ mất một lượng năng lượng trung chuyển khi lên dốc. Kết quả là đa số các xe được trang bị giảm xóc đầy đủ đều có khả năng khóa giảm xóc rìa sau để cung cấp nhiều lực hơn và giúp leo dốc hiệu quả hơn.
Các loại xe được thiết kế để đạp xuống dốc thường chú trọng vào độ linh hoạt – tức mức độ chuyển động trong bộ phận giảm xóc – so với các loại xe chuyên dụng cho đạp xe băng đồng hay chuyên núi. Thường khoảng cách 8 inch từ phía trước và sau cho chuyển động này là phổ biến.
Kích cỡ bánh xe
26 inch: Không lâu trước đây, tất cả các xe đạp leo núi đều được trang bị bánh xe 26 inch. Đây vẫn là cỡ bánh xe phổ biến nhờ vào khả năng đáp ứng và cơ động của nó, nhưng giờ đây nếu bạn bước vào một cửa hàng xe đạp và hỏi về xe đạp leo núi, khả năng cao bạn sẽ được hỏi, “26 inch, 27.5 inch hay 29 inch?”
27.5 inch (650b): Cung cấp kích cỡ ở khoảng giữa loại bánh tiêu chuẩn 26 inch và loại 29ers, những chiếc xe này áp dụng giải pháp “tốt nhất tới từ cả hai lựa chọn”, dễ dàng lăn trên các địa hình hơn bánh 26, nhưng lại cơ động hơn bánh 29ers. Đối với bánh 29ers, kích cỡ bánh xe này thường được tìm thấy ở các xe giảm xóc đầy đủ và xe đuôi cứng.
29ers: Những chiếc xe này có bánh 29 inch, loại bánh thường nặng và chậm hơn khi lên dốc, nhưng một khi đã chuyển động bạn có thể dễ dàng vượt qua địa hình khó hơn nhiều so với xe có bánh xe 26 inch tiêu chuẩn. Chúng cung cấp độ bám tuyệt hảo và có “góc tấn công” – tức khả năng lăn bánh qua chướng ngại vật – cao hơn. Những chiếc xe này thường rất phổ biến tại các cộng đồng đạp xe băng đồng. Bánh 29ers có thể được tìm thấy ở cả xe đuôi cứng và giảm xóc toàn bộ.
24 inch: Xe đạp leo núi dành cho trẻ em thường có bánh xe 24 inch để phù hợp với đôi chân ngắn hơn của trẻ em. Đa phần chúng đều rẻ hơn phiên bản của người lớn, và có những bộ phận đơn giản hơn. Nhìn chung, loại xe này phù hợp với trẻ em từ 10 đến 13 tuổi, nhưng điều này phụ thuộc nhiều hơn vào kích cỡ của đứa trẻ hơn là độ tuổi. Trẻ em nhỏ tuổi/bé người hơn có thể bắt đầu với xe đạp có bánh 20 inch.
Mặc gì khi đi đạp xe leo núi
Quần áo chuyên dụng cho đạp xe giúp chuyến đi trở nên thoải mái hơn, cho dù bạn có đang đạp xe theo phong cách nào đi chăng nữa. Tuy vậy, loại hình đạp xe leo núi bạn thực hiện có ảnh hưởng rất lớn tới loại quần áo bạn nên lựa chọn.
Quần short: Lựa chọn quần short cho đạp xe leo núi trải dài từ loại vừa vặn với cơ thể (thường được các tay đua băng đồng mặc) cho tới loại rộng nhìn thông thường hơn, che được cơ thể nhiều hơn và bền bỉ trước những vệt rách có thể xảy ra trên đường. Loại quần này thường có đường may bên trong với lớp đệm bên trong vải chamois giúp giảm sự nhức mỏi vì ngồi trên ghế ngồi cũng như va đập trên đường.
Quần Jersey: Cũng giống như quần short, quần jersey trải dài từ loại bó sát cho tới loại rộng và bình thường hơn. Dù độ rộng thế nào, bạn vẫn sẽ muốn chọn những chiếc quần thấm mố hôi và nhanh khô. Bạn cũng nên đem theo đồ bạn có thể giặt và làm khô mà không tốn nhiều công sức. Nếu dự định đeo balo, bạn sẽ không cần quần nhiều túi, – dù nhiều loại quần jersey cung cấp lựa cả điều này.
Găng tay: Bạn sẽ ngạc nhiên với việc một đôi găng tay có thể giảm nhức mỏi cho bàn tay và cổ tay nhiều như thế nào; hãy mua một đôi găng có lót đệm ở bàn tay. Găng tay bao bọc cả ngón sẽ giữ ấm tay và cung cấp kết cấu giữa ngón tay bạn với độ bám trên phanh cũng như cần điều chỉnh công cụ khác. Cả găng tay không ngón và găng tay bao bọc cả ngón đều bảo vệ tay bạn trong trường hợp xảy ra đâm xe.
Dụng cụ và phụ kiện cho đạp xe leo núi
Mũ bảo hiểm đạp xe leo núi
Mũ bảo hiểm dành cho đạp xe leo núi thường che nhiều hơn và bảo vệ tốt hơn so với mũ bảo hiểm đạp xe đường trường. Hãy tìm một chiếc mũ thoát khí tốt và bảo vệ phần gáy tốt. Đối với đạp xe xuống dốc, hãy cân nhắc một chiếc mũ bảo hiểm che mặt: đa số các bãi đỗ xe đạp đều cho thuê loại mũ này.
Dù là loại mũ nào, tất cả các mẫu mũ có mặt trên thị trường đều phải trải qua những bài kiểm tra độ an toàn nghiêm ngặt. Một vài loại mũ hiện nay còn được tích hợp công nghệ MIPS, một lớp chống va đập có thể trượt một cách độc lập trong vỏ ngoài mũ, giúp hạn chế lực lăn lên não bộ trong trường hợp mũ va chạm vào một góc nào đó.
Giày và bàn đạp đạp xe leo núi
Sự kết hợp giữa giày/bàn đạp phù hợp tùy thuộc vào mức độ thoải mái và loại hình đạp xe bạn dự định thực hiện.
Bàn đạp đế phẳng: Người mới bắt đầu và những ai còn chưa tự tin khi đạp xe leo núi sẽ có lợi khi bắt đầu với bàn đạp đế phẳng, giúp bạn có thể lên xuống xe và đặt chân vào nhanh mà không cần phải tháo dây cài bàn đạp. Đây là một cách tốt để luyện tập kĩ năng, sao cho khi và nếu bạn chuyển sang sử dụng bàn đạp không có dây cài bạn sẽ làm một cách thành thạo hơn.
Nếu bạn chọn mua một chiếc bàn đạp đế phẳng cho đạp xe xuống dốc, hãy mua loại có đế dày để chúng có thể cắm vào gan bàn đạp, nhưng vẫn dễ dàng tháo ra nếu có vấn đề xảy tới.
Bàn đạp không có dây cài: Khi kĩ năng của bạn đã tiến bộ, bạn có thể lựa chọn bàn đạp không có dây cài và giày tương thích, hoặc tiếp tục sử dụng bàn đạp đế phẳng. Những chiếc bàn đạp không dây cài (dù tên như vậy nhưng thực ra chúng vẫn gắn vào giày của bạn) cung cấp thêm nhiều khả năng kiếm soát và chuyển lực, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi kĩ năng khi đi trên địa hình khó.
Khi học cách đạp xe với bàn đạp không dây cài, hãy cho bản thân thật nhiều thời gian luyện tập trên địa hình có cỏ mềm để làm quen với việc đặt chân vào và rút chân ra khỏi bàn đạp.
Đối với mọi thể loại đạp xe, lựa chọn loại giày có phần mũi cứng và khả năng bảo vệ tốt, độ bám đảm bảo cho những thời điểm cần đi bộ và khả năng chống nước đề phòng trời mưa và bùn bẩn.
Mua giày đạp xe Mua bàn đạp đạp xe
Balo chứa nước
Balo chứa nước thường quá cồng kềnh đối với người đạp xe đường trường, nhưng sự thuận tiện của nó lại là lý tưởng đối với đạp xe leo núi. Hãy đem theo một chiếc túi có không gian chứa hợp lí và một lớp quần áo đề phòng, dụng cụ sửa chữa quan trọng và đồ ăn vặt, cũng như một dây buộc để cố định băng đeo tay uống nước của bạn lên vai hoặc dây buộc balo đeo ngực.
Bộ dụng cụ sửa chữa thiết yếu đối với xe đạp leo núi
Hãy tiết kiệm công sức cho chính mình – và cả công đi bộ – bằng cách đem theo một vài dụng cụ sửa chữa tại chỗ: một săm xe dự phòng, một bơm tay hoặc bơm khí CO2, và một dụng cụ đa dụng với cờ lê Allen và dụng cụ tháo xích.